Hani-20. VÀ TÔI ĐÃ KHÓC

[vì đã thất hứa với Hani]

Ham sống, Hani nghĩ mình sẽ sống hơn trăm tuổi, để… làm. Dẫu sao biết mình sắp đi, không phải hôm nay mà từ Covid-19, Hani đã cho Út Jakha thu âm, ghi hình “di nguyện”. Hani đi, 3 lời [trăn trối] ở lại.

[1] Như bao cha mẹ khác: “Gia tài cha mẹ chỉ ngần ấy, đã di chúc chia đều, các con ở lại yêu thương, đùm bọc nhau, đừng vì đồng tiền mà xâu xé”.

Continue reading

Hani-19. NÀNG ĐÃ SỐNG TRỌN VẸN

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở một làng nghèo trong một tỉnh nghèo, Hani được Bà Trời ban cho sức khỏe, nhan sắc, đính kèm hai thứ cực kì là múa và giao thiệp. 

YÊU

Yêu “nước”, Hani từ bỏ tuổi thanh xuân, đi “làm nước” thân gái dặm trường thừa sống thiếu chết

Yêu trẻ, được “cách mạng” ưu ái cho làm Thương nghiệp – là món béo bở thuở ấy. “Hưởng” được một tháng, Hani tình nguyện làm phong trào mẫu giáo.

Continue reading

Sống triết lí Cham-27. BỘ QUY TẮC SỐNG TRIẾT LÍ CHAM

Khi có quy tắc sống, là bạn đã sống triết lí. Tạm kê 19 ý trong bộ quy tắc sống triết lí Cham của tôi. Bạn nào nhận ra và đã hành ý gì khác, có thể kê ra cho mọi người cùng biết. Karun!

[1] Học: rất sớm. 4 tuổi tôi đã thuộc lòng Ariya Glơng Anak, 13 tuổi tôi tìm đến tận nhà nhiều vị Cham giỏi, để học. Tôi học từ cái siêu hình để biết (APL) cho đến điều thực tiễn để tồn tại (MTP).

[2] Văn hóa Cham, tôi không thuần nghiên cứu, mà viết phụng sự cộng đồng, lan tỏa tâm hồn con người Cham và tinh thần văn hóa Cham ra thế giới (‘bhap ilimo’ – PC, AGA).

Continue reading

Sống triết lí Cham-26. ARIYA GLƠNG ANAK TRIẾT LÍ VỀ NGÔN

AGA về ngôn, lời ‘pôic, panôic’ tôi bàn nhiều rồi, không lặp lại. Ở đây chỉ nhấn: Hà cớ thi hào này đặt nặng về nó, quá đậm nữa là khác?

Về NÓI, cổ thư Trung Hoa nhấn về 4 điểm: Không nói lời xấu ác, không nói lời ngông cuồng, không nói lời oán than, không nói lời vô nghĩa, và thêm: không can thiệp chuyện gia đình.

Tôi mang tiếng giỏi hòa giải, thế nên hay được bà con mời, nhờ. Xin kể chuyện thực.

Continue reading

Sống triết lí Cham-25. TÌM TRIẾT HỌC CHAM THẾ NÀO?

[Thấy rồi mới tìm. Hãy sống trọn vẹn đã, rồi viết]

Cham có triết học không? – Ngay từ bài đầu, tôi nói có, từ chữ ‘xakarai’ mà ra.

Giữa thế kỉ XX, Paul Mus nhà dân tộc học người Pháp bảo Cham không có văn học, tôi nói chắc chắn có. Từ 15 tuổi tôi tìm và nhặt:, để 24 năm sau dựng nên lâu đài Văn học Cham 7 tập.

Chưa nhà nghiên cứu nào nhắc đến chữ “minh triết Cham”, tối tút loạt bài “sống minh triết” để 3 năm sau cho ra đời tác phẩm Minh triết Cham-2016. Rồi sau những góp ý, chỉnh sửa và bổ sung, Minh triết Cham được in lần ba, chỉn chu hơn.

Continue reading

Sống triết lí Cham-25. BÀ TỔ LÀNG CHAM, SỰ HỌC & TIỀN

Nếu đàn ông Cham học là học về vũ trụ, về siêu hình, về con người [trong gia huấn ca dành cho nam Ariya Patauw Adat Likei], hay học về những gì “không bỏ vào nồi cơm” được [truyện cổ “Đi tìm học bán vợ”], thì người nữ Cham được đào tạo theo hướng khác – rất ư là thực tế.

Lược lại vài điểm chính Muk Thruh Palei dạy người nữ Cham:

Để chuẩn bị vào đời, em cần học sớm, để lớn lên lấy chồng, quản lí gia đình. Học gì?

Continue reading

Sống triết lí Cham-24. BÀ TỔ LÀNG DẠY NỮ CHAM ĐIỀU GÌ?

Xây dựng Bà Tổ Quê hương là 1 trong những ước mơ của tôi. Mươi năm trước tôi có bài dài, nêu vài nhân vật thực mang khả tính trở thành, nay trở lại với thi phẩm Kabbôn Muk Thruh Palei – gia huấn ca nổi tiếng này.

Bà đã dạy người nữ Cham điều trọng yếu gì?

[1] Về NỘI TRỢ thì miễn chê

Ở mục này, Bà chỉ dạy đến từng chi tiết nhỏ nhất, xin bỏ qua.

[2] Tiếp đến là CỦA CẢI.

Continue reading

Sống triết lí Cham-22. ĐÃ CÓ VÀI NGƯỜI NHẬN RA, RỒI SAO NỮA…

[11 gợi ý quan trọng]

[1] Khi Viện sĩ Phạm Xuân Thông viết: “Người Cham và văn hóa Champa là gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á hải đảo”

Tôi biết ông đã nhìn ra vấn đề cốt tủy của Việt Nam.

[2] Khi tôi viết: Dân tộc Cham khó bị đồng hóa, do đứng vững trên 3 cột trụ: Lịch sử thành văn, [ngôn ngữ] Chữ viết và Tôn giáo đặc thù

Là tôi nhìn ra bản sắc hiện thực Cham.

[3] Khi Hội Nhà văn Việt Nam giới thiệu tôi nhận giải Văn học ASEAN

Tôi hiểu người của Hội đã thức nhận sự quan trọng của sợi dây kết nối.

[4] Trong khi nhiều nhà văn nhận giải này về, rồi nằm im, tôi làm số chuyên đề “Văn học ĐNÁ trong tâm thế hậu thuộc địa”, dịch, giới thiệu họ trên tạp chí Tia sáng.

Là tôi làm một việc, vừa thực vừa mở.  

[5] Khi miệt mài với Văn học Ngoại vi Việt Nam, không phải tôi muốn mở rộng “sự nghiệp”

Mà nhằm làm gạch nối giữa Cham và Việt, dân tộc thiểu số với đa số, trong nước và hải ngoại, Nam với Bắc, ngoài lề với chánh lưu…

Tôi là sứ giả kết nối các chia cắt. Và tôi làm được.

[6] Khi tôi nói: Trong 53 DTTS Việt Nam, chỉ có Cham làm được đặc san Tagalau, không phải nói với tinh thần so đọ kiêu ngạo cục bộ

Mà tôi muốn gợi mở và khích lệ các dân tộc khác cùng nhập cuộc về hướng mở, như Cham đã.

[7] Khi tôi dựng Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA tại trung tâm Chakleng  

Là tôi có ý hướng biến nó thành sân chơi nhỏ [mà lớn] cho mọi người, mọi nhà.

[8] Khi tôi giới thiệu Jaka đi chương trình dài “thay đổi thế giới” qua nhiều nước châu Á, không phải tôi ích kỉ riêng con tôi

Mà tôi biết Jaka đảm nhận tốt [còn Jaka có đẩy tới hay không, là vấn đề của bạn ấy].

[9] Khi tôi thuận và hỗ trợ Jaka làm Thang Tông truyền thống mà hiện đại đầy sáng tạo ở Chakleng

Là tôi ủng hộ châm ngôn hậu hiện đại: “Suy tư toàn cầu, hành động địa phương” [còn thành hay chẳng tùy vào Bà Trời].

[10] Khi tôi triển khai Suy tưởng tôi trên 4 chân kiềng: Tâm thế Giải sân hận, Tinh thần Hóa giải & hòa giải, Tư tưởng Phi tâm hóa Hậu hiện đại và Hành động Nhập cuộc về hướng mở.  

Là tôi sống triết lí Cham, viên mãn và tròn đầy.

[11] Đề từ cho tập thơ Chuyện 40 năm mới kể-2006:  

Không bên lề

không trung tâm

tôi trú trên đường biên

Không ngoài luồng

không chánh lưu

sống như thể không đường biên

Cũng chẳng có gì trầm trọng cả!

mỗi các ông cứ dựng chòi

mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới.