Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KATHIK DHIK

Po Kathik Dhik có tên gọi khác là Po Anit. Trong dân gian gọi như thế vì ông quá si mê yêu thương công chúa nước Jek. Vào năm con Thỏ, ông lên ngôi vua ở kinh đô Prang Darang. Lúc đó, khi đến cuối năm thì người Chăm phải đóng sưu thuế cho vua nước Jek. Po Jai Paran là em ruột của Po Kathik Dhik con của Po Klaong Haluw. Hai anh em cảm thấy dân tình nghèo khổ hàng năm đến kỳ đóng thuế nặng nề cho nước Jek. Bao nhiêu tài sản quý đều ra đi, chống lại thì cũng chẳng nổi.

Một hôm, nửa đêm khuya Po Jai Paran thèm thuốc lá ông có thói quen hút thuốc bằng tẩu. Nên, ông sai người hầu đi mồi lửa để hút thuốc. Người hầu mang tới một cục than lửa đang cháy đỏ hồng. Po Jai Paran cầm chiếc tẩu thuốc châm lửa mãi cũng không cháy điếu thuốc. Mặc dù, than lửa vẫn còn cháy. Hút thuốc không được, ông cầm thuốc rê bỏ vào miệng và nuốt vô bụng luôn.

Buổi sáng thức dậy, Po Jai Paran khăn trở việc đất nước nên tìm đến người anh Po Kathik Dhik để thảo luận. Người em nói vấn đề gì thì người anh cũng lắng nghe và tán thành. Sau khi bàn bạc với nhau xong, người anh bảo đứa em nên đi tìm những người tài giỏi ra gánh vác việc làng việc nước như những vị có chức sắc, người có lòng yêu dân thương nòi, những người khoẻ mạnh cho bằng được mới có thể chống lại với quân Jek. Bây giờ hãy ban hành thánh chỉ niêm yết ở các làng. Những gia đình nào có đầy đủ vợ chồng thì chịu thi hành thánh chỉ này. Tất cả, các ông chồng phải đưa vợ của mình đến triều đình để tiến cung cho nhà vua.

Hai anh em nhà vua bàn bạc với nhau xong thì ban hành thánh chỉ luôn. Các quan lại địa phương thông báo thánh chỉ ra rộng khắp từ đầu làng đến cuối làng. Cứ như lời căn dặn mà thực hiện. Mọi người, không có một ai dám cãi lại với thánh chỉ nhà vua để vợ của mình cho quan lại muốn làm gì thì làm. Nếu trái lệnh sẽ bị chém đầu lìa khỏi cổ. Một hôm, thánh chỉ đi đến làng Cagram đi vào hết các nhà trong làng chẳng ai có một lời nào. Khi đi vào nhà Ong Kei Mat, thấy ông đang ngồi đóng xe trâu. Ông Kei Mat hỏi quan lại vào nhà ông có chuyện gì không ?
Quan lại trả lời: Tôi mang thánh chỉ đến để được ngủ với vợ của dân. Vợ của anh ở đâu chỉ cho tôi ngủ chung.
Ong Kei Mat nói: Làm con người tại sao ăn nói vô lễ, to mồm xem thường bậc làm cha mẹ lại còn đòi lấy vợ của người khác, làm như vậy là thất đức lắm đấy. Làm quan mà bỏ hết những thuần phong mỹ tục ở đâu ? mà ăn nói vô phép như vậy. Tôi chẳng cho vợ của tôi cho anh ngủ chung đâu. Còn anh muốn làm gì tôi thì anh cứ làm.
Nói vừa dứt lời, Ong Kei Mat cầm cây gậy giơ lên doạ đánh.
Quan lại thấy như vậy đành lên ngựa quay đầu về trình báo sự việc với nhà vua. Khi thừa lệnh của nhà vua, thần đi khắp nơi chẳng có ai nói năng hay phản ứng gì chỉ có một người ở làng Cagram tên là Ong Kei Mat nói năng lanh lợi không chịu giao vợ. Rồi, còn vác cây đòi đánh thần nữa. Khi quan về bẩm báo sự việc với nhà vua biết. Đầu tiên, nhà vua yêu cầu Ong Kei Mat đến trình diện. Nhưng, ông nói với quan rằng, ông chẳng có làm gì sai mà đòi bắt, ông đang rất bận công việc nhà. Khi nào, ông rãnh rỗi thì ông mới đi trình diện với nhà vua. Ông chỉ viết thư tay gửi cho nhà vua trình bày vấn đề cho nhà vua biết như vậy. Po Kathik Dhik suy nghĩ trong lòng, con người như vậy thế nào cũng có diện mạo tướng là người mà nhà vua đang đi tìm kiếm. Nghe nói như vậy, Po Jai Paran cho người mang kiệu võng đi rước, Ong Kei Mat mới chịu đi.

Nhà vua tra hỏi Ong Kei Mat: Tại sao nhà ngươi dám to gan chống lại mệnh lệnh của triều đình không chịu đến trình diện ?

Ong Kei Mat bẩm thưa với nhà vua: Ở trên đời cái thứ quan trọng nhất là tình nghĩa vợ chồng. Nay, quan lại đến đưa thánh chỉ đòi ngủ chung với vợ của hạ dân. Làm như thế, trời đất sẽ nguyền rủa vô đạo lí đối với con người. Như thế, hạ dân sẽ sống như thế nào ? Hạ dân nghe những lời nói tội lỗi đó nên mới không đến thôi.
Bệ hạ đừng làm chuyện thất đức. Xin bệ hạ hãy chém hạ dân đi làm những chuyện trái với đạo lí thì hạ dân không bằng lòng.

Nghe Ong Kei Mat nói xong, Po Kathik Dhik mỉm cười và nói: Đó không phải là mệnh lệnh thật mà ta ban hành. Ta chỉ thăm dò thử lòng dân trong nước thôi. Năm nào, người dân trong nước đều đóng sưu thuế nặng cho nước Jek. Như vậy, khanh có đau lòng không ? khanh có suy nghĩ như thế nào ? Hãy cùng ta tính toán thoát khỏi sự kiềm kẹp, bắt ép của nước Jek.

Ong Kei Mat đáp lại: thần hiểu nỗi lòng của bệ hạ. Xin bệ hạ cứ sai khiến bất kì công việc nào thần cũng tận tâm trung thành. Ban đầu, Po Kathik Dhik nói với người em là đã tìm ra một người tài giỏi ra gánh vác việc nước. Em cùng với Ong Kei Mat luyện tập các binh pháp. Sau 3 ngày hai người chăm chỉ tập luyện thao trường. Rồi, bắt một con trâu cột lại Po Kathik Dhik tổ chức thách đấu thi phóng lao đâm con trâu xem ai khoẻ mạnh hơn. Nếu như lấy lại được đất nước thì Po Sapajieng ban cho Po Kathik Dhik ném lao đâm xuyên thấu qua con trâu.

Po Kathik Dhik là người phóng lao đầu tiên chỉ đâm qua được mình con trâu có 2 gang tay thôi. Kế đến, là Po Jai Paran phóng xuyên qua mình con trâu được 3 gang tay. Cuối cùng, đền lượt phóng lao của Ong Kei Mat, mũi lao bay xuyên qua mình con trâu. Chiều dài của mũi lao là 7 gang tay thì 5 gang tay đã đâm lọt qua hẳn. Để tiến hành cuộc chiến tranh chống lại quân Jek, Po Kathik Dhik tăng cường tuyển thêm quân, ngày đêm luyện tập. Po Jai Paran thì tập trung những thợ thuyền giỏi đóng tàu chiến. Ngoài ra, Po Kathik Dhik còn chuẩn bị lương thực thực phẩm đủ dùng trong một năm, không nộp thuế, triều cống cho nước Jek nữa. Khi nước Jek cho người đến đòi nộp tô thuế thì Po Kathik Dhik nói không chịu nộp thuế nữa vua nước mày muốn làm gì thì làm đi. Sứ giả về bẩm báo lại sự việc, vua nước Jek ra tối hậu thư, nếu như không tiếp tục nộp thuế thì họ sẽ đem quân đến gây chiến giết sạch dân chúng, đốt phá sạch kinh thành, đất đai.

Po Kathik Dhik nhận được tối hậu thư với lời lẽ đe doạ như vậy cảm thấy tức tối trong lòng, liền viết thư trả lời đưa cho sứ giả mang đi rằng nước Chăm chẳng sợ hại gì hết. Không nhận được sự nhân nhượng nào, nước Jek quyết định tổ chức tấn công trước quân Jek chia ra làm 2 cánh quân một nữa đi theo đường độ, một nữa đóng quân chờ mai phục. Po Kathik Dhik đón chặn đánh quân Jek trên đường bộ. Còn Ong Kei Mat chặn hướng tấn công bằng đường thuỷ. Ong Kei Mat dùng móc câu bằng sắt phá hỏng tàu thuyền của quân Jek đánh chìm thuyền và tiêu diệt rất nhiều sinh lực địch. Quân Jek bị phá sản hoàn toàn, Po Kei Mat lên bờ hợp quân với Po Kathik Dhik và Po Jai Paran.

Thừa thắng xong lên, ba vị tướng rượt đuổi theo tàn binh Jek đến tận nước của họ thì trời vừa gần sáng. Po Kathik Dhik cho quân lính dừng chân nghỉ ngơi trên đất gò một ngày. Khi trời tối, quân lính của người Chăm tấn công vào kinh đô nước Jek, bắt sống được vua nước Jek. Để cứu lấy mạng sống vua nước Jek xin dâng công chúa cho Po Kathik Dhik để hai nước hoà hiếu lại với nhau.

Po Jai Paran không đồng ý cho Po Kathik Dhik cưới con gái Jek làm vợ. Nên, dẫn quân đi về. Khi về nước thì anh em mâu thuẫn lẫn nhau. Po Jai Paran giận không ở trong cung điện với người anh nữa. Mà quyết định đi sống lưu vong ở vùng đất Gihur của nước Trung Hoa. Po Kathik Dhik vì quá mê muội và yêu chuộng con gái nước Jek nên dân gian đặt cho biệt hiệu là Po Anit (si tình mê muội). Nhưng, tên gọi trong hoàng gia vẫn là Po Kathik Dhik./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *