Inrasara nói giúp cho thầy Tỷ, và…

(Chuyên đề Ghur Cham Bini)

NgVanTy.1

Qua Facebook Daisa Dao, tôi biết bà con anh em Cham đang bàn về ý kiến phản hồi về bài viết của Chế Vỹ Tân đăng trên website Inrasara.com ngày 12-3-2014. Vì sự thể có liên quan đến tôi, và quan trọng hơn – ảnh hưởng đến vấn đề đang bàn là Chuyên đề Ghur Cham Bini, nên tôi có trách nhiệm đính chính:

– Nói “giúp thầy Tỷ”, vì đoạn “Chú ý” dưới bài viết của CVT là do tôi (Inrasara, tôi không ghi rõ – thành thật xin lỗi tác giả) viết, chứ không phải của tác giả. Tôi cần nói để minh oan cho tác giả (xem Tham khảo 2 ở dưới).

– Nói là nói giúp luôn cho các bạn trẻ: khi cho rằng ai đó sai, các bạn nên xem lại kĩ vấn đề.

 

1. Lạc đề

Inrasara.com đang tập trung vào “Chuyên đề Ghur Cham Bini”, chúng ta lại tấn công nhau chuyện khác, là lạc đề. Dĩ nhiên tôi hiểu chuyện lạc đề này, nên xin cho qua.

 

2. Thái độ “Gắp lửa bỏ tay người

Ở “Chú ý” trong bài viết của CVT, tôi nêu 3 chữ rất rõ, là: Ghur Girai Neh là chữ tôi “nghe” được từ cửa miệng người Pabblap, chữ Ghur Darak Neh là CVT viết, riêng Ghur Raneh là do một bạn trẻ viết. Tôi ghi đủ 3 chữ. Và vì chưa có văn bản xác minh, nên tôi nói rõ: “chúng tôi chưa thể xác minh chữ nào chính xác nhất”.

BBT Champaka.info (xem Tham khảo 1 ở dưới) thêm chữ “Gahul Anaih” vào để bàn, là sai. CVT không đề cập chữ này mà gán cho CVT để phê phán, là thái độ “Gắp lửa bỏ tay người”.

 

3. Sai về phương pháp luận

Nói CVT sai chính tả do viết NAIH thành NEH. CVT viết tiếng Cham phiên âm theo D. Blood, còn BBT Champaka.info viết theo hệ thống của mình. Dùng hệ thống này bắt bẻ hệ thống kia sai chính tả, là không hiểu về phương pháp luận.

Nếu có phê phán là “phê phán hệ thống”. Mà Cham mình có ai đủ trình độ phê phán hệ thống phiên âm của tiến sĩ ngôn ngữ học chính hiệu chưa nhỉ, trong khi kiến thức căn bản về ngôn ngữ học mà ta còn chưa biết nó đỏ trắng thế nào?

 

4. Trình độ ngôn ngữ học

Riêng chữ ANAIH viết thành NAIH không có gì sai cả!

Từ điển E. Aymonier ghi cả 2 dạng: Dictionnaire Cam – Français, tr 247: NAIH (aphérèse de ANAIH) Petit.

Aphérèse là thuật ngữ ngôn ngữ học. Đây là hiện tượng mất âm đầu xảy ra trong rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, không riêng gì tiếng Cham. Ví dụ khác: ANIT = NIT…

 

5. Khả năng tiếng Cham và tiếng Pháp?

Từ điển E. Aymonier: Dictionnaire Cam – Français, tr 113:

GHUR: Tombe, tombeau (mồ, mả, nghĩa địa, lăng mộ).

Tr. 103:

GAHUL: Dune (cồn cát, đụn cát), plaine sa blonneuse; poussière…

Khi bà con Thành Tín nói: Nau gahul, nghĩa là đi lên động cát; còn nói: Nau ghur, là đi tảo mộ ở nghĩa trang – khác nhau hoàn toàn.

Từ điển Aymonier là từ điển cổ nhất đã ghi như thế. Sau này, Từ điển G. Moussay và Từ điển Đại học ghi 2 dạng: Gahur, Ghur (nghĩa trang), nhưng tuyệt đối không ai ghi phụ âm cuối L.

Như vậy viết GAHUL (nghĩa trang) thì sai 2 lỗi:

– lỗi 1 là tách phụ âm kép thành chữ 2 âm tiết (GH thành GAHUL)

– lỗi 2 là viết sai phụ âm cuối (R thành L). Mà trong tiếng Cham viết sai phụ âm cuối là lỗi rất nặng.

 

Vài đính chính, mong anh chị em, bà con hiểu cho.

Xin lỗi BBT Champaka.info, vì chuyện trên Inrasara.com mà phiền đến các anh. Thật lòng tôi không muốn đụng đến các anh, nhưng do trường hợp bất khả kháng, tôi cần “đính chính” để tránh hiểu lầm, từ đó dẫn đến tố cáo nhau chuyện không đáng có. Trong khi lúc này bà con Pabblap và người Cham Bini đang tập trung về một vấn đề xã hội quan yếu hơn.

Thug siam!

 

___

 

Tham khảo:

1. BBT Champaka.info viết: Thursday, 20 March 2014 (trích)

“… chúng tôi đánh giá rằng Nguyễn Văn Tỷ là trí thức Chăm đọc chữ Chăm chưa rành và hiểu chữ Chăm cũng chưa chuẩn.

Viết chữ Chăm chưa đầy vài chữ, Nguyễn Văn Tỷ đã vấp phải bao sai lầm:

• Nguyễn Văn Tỷ viết: «Ghur» (nghĩa trang) là sai chính tả. Chữ này phải viết là «Gahul».
• Nguyễn Văn Tỷ viết : Darak neh (chợ nhỏ) là sai chính tả. Chữ này phải viết là «Darak anaih »

• Nguyễn Văn Tỷ viết : Ghur raneh là sai chính tả. Chữ này phải viết là «Gahul anaih».
• Nguyễn Văn Tỷ hiểu nghĩa « Gahul anaih » ám chỉ cho «nghĩa trang trẻ nhỏ» là sai lầm. Anaih nghĩa chính của nó là «nhỏ, tí hon, non nớt» tùy trường hợp. «Gahul anaih» ám chỉ cho «nghĩa trang nhỏ, có diện tích không lớn cho lắm» chứ không phải « nghĩa trang trẻ nhỏ» như Nguyễn Văn Tỷ suy đoán trong bài viết. Vì người Chăm không có nghĩa trang riêng dành cho trẻ con.

Đọc chữ Chăm chưa rành, viết chữ Chăm còn sai chính tả và hiểu biết về ngữ nghĩa Chăm còn giới hạn…”

 

2. Inrasara chú thích bài viết của Chế Vỹ Tân (Nguyễn Văn Tỷ):

* Chú ý: Ghur Girai Neh (Ghur Rồng Nhỏ), có người gọi là Ghur Darak Neh (Ghur Chợ Nhỏ, có lí, vì Darak nghĩa là chợ thường họp ở bờ biển) hay Ghur Raneh (Ghur Trẻ Nhỏ, nghe hơi kì, vì ghur đâu chỉ dành cho trẻ con) – chúng tôi chưa thể xác minh chữ nào chính xác nhất.

7 thoughts on “Inrasara nói giúp cho thầy Tỷ, và…

  1. Ông Inrasara lịch sự quá hóa thành thừa. Gặp tôi tôi nạt cái là đám này chạy mất dép. Người ta đang bàn chuyện trọng đại tổn hại đến cộng đồng xã hội mà đi bắt bẻ chuyện vặt vãnh, với lại bắt bẻ ngu nữa chớ.
    Nhưng nói đi phải nói lại. Ông Inrasara có tâm, có tầm sinh bất phùng thời phải đi giải thích chuyện vặt với kẻ nhắt nhắt này thì mệt thiệt chớ.

  2. Sao Cham không tổ chức hội thảo để thông nhất với nhau?Xem ra Cham sinh vao thap nien 60 trở đi chang lam dc viec gì ma chi biet om mat khoc thoi?Trao lại cho Cham sinh vao thap nien 80 hoac 90 đi, co the ho lam nen viec?. Chúc Cham sinh vao thap nien 60 luon khoe manh

  3. Anh .Daovan chú ý chuyện tôi nói nhé (tôi xin không kể các anh bên khoa bảng):
    + Thế hệ 40, người Chăm có Chế Linh nổi tiếng cả nước, có Đàng Năng Quạ viết nhạc cho chúng ta hát đến tận hôm nay.
    + Thế hệ 50 thì có nhạc sĩ Amư Nhân viết nhạc dù không là nhạc sĩ lớn, nhưng nay cả làng Chăm ta vẫn hát.
    + Thế hệ 60 có nhà văn, nhà nghiên cứu Inrasara nổi tiếng Đông nam Á, ông ta được bầu là Nhà văn hóa tiêu biểu năm 2005 của Việt Nam (tôi nhấn mạnh: cả nước nhé).
    Còn thế hệ 80, có ai cấm họ làm đâu?
    Làm nhạc cho hay hơn Amư Nhân đi, viết văn chương cho nổi tiếng cả thế giới đi… Có ai cấm đâu?

  4. Ước gì Chăm mình xuất hiện một Chomsky để ngôn ngữ Chăm được trường tồn, chứ như hiện nay ngày nào cũng thấy các ngài Ngôn Ngữ học Chăm cãi nhau về ngữ âm học mà chẳng giải quyết được vấn đề một cách rốt ráo. Mong các ngài sớm sớm thống nhất để để thế hệ con cháu Chăm thơ dại được nhờ.

  5. Cảm ơn anh Đàng Thuận đã chia sẻ thông tin
    Tôi cũng share cho anh về thế hệ x 20: Chăm mình cũng có nhiều nhân vật nổi tiếng như Cụ Dương Tấn Sở, Cụ Dương Tấn Thi, Cụ Từ Công Xuân, Cụ Lưu Quang Sang, Cụ Từ Công Thơm… (chỉ kể các cụ sống ở Phan Rang chưa đề cập đến các cụ sống ở Phan Rí). Lắm lúc cũng có mâu thuận xảy ra nhưng các Cụ giải quyết êm đẹp. Còn những thế hệ 80, 90 họ cũng góp chút ít công sức vừa học hỏi vừa bảo tồn di sản tổ tiên để lại hoặc giúp đỡ những người Chăm trong lúc hoạn nạn. Còn thế hệ x 40,50, 60 truyền cho thế hệ trẻ tính bi quan tranh luận chỉ một đề tài chữ viết Chăm hơn 10 năm vẫn chưa xong, ai cũng cho rằng mình đúng? Anh Đàng Thuận thấy đấy nhà thơ Inrasara trao quyền chủ biên Tagalau cho thể hệ 70 (làm chủ biên) thì Tagalau vẫn phát triển tốt đấy chứ!

  6. Inrasara trả lời chung:
    – Với Đàng Thuận và .daovan: Tôi không dám đánh giá chung cả thế hệ. Mỗi thế hệ đối phó với vấn đề riêng, có nhiệm vụ riêng, và cách giải quyết riêng. Rất khó so sánh.
    Theo tôi thế hệ 60 làm được nhiều việc, sao bạn bảo chỉ có mỗi ngôn ngữ Chăm mà họ 10 năm chưa thống nhất xong. Nhấn mạnh vào 1 chuyện SAI cho cả thế hệ, tôi e rằng không công bằng lắm. Mà chuyện chưa thống nhất Akhar thrah không phải ở thế hệ 60 đâu nhé. Ô NV Tỷ, Ô Dharma… thuộc thế hệ 40 đấy.
    – Với Toại: Bạn có thấy “ngày nào cũng thấy Inrasara (hay Inrasara.com) cãi nhau về ngôn ngữ Chăm” không? Chắc chắn là không rồi. Ở đây tôi chỉ bàn cụ thể. Tác giả CVT viết GHUR bị CPK bắt bẻ là sai chính tả, mà phải viết là GAHUL. Mà muốn biết chữ nào đó sai hay đúng chính tả, thao tác đầu tiên là gì, không phải là giở Từ điển sao? Chăm có 3 Từ điển, cả 3 đều viết GHUR. Tôi chỉ nêu chuyện cụ thể đó.
    Nêu chuyện cụ thể này, chủ yếu tôi muốn Chăm mình tránh chuyện vặt vãnh đi, mà tập trung vào chủ đề chính: GHUR BINI đang bị xâm hại. Bạn thấy đó, ngôi nhà từ đường đang cháy, anh em không xúm lại cứu chữa ngôi nhà, mà đi cãi nhau chén này của tui, thúng nọ của chị… Hỏi có tốt lành không?
    Karun các bạn!

  7. Xin được đi lạc đề một tý: Sự bất đồng về Akhar Thrah Cham là một sự ngộ nhận. Có cần thiết phải có những hội thảo về Akhar Thrah Cham??? Đã có nhiều bài viết và thông tin mới về chuyện này? Nếu có hội thảo về Akhar Thrah Cham sẽ nói gì??? đều đã có hầu như rất rõ ràng câu trả lời ở các face, web: các bạn có thể đối chiếu và góp ý. Nếu không trao đổi, góp ý được cho Champaka, thì trong trong này: http://sapcham.blogspot.com/2013/06/ts-quang-ai-can-tra-loi-nao-cho-nhung.html
    https://www.facebook.com/groups/537760046274285/?ref=br_tf
    sẵn sàng lắng nghe các bạn. Rất mong các bạn vào đây trao đổi https://www.facebook.com/can.quang.12.
    Dù gì cũng phải công nhận Inrasara nói rất đúng đáng được lắng nghe bàn bạc và cùng thực hiện.

Leave a Reply to Toai Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *