Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ YANG PATAO

Ngày xưa khi mới hình thành trái đất và sự sống đất nước người Chăm có nhiều nhân tài. Nhưng xứ sở vẫn chưa có người làm vua. Từ lúc, Patao Rat Bin Thuer từ nước Jawa đến sinh sống trên một hòn đảo giữa đại dương cách xa đất liền nên chẳng mấy ai đến đó được. Ban đầu, Patao Rat Bin Thuer cũng chỉ là hạng thường dân thôi. Nhưng, khi đến đất nước người Chăm nó lại đòi lên làm vua.

Po Kei Glaong hỏi Patao Rat Bin Thuer: Anh làm vua nước Chăm thì thần dân sẽ nộp thuế và triều cống cho anh như thế nào đây ?
Patao Rat Bin Thuer trả lời: hàng năm hãy tiến cung cho ta một người mỹ nữ.
Nghe vậy, Po Kei Glaong không đồng ý. Nhưng, nếu không thực hiện thì Patao Rat Bin Thuer sẽ gây chiến.
Po Kei Glaong nói lại với Patao Rat Bin Thuer: Bây giờ tôi với anh đánh nhau, nếu anh thắng tôi thì anh sẽ lên làm vua nước Chăm. Hằng năm, tôi chấp nhận triều cống một người thiếu nữ xinh đẹp theo đòi hỏi của anh. Còn nếu như anh thua thì anh phải quay trở về nước Jawa.

Nói xong, Po Kei Glaong yêu cầu Patao Rat Bin Thuer ký cam kết thực hiện những lời đã nói. Thế là, cả hai đều thống nhất và làm dấu cam kết đồng ý lưu lại hình thành nên địa danh Yang Kakuh. Đầu tiên, hai người hẹn ngày đánh nhau, chọn nơi có tảng đá phát ra âm thanh như tiếng chiêng để cỗ vũ cho trận đấu. Đến ngày giao đấu, nghe 3 hồi gõ chiêng đá thì lao vào đánh nhau. Hai người đánh nhau suốt 3 ngày 3 đêm ai cũng khoẻ mạnh như nhau, chẳng ai chịu thua ai. Thấy vậy, Po Kei Bien đánh 3 hồi chiêng đá để hai người giải lao vì chưa phân được thắng bại. Đánh nhau đã, Patao Rat Bin Thuer rủ Po Kei Glaong thi đấu vật.

Po Kei Glaong nói với Patao Rat Bin Thuer: Nếu như anh thắng thì tôi chấp nhận những điều khoản đã được cam kết. Còn nếu như anh vật thua hoặc tôi vật anh chết luôn thì anh tính như thế nào ?
Patao Rat Bin Thuer trả lời Po Kei Glaong: Nếu như tôi vật thua thì tôi sẽ quay về nước Jawa. Còn nếu chẳng may, anh vật tôi chết thì cho tôi xin một ân huệ được chôn cất tại chỗ và được hưởng nghi lễ Padhi. Địa điểm Patao Rat Bin Thuer chết gọi là Yang Patao bây giờ còn lưu dấu tích ở núi đá trắng. Patao Rat Bin Thuer xin Po Kei Glaong làm Padhi cho nó 7 năm một lần gồm có các lễ vật như một con trâu trắng, bánh trái, rượu trắng, rượu cần, có ông Kadhar hát lễ và Pajuw múa mừng.

Po Kei Glaong đoán rằng, thế nào Patao Rat Bin Thuer cũng sẽ phải chết dưới tay của mình, nó chẳng đọ lại nỗi đâu. Khi bắt đầu vật nhau, Po Kei Bien đánh 3 hồi chiêng đá. Hai người lao vào ôm nhau từ canh 1 đến canh 3 vẫn chưa phân thắng bại. Po Kei Glaong đang ở tư thế thuận lợi nên đã vật Patao Rat Bin Thuer lọt xuống đất chỉ nhô ra được một cái đầu.

Thế là, dân làng chạy đến mang theo con trâu trắng, bánh trái, trầu cau và rượu. Mời ông Kadhar và bà Pajuw đến làm nghi lễ Padhi cho Patao Rat Bin Thuer. Po Kei Bien mang các lễ vật, mời chức sắc và ông cai ruộng đến tại đất gò Tathak để lễ vật ở đó, chẳng ai dám đến gần chỗ Patao Rat Bin Thuer đang nằm. Po Kei Glaong ở ngây tại đó, mà chẳng một chút sợ hại Patao Rat Bin Thuer vùng dậy ăn thịt mình. Po Kei Bien ra lệnh dựng một cái láng trại tạm thời để tế trâu trên gò Tathak, chuẩn bị các lễ vật đầy đủ rồi cho người gánh đi.

Lúc, Patao Rat Bin Thuer đứt hơi kêu rền vang lên 3 tiếng rồi lăng ra chết. Mọi người nghe thấy khiếp sợ quá gồng gánh xoong nồi, chén, bát bỏ chạy làm bẻ hết. Ngày nay, còn để lại dấu tích nên người đời sau gọi là ngọn đồi Kacah. Nơi đây, còn có tên gọi khác là ngọn đồi Salao. Nhưng, từ khi nghe tiếng héc của Patao Rat Bin Thuer trút hơi thở làm cho mọi người sợ hại bỏ chạy làm bẻ chén, tô, nồi nên về sau gọi là ngọn đồi Kacah. Trước khi tắt thở, Patao Rat Bin Thuer trở mình kêu lên liền bị Po Kei Glaong đè lại cho đến chết hẳn. Rồi, Po Kei Glaong bỏ đi gặp Po Kei Bien cùng với dân làng mang nồi, xoong, chén, tô, bánh trái, trầu cau làm nghi lễ padhi suan cho Patao Rat Bin Thuer. Khi ông Kadhar, bà Pajuw và ông Yah Hamu đi đến chỗ Patao Rat Bin Thuer chết mọi người cùng nhau làm một cái nhà lễ, chuẩn bị các lễ vật để cúng cầu siêu cho linh hồn Patao Rat Bin Thuer theo đúng nguyện vọng./.

One thought on “Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ YANG PATAO

  1. Người Chăm có một kho tàng văn học dân gian phong phú. Nhưng, người già chẳng còn kể chuyện cổ tích nữa, người trẻ không có cơ hội để nghe. May mắn có anh Bahasa quan tâm dịch và phổ biến rất bổ ích. Cảm ơn nhiều !

Leave a Reply to Duc Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *