Inrasara & bài viết trên Champaka

Mik wa & dom yut ranơm!

Tối hôm qua, một bạn trẻ email hỏi tôi về bài viết mới trên CPK; một bạn chat hỏi tôi: “CPK mất dạy quá, cháu có nên viết bài chửi lại không?” – tôi nói: không; có bạn còn tag lên Face tôi với tiêu đề: “Chuyện của Chăm: Mầy chửi tao dốt, tao chửi mầy ngu”, tôi đã xóa đi.

7-8 năm nay, tôi luôn nhận được thư điện tử từ CPK, tôi không đọc bất cứ bài nào. Vài năm qua, tôi cũng nhận liên tục đường link CPK và cả thư nặc danh xuất hiện trong Spam, tôi xóa tất cả.

Mươi ngày trước, nguyên do có bài “Inrasara nói giúp cho thầy Tỷ, và…”, tôi đã nói rõ ngay trong bài viết đó rồi, không phải nói lại. Tôi đọc bài CPK phê phán thầy Tỷ về lỗi “chính tả” (lần đầu tiên tôi đọc hết 1 bài ở web Champaka.info). Tôi cần lên tiếng, vì:

– Hiện tại, Ghur là vấn đề lớn và nóng của cộng đồng Chăm.

– Bà con và thầy Tỷ, cả anh chị em Mạnh thường quân đang dồn công sức, góp tiền và ý kiến giúp gỡ rối.

– Ta chẳng những không hỗ trợ nhau, mà còn chống nhau.

– Chống nhau về chuyện đẩu đâu từ quá khứ không liên can đến vấn đề Ghur.

– Sự chống này dễ gây hoang mang, khiến đánh lạc hướng dư luận.

– Ta lại chống ngay vào chuyện vụn vặt nhất, là lỗi chính tả.

– Rồi ngay cả chuyện vụn vặt này ta cũng SAI.

Tôi nói, là để mọi người tập trung về VẤN ĐỀ CHÍNH, chứ không liên quan đến chuyện “tao giỏi hơn mầy”. Dĩ nhiên, nói về bât cứ chuyện gì, tôi cũng cố gắng đưa luận điểm với luận cứ rành rẽ để mọi người hiểu rốt ráo vấn đề, ở đây là “lỗi chính tả”. Tôi hoàn toàn không “nói giúp” cho thầy Tỷ về các vụ việc khác (CPK đưa ra khá đông). Vì nó nằm ngoài vấn đề ta đang bàn, và nhất là đó không phải nhiệm vụ của tôi.

Còn các vụ CPK phê phán này nọ (cả phê phán cá nhân tôi), là chuyện của họ, tôi không cần biết và không can thiệp. Vì tôi hiểu: KHÔNG BAO GIỜ NÓI XONG.

Mong mik wa & dom yut hiểu cho. Và xin đừng gửi, không tag, không nên hỏi ý kiến tôi về CPK nữa. Karun.

Thuk siam!

9 thoughts on “Inrasara & bài viết trên Champaka

  1. Bạn trẻ thân mến!
    Sáng nay, bạn nhắn tin, nguyên văn: “CPK lại có bài bôi nhọ cei. Con nghĩ đã đến lúc cei không để yên nữa, vì họ quá đáng, bội nhọ nhân phẩm người khác. Cei chịu đựng như vậy là đủ rồi”.
    Karun bạn! Xin nói lại:
    – Tôi không có gì gọi là chịu đựng cả. Họ viết họ đọc, họ tự thưởng thức mà. Tôi không đọc nên không biết để mà phải chịu đựng.
    – Còn bảo tôi không nên để họ nói bậy nói bạ nữa, là các bạn tin tôi thừa sức dẹp mấy thứ cặn bã kia. Đúng lắm, nhưng chính do “thừa sức” mà tôi lánh đi. Đánh nhau với con nít thì chính mình mang tội đó. 7 năm trước, tôi đã 2 lần véo tai họ rồi mà họ không nghe, véo nữa là không nên.
    Mong thuk siam! Karun!
    Inrasara

  2. Chào nhà thơ và các bạn trẻ Chăm
    Tôi theo dõi các vấn đề chữ viết Chăm và xã hội Chăm mà thực sự buồn phiền. tôi xin nêu hai vấn đề
    Lần trước Tôi cũng so sánh các thế hệ u 20 , và u 80, 90 có bạn nói share tôi biết u40, u50 , u60. ( mặc dù thế hệ u, 50 , 60 đã làm rất nhiều việc vì ” Chăm” đáng trân trọng)
    1. Theo tôi vấn đề xây tường nghĩa trang là cần thiết để tổ tiên Cham Bà Ni được yên giấc . KHông biết kinh phí dự trù để xây dựng là bao nhiêu? Lúc này , chúng ta cùng chung tay góp sức làm được việc nhỏ nhoi này
    2. Vấn đề chữ viết thì tôi theo dõi cả hai mạng Inrasara. com và champaka.info. hai mạng mang hai quan điểm trái ngược nhau?
    Nhận định riêng: – Nếu những từ ngữ nào sai chính tả thì nên chỉnh lý lại ( các vị chuyên về Chữ viết Chăm nên bàn kín những vấn đề này để tìm hướng đi và hình ảnh tốt cho thế hệ u 80 90 và các thế hệ sau này) chứ cãi qua cãi lại thì các dân tộc khác sẽ nghĩ gì về các vị” VÀ CHƯA NÓI ĐẾN SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC VỊ CHO THẾ HỆ SAU”? Các vị có tiếng nói chung lúc đó các thệ sau sẽ rất hạnh phúc cùng nhau bảo tồn những giá trị ĐANG CÓ
    P/s: Chuyện vui ăn nhậu và trao đổi của các người được gọi ( tự phong?) là doanh nhân Chăm đang sống và làm việc ở Sài Gòn:
    – Bạn tôi ở Biên Hoà có mời tôi đi gặp mặt các bạn Chăm sài gòn nhưng hôm đó tôi bận quá nên không thể tham gia được. Trong lúc ăn cơm ( thêm it beer) có bạn Chăm hứng lên rồi vứt tiền xuống bàn rồi vỗ ngực. Còn các vị Thành đạt trong kinh doanh và xã hội ngồi buồn rồi chắc than trách rằng( trong dòng suy nghĩ của các vị):Tại sao thế hệ sau lại thiếu tôn trọng các bậc trên như vậy( Ở đây tôi nhắn mạnh về vấn đề đạo đức chứ không phải tiền bạc)? còn các bạn Chăm trẻ nghĩ sao

    • Bạn .daovan quý mến!
      Bạn nói quan điểm về ngôn ngữ CPK và Inrasara khác nhau, tôi e rằng chưa chính xác đâu. CPK và Ban Biên soạn sách chữ Chăm (có Nguyễn Văn Tỷ trong đó) khác nhau thì có. Tôi là nhà văn, khi viết sách phục vụ cho bộ phận nào, tôi xác định rõ, rồi viết Akhar thrah phục vụ cho chính bộ phận đó. Ví dụ viết Từ điển dùng trong nhà trường, tôi dùng chữ được dạy trong nhà trường (không thể khác); còn viết sách nghiên cứu văn bản cổ, tôi dùng AT chép theo lối cổ. Rất rành mạch.
      Thuk siam!

  3. Inrasara thiếu nhất quán trong ngôn ngữ Chăm, tôi khẳng định thế. Inrasara cho rằng : “Từ điển dùng trong nhà trường, tôi dùng chữ được dạy trong nhà trường (không thể khác); còn viết sách nghiên cứu văn bản cổ, tôi dùng AT chép theo lối cổ”, nói một cách rất thiếu trách nhiệm. Inrasara viết văn hóa Chăm, văn học Chăm, tham gia diễn thuyết các chủ đề về Chăm, nói chung nhờ bám vào đề tài Chăm mà Inrasara nổi tiếng, chính vì thế người Chăm yêu cầu Inrasara nên có trách nhiệm hơn với những gì mình nói và viết ra đối với Chăm. Chữ Chăm rất thống nhất từ thời Minh Mạng đến năm 1975, thế nhưng sau 1975, BBSSCC cải biên chữ Chăm một cách mù quáng và thiếu khoa học, bản thân Inrasara là nhà văn hóa Chăm mà không đứng ra phản đối cách cải biên này. Ngược lại, Inrasra còn ủng hộ mỗi người tự viết mỗi cách khác nhau hầu phá vỡ đi d sản chữ viết Chăm. Chính vì thế tôi cho Inrasara là thiếu trách nhiệm để bảo tồn văn hóa di sản Chăm.

  4. Bạn Baong Alah thân mến!
    Nói là để giúp nhau hiểu vấn đề, vậy mà mới vào cuộc bạn đã đổ “vô trách nhiệm” cho tôi rồi. Đổ vậy là đóng cửa trao đổi rồi còn gì! Dẫu sao, có mấy điều bạn cần xem lại:
    1. “nhờ bám đề tài Chăm mà Inrasara nổi tiếng”.
    – Tôi thuyết trình về đề tài văn học hơn 50 lần, chủ trì về văn học hơn chục lần, về Chăm chỉ dưới 20 lần. Một con số khá chênh lệch.
    – Tôi viết rất nhiều đề tài, chứ không phải chỉ riêng về Chăm. Số lượng tôi viết bài về đề tài ngoài Chăm gấp 3 lần về Chăm và văn hóa Chăm. Bạn nhìn qua thông tin mỗi năm tôi post lên Inrasara.com thì đủ thấy.
    – Do đó, người đời định danh Inrasara là nhà thơ trước tiên, sau đó mới là nhà nghiên cứu, rồi nhà phê bình… thì không tí ti sai.
    2. Chuyện Akhar thrah BBS/CPK cãi nhau 8 năm rồi chưa xong, cãi nhau đến không còn thể thống gì nữa, lẽ nào bạn cũng muốn tôi nhảy vào? Có liều lĩnh nhảy vào, tôi cũng không giải quyết được vấn đề.
    3. Khác nhau giữa Akhar thrah BBS/CPK là rất ít.
    – Thơ chữ Chăm đăng Tagalau, tác giả nào muốn viết kiểu nào, tôi chiều kiểu đó, chứ ở đó cãi nhau thì làm gì có thơ tiếng Chăm trên Tagalau. 14 kì, 30 tác giả có thơ tiếng Chăm trên đặc san này, tôi chưa thấy ai thắc mắc tôi cả.
    – Bộ Giáo dục đặt hàng tôi làm Từ điển cho học sinh Chăm, mà toàn bộ học sinh này lại học sách Giáo khoa do Bộ Giáo dục in. Bạn muốn tôi dùng chữ khác của Bộ Giáo dục sao? Còn ai muốn biến nó thành “chữ cổ”, chỉ cần vài hướng dẫn là xong, làm gì mà to chuyện? Hay bạn muốn Bộ đặt hàng với người ít chữ hơn kẻ từng có thâm niên dạy chữ và soạn từ điển Chăm?
    – Còn các tác phẩm nghiên cứu của tôi, vì nghiên cứu văn bản cổ, tôi dùng chữ Chăm “cổ”, có gì là sai? Biến nó thành “mới”, cũng chỉ cần vài thao tác là xong. Chớ đứng đó mà cãi nhau, thì bao giờ mới xong việc?
    Bạn thấy đó, 8 năm rồi…
    Kết: Muốn xét công việc của tôi, bạn nên đặt tôi ở đúng VỊ TRÍ tôi chọn (nghĩa là Inrasara muốn gì), chứ không phải vị trí BBS hay nhóm nào đó.

  5. Than chao cac ban cung dong toc
    So dan Cham rat it so voi so luong con nguoi tren the gioi nay, so luong Cham thanh dat (ca vat chat lan tinh than) rat khiem ton trong xh hien nay, con lai Cham ngheo doi va duoi muc ngheo con nhieu. Sao Cham khong chuyen tu doi dau sang doi thoai de giai quyet van de? That ra, cac ban Cham khong muon nhin thay ai dung ai sai trong van de chu viet ma cac ban Cham muom nhin thay Cham ngoi voi nhau de giai quyet van de. Ai cung noi minh vi Cham va di san Cham, thi tai sao cung boi chu (vi) do ma cac vi ngoi lai voi nhau? Cham ta nen: hoa chuyen lon thanh chuyen nho, hoa chuyen nho thanh khong.

  6. 1/- Phe BBS ngó bộ rất ngon, phe CPK coi tướng cũng rất ghê
    2 phe cãi lộn 8 năm bất phân thắng bại
    Vậy mà bữa ni có kẻ xúi Sara nhảy vào uýnh lộn tiếp
    Coi bộ hổng đặng đâu nhé
    Tui ủng hộ 100% cei Sara đứng trung lập
    Trung lập và vô tư, cei mới làm được nhiều việc thế chớ

    2/- Lại bảo rằng nhờ nghiên cứu đề tài Chăm mà cei Sara nổi tiếng
    Trời đất thánh thần ơi, tui cầu anh em trẻ Chăm có nhiều thật nhiều hơn nữa những người “nhờ đề tài Chăm mà nổi tiếng” như cei Sara mà hổng thấy mặt mũi đâu cả đây.
    Lạy trời ạ!

  7. Tôi thấy hễ web này nhắc tới chữ Chăm hay CPK, là thấy nhiều người viết còm.
    Điều tôi muốn nói là, nhà thơ Inrasara đâu phải chỉ viết về Chăm mình như ông Bong Alah nói đâu. Hội thảo khoa học 20 năm đổi mới Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, tôi thấy Sài Gòn chỉ có 3 người được mời, vậy mà trong đó họ mời nhà thơ Inrasara. Đấy mới là độc đáo. Họa sĩ Sài Gòn hơn ngàn người, mà họ lại mời ông người Chăm. Mà nhà thơ Inrasara đâu phải nói về mỹ thuật Chăm, ông nói về cách mạng mỹ thuật thế giới.
    Theo tôi các bạn nên thận trọng hơn khi nói.

  8. Tôi cho là bằng uy tín và tài năng vượt trội của mình, nếu Inrasara đứng về phía nào là phía đó thắng. Theo tôi Inrasara nên nghiêng hẳn một phía đi. Để cho tình trạng lưng chừng như bây giờ thì khó thống nhất. Sau đó Inrasara tập trung vào những công trình lớn của mình chẳng phải muộn. Phải công nhận là Inrasara tài năng vượt trội nhiều mặt.
    Chúc an khang.

Leave a Reply to Sara Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *