Bài học Minh Tuệ-7. TỪ GIEO DUYÊN ĐẾN TRUYỀN ĐẠO THƠ…

[Tôi & Minh Tuệ giống nhau ở đâu?]

Đắc đạo, Minh Tuệ “đi khất thực là để gieo duyên”. Tôi, đắc đạo Cham & đạo Thơ, cần đi lan tỏa “đạo” của mình. Nó được đón nhận thế nào?

[1] Trí thức và người trong giới

Hiện tượng Minh Tuệ nổ ra, giới có học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hoan hỉ đón nhận với nhiều tâm thế và thể cách khác nhau.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-6. MỌI NGƯỜI VỀ LÀM VIỆC CỦA MÌNH ĐI

[Đối thoại hơi bị quan trọng về công vụ của tôi với Cham]

“Mọi người về làm việc của mình đi…” – là lần đầu tiên ông xin được phép nói trước công chúng, để không bao giờ nói nữa. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ông “nhăn”!

Vài người nghĩ ông ham nổi tiếng, khá bậy. Chẳng “làm” gì cả, là điều tối ý nghĩa của đời ông. “Con cứ đi thôi… tu cho đến chết”, như ông nói. Ông sống “triết lí” của mình [theo lời Phật dạy], như Sokrates, như… tôi.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-5. PHONG THÁI MINH TUỆ

[& dự cảm ngày mai]

Làm sao Minh Tuệ có được một lực hút khó cưỡng, và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục? Cũng có vài vị thực hiện 13 Hạnh Đầu đà, riêng Minh Tuệ có được lực hút ấy, tại sao?

– Đó bởi ở phong thái, – phong thái toát ra từ trung tâm đạo hạnh Ông.

Bước chân thanh thoát. Tiếng “dạ, con…” đầy khiêm cung. Sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Lời lẽ giản dị, chân chất mà thâm hậu. Sau mỗi cho đi hay đón nhận, bàn tay trái Ông đưa lên ngang trán lễ cực nghiêm trang kèm “A-di-đà-Phật”. Cái nhìn né tránh khi được người đảnh lễ. Nhất là nụ cười “niêm hoa vi tiếu” tràn tình yêu thương. Cùng bao hành vi vi diệu khác.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-4. PHONG CÁCH MINH TUỆ.01

[& Vài minh định về ngôn từ]

Trước khi đi vào phân tích “phong cách”, điều khiến Minh Tuệ có được sứt hút không thể cưỡng nhiều thành phần người khác nhau, xin có vài minh định về ngôn từ để tránh thêm ngộ nhận không đáng.

[1] Tít “Bài học Minh Tuệ” là nói ngắn gọn, dài dòng hơn phải là “Bài học từ/ qua hiện tượng Minh Tuệ”. Bài học làm thành serie, chủ yếu:

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-3.SỐNG VUI VẺ

Minh Tuệ: Con không có nhà, con không nhận tiền, nên không có gì để giữ cả. Con đi và họ cho con ăn, con hạnh phúc. – Đơn giản và rõ ràng.

Nhà văn Mỹ Henry Miller nói to hơn: hạnh phúc nhất – “I have no money, no resources, no hopes. I am the happiest man alive“, dù qua giọng điệu, tôi biết ông như thế thiệt.

Tôi không nói “hạnh phúc”, càng không xài chữ “nhất”, mà là vui.

Continue reading

Sống tôn giáo-49. TRONG CÕI MINH TUỆ

[thơ hậu hiện đại]

6 năm & 13 Hạnh đầu đà.

Một sát-na Ông hóa hiện.

Kịch bản bất khả đoán. Đánh thức ngàn, vạn, triệu người. Phật tử & không Phật tử. Bình dân & Trí thức. Tín thành xen lẫn Hiếu kì. Tăng đoàn tăng lên ngày qua ngày. Ngất xỉu, Bỏ cuộc rồi Tan đàn. Đám đông & An ninh.

Con không mời cũng không đuổi họ đi. A-di-đà Phật.

Continue reading

Sống tôn giáo-48. MINH TUỆ – ĐẸP, THẬT & BÃO TỐ

“Lời thật không đẹp; lời đẹp không thật” – Ainsi parlait Lão Tử.

Ngoảnh lại lời lẽ rải rác hiếm hoi của Minh Tuệ “ngẫu nhĩ ra hoa [chữ Bùi Giáng] trên bước đường bộ hành, nó THẬT nên ĐẸP lạ lùng.

Và lời thật-đẹp ấy, cùng bước chân thanh thoát ấy – một cách ngẫu nhiên, đã cuốn hút hàng vạn, hàng triệu người dõi theo, vừa hồi hộp lo âu, chợt òa vỡ trong niềm vui sướng ngập tràn. Và nó còn tiếp diễn ở những thế hệ đi tới.

Nietzsche: “Chính lời lẽ im lặng nhất mới mang tới bão tố, những tư tưởng rón rén trên bước chân bồ câu mới dẫn đạo thế giới”.

Dẫu sao…

Continue reading

Sống tôn giáo-47. TẠI SAO KÍNH TRỌNG CHỨC SẮC?

Ramưwan vừa qua, qua thăm các vị trong Sang Mưgik, tôi nói: Các vị trình độ Tiến sĩ, không sai đâu. Dĩ nhiên nếu ta biết giữ giới trong Kinh Nhật tụng, và làu thông kinh sử ông bà để lại…

Chức sắc ‘Halau janưng’ bị chê bôi – từ thế kỉ trước kéo dài đến hôm nay vẫn còn rải rác. Tại sao?

Continue reading

Sống tôn giáo-46. NHƯ LÀ SỐNG MINH TRIẾT

Trích “Minh triết giữa đời thường” trong Minh triết Cham-2023:

1. Yếu tố đầu tiên là KHỎE, “Khỏe mỗi ngày, khỏe một đời”.

Châm ngôn: Mi không được quyền bệnh!

2. GIẢI SÂN HẬN, khởi từ “Chánh kiến và Chánh tư duy”. “Hiểu thì càng yêu hơn”, qua đó tôi “hành động trong chân trời khả thể”.

3. Thành. KHÔNG NÓI DỐI thuộc “Chánh ngữ”. Serie: “Tôi buôn bán”: Nguyên tắc đầu tiên, tuyệt không nói dối khách hàng. Ngoài đời thường tôi không thị phi, không nịnh bợ hay ác khẩu…

Continue reading