“May mắn luôn có mặt kịp thời”, năm 2005 lên đường qua Bangkok nhận Giải thưởng S.E.A Write Award, tôi trả lời Vnexpress như thế. “Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn, may mắn đầu tiên và cuối cùng” (trích Inrasara – Tự truyện-2018) .
Sinh ra trong gia đình nghèo nơi một làng Cham nghèo ở một tỉnh nghèo trong một đất nước nghèo đang bị chiến tranh tàn phá, trong 6 anh chị em, tôi may mắn trụ ngay ở giữa anh và chị, em trai em gái đủ đầy.
[1] Tiểu học, tôi học từ ba ông thầy ngoại hạng.
Hiệu trưởng Quảng Đại Hồng, nhà giáo chân chính và nhiệt tâm nhất mà tôi từng biết. Thầy mất, nhiều học sinh thầy muốn Tỉnh phong Anh hùng lao động! Thầy còn là thi sĩ dân gian tiếng Cham lẫn tiếng Việt với sáng tác vô cùng phong phú nữa.
Huỳnh Ngọc Sắng, một trong ba thi sĩ tài hoa nhất của Cham thời ấy [bên cạnh Huyền Hoa và Jalau], hát hay, đá bóng giỏi, thêm cái biệt tài “xách động”. Không lạ, sau 1975, thầy Sắng trở thành thủ lĩnh Fulro Chàm!
Bình Bộ dạy tôi lớp Nhất, thầy là chân sút số một Cham, nếu không muốn nói số 1 Tỉnh. Tất cả chẳng may mắn thì còn kêu bằng gì!
[2] Trung học tôi có 4 ông thầy.
Thầy Thành Phú Bá hiệu trưởng An Phước, đạo mạo và chân phương không chê vào đâu được. Thầy Đàng Năng Quạ, nhạc sĩ tiếng Cham số 1, giọng hát ngang cựa Chế Linh. Với tài nghệ trời cho, có thể nói, thầy Quạ chính là người khởi động sáng tác ca khúc tiếng Cham.
Thầy Lưu Quang Sang hiệu trưởng Pô-Klong, đẹp trai, thông minh – là một trong hiếm sinh linh Cham biết làm chính trị. Thầy Nguyễn Văn Tỷ, hiệu trưởng kế tiếp nhiệm kì thầy Sang, trí thức hàng đầu nếu không muốn nói là số 1 Cham.
Học từ 4 vị thầy ấy, đời tôi là một may mắn lớn.
[3] Trở lại Chakleng, láng giềng tôi là các quý ông đặc Cham tính.
Trước nhà tôi là Kadhar Gru Gammuk, tay chép sách với chữ Akhar thrah đẹp cực kì. Rồi Vạn Ca là nông dân-kĩ sư, luôn biết cách làm cho nông cụ đẹp nhất có thể. Cách một căn nhà là Bá Chương nghệ sĩ nòi, cha của Bá Sinh Quyên và Bá Sinh Ẩn. Kế đến là Gru Chánh thầy cao đạo.
Dãy nhà tôi, sát cạnh là Gru Urang Thiên Sanh Sở, thủ môn tuyển Chakleng và là thầy dạy trống Ginang. Trong khuôn viên nhà tôi là Mưdwơn Gru Dương Dọng.
Bên kia hàng rào miệt nam là ông Đạt Bình [cha Đạt Chữ và Đạt Ngọc Quận] tay trống Ginang kì tài. Nối hàng rào là Mưdwơn Gru Hán Phải và Phok Dhan Cơk, nhà Yogi cuối cùng của Cham, người nhiều lần có mặt trong trang viết tôi. Nữa, sát cạnh là Mưdwơn Thạch Tìm, nổi tiếng thế nào ai cũng biết.
Sau nhà tôi là Pô Adhya Hán Bằng.
Có những láng giềng như vậy, không là đặc ân lớn sao?
[4] Có ngưng tại đó đâu.
Trung học, Trường Pô-Klong thầy Jay sắm tủ sách 500 cuốn các loại, tôi như dính vào sau mỗi buổi học. Sau 1975 tôi lân la sang tủ sách nhà chú Châu Văn Mỗ, rồi thầy Quảng Đại Biểu, thầy Thuận Văn Niên, thầy Nguyễn Văn Tỷ, rồi thầy Đàng Năng Quạ…
Vào Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tôi nhỏ tuổi nhất – 25 tuổi, giữa quý ông chữ nghĩa đầy mình: Lâm Nài, Châu Văn Kên, Bạch Thanh Chạy, Nguyễn Ngọc Đảo… mà tôi lại là đứa ham học, không giỏi thì chỉ có nước, như ông bà Cham nói: vứt cho chó tha!
Thưa Anh, xin phép được goi như vậy.
Tôi là Hà trung Liêm, trước năm 1975..tôi học ở trung tâm kỷ thuật phú thọ và có ở chung nội trú trong trường với anh Thuận Văn Hải ( ở chung phòng).
Sau khi tốt ngiệp tôi đi dạy ở Ban Mê Thuột thì dạy chung với Anh Quảng Đại Hội.
Xin phép được hỏi thăm Anh là hiện giờ Anh có tin tức gì về hai người bạn này của tôi không.
Nếu có xin vui lòng cho biết hoặc bằng cách nào tôi có thể liên lạc được.
Hiện giờ tôi đang sống ở nước ngoài.
Rất cám ơn.
Hà Trung Liêm
Kính anh! Cả hai tôi quen thân. Anh Hội và tôi thường lai rai ở Sài Gòn. Mươi năm qua tôi đi các nơi, ít liên hệ. Anh Hải còn sống ở quê, năm ngoái có gặp anh ấy hai lần. Vui. Hai anh vẫn khỏe. Tôi sẽ hỏi số phon hai anh, và tin cho anh hay. Mong tốt lành. Kính. Inrasara.
số phone của anh Hội: 0908-754562, anh Hải: 0329-491954
Rất cám ơn Anh.
Kính quý
Hà Trung Liêm