THỬ TÌM SINH LỘ CHO CHAM AHIÊR-AWAL 66.

Biên độ trí thức

Kẻ không mù, không câm trước vấn đề xã hội; nói khác đi, kẻ thấy được các vấn nạn của xã hội và lên tiếng về nó, là kẻ biết tỏ thái độ chính trị.
Tỏ thái độ chính trị ở một cấp độ nào đó, gọi là trí thức.
Ở đây tôi không đề cập đến cấp độ, mà là BIÊN ĐỘ (amplitude) hoạt động của trí thức. Qua hiện thực Việt Nam, ít liên quan đến hàm nghĩa mà các dụng ngữ Tây phương mang chứa.
Do vị thế, môi trường, và tính cách mà mỗi trí thức có thể [chọn] hoạt động ở biên độ khác nhau.

1. Biên độ 1: Trí thức thuần túy.
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cư trú ở chân trời này. Động cập đến nhiều vấn đề Việt Nam, phân tích sâu sắc, rốt ráo, quyết liệt. Nói trí thức thuần túy, bởi anh lấy thông tin từ chữ, phản kháng qua chữ, chịu trách nhiệm về chữ của mình. Và không gì khác. Không tham gia biểu tình, không viết thư phản kháng, cả không kí thư được soạn sẵn đó.

2. Biên độ 3: Trí thức dấn thân.
Hoạt động của nhà văn Nguyên Ngọc từ 3 thập niên qua là rất điển hình.
Phản biện thì rõ rồi, và cả phản kháng. Chẳng những thế, ông còn tổ chức để sự phản biện và phản kháng kia nữa hoạt động nữa. Từ báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam thời ông làm Tổng biên tập, Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, cho đến em>Văn đoàn Độc lập.
Đến đây ông đẩy/ mở rộng biên độ trí thức đến sát đường biên của nhà hoạt động xã hội. Dẫu sao ông vẫn là một trí thức đúng nghĩa.

3. Biên độ 2. Trí thức nằm ở đường biên giữa hai loại trên.
Tôi tự xếp mình vào khu vực này. [Chú ý, đây không phải “nghiên cứu” mình như một nhà phê bình từng mỉa mai tôi thế, mà là “làm”, và luôn “phản tỉnh” để “mổ xẻ” việc làm của mình”]. Tại sao?
– Hầu hết vấn đề xã hội Cham [và phần nào: cả nước] tôi đều dự cuộc, lên tiếng; và – dù không thảo đơn thư phản kháng, nhưng sẵn sàng kí tên vào khi cần thiết.
– Khác với NHQ, tôi có lấy thông tin từ “chữ”, nhưng chủ yếu từ thực tế cuộc sống [ở đây, tôi làm công việc của nhà báo].
– Tôi cũng không dấn sâu vào để tổ chức như NN, mà sau mỗi cuộc, tôi đều làm Hồ sơ [là công việc của người viết sử].
Hai ví dụ.
+ Vụ Ghur Bini, sau khi điều nghiên kĩ càng, tôi là người lên tiếng đầu tiên, quyết liệt; tôi thúc đẩy công cuộc và theo dõi đến cùng; nhưng tôi không LÀM. Những người làm chính là: Nguyễn Văn Tỷ, Đạo Thanh Nhung, Kiều Maily… Sau cuộc đó, tôi tổng kết để làm thành Hồ sơ Ghur Darak Neh.
+ Vụ Trường Nội trú Dân tộc Ninh Phước, cùng Jaya Bahasa, tôi lên tiếng đấu tranh liên tục, nhưng do đối tượng bị hại không “làm”, nên vụ việc thất bại.
[Là giáo viên, bạn đã bị đuổi, vậy mà bạn không dám làm đơn thưa lên trên, là sao? Bạn mất hết rồi: mất danh dự, mất việc, bạn còn sợ gì nữa! Là trí thức, tôi “không làm” thay bạn được].

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *