Jaya Bahasa: Phát hiện Giáo trình tiếng Chăm đầu tiên

Trong những năm gần đây, việc học tiếng Chăm đang được sự quan tâm của cộng đồng trong nước và nước ngoài. Và chưa bao giờ vấn đề chữ Chăm lại thu hút nhiều nhà khoa học và giới trẻ thảo luận, tranh cãi sâu rộng và kéo dài như hiện nay. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một giải pháp tối ưu nào để định hướng cho ngôn ngữ Chăm phát triển trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế. Vì, những luận đàm vẫn còn nóng bỏng còn nhiều quan điểm học thuật và thái độ khác nhau đối với di sản văn hoá tộc người bản địa.

Vấn đề chữ Chăm tựu trung vào hai ẩn số chính, giữa một bên là những người làm công tác dạy và học chữ Chăm bậc phổ thông mà đại diện trực tiếp là Ban Biên soạn Sách chữ Chăm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận (1978-2010) và một thiểu số những người học tập và nghiên cứu thư tịch Chăm. Để có cái nhìn khách quan và khoa học về ngôn ngữ Chăm, có thể tham khảo giáo trình tiếng Chăm đầu tiên trên thế giới đã được biên soạn dạy thử nghiệm tại Trường tiểu học Phú Nhuận thuộc quận An Phước  (tỉnh Ninh Thuận) vào thập niên 60 của thế kỉ XX làm cơ sở lý luận trong việc biên soạn giáo trình hay làm luận chứng cho những trao đổi về ngữ pháp và chính tả tiếng Chăm.

TC-1-Con dau

* Con dấu Trường Tiểu học Phú Nhuận thời Việt Nam Cộng hoà  in trên một trang sách.

Tác giả của giáo trình dạy tiếng Chăm xưa nhất là học giả Lưu Quý Tân và nhóm giáo viên công bố vào năm 1961 mang tựa đề “ Sách giáo khoa tiếng Chăm”. Đây là bộ giáo trình dạy tiếng Chăm do những thế hệ người Chăm ảnh hưởng nền giáo dục Tây học, xuất thân từ Trường Ecole des Cadres Chams Phan Rang thực hiện.

TC-2-tacgia

* Lưu Quý Tân (bên trái) và Lâm Gia Tịnh thời trẻ.

Nội dung chính của quyển sách có tất cả 41 trang, bao gồm hệ thống bảng chữ cái (Inâ Akhar), hệ thống âm vần (Takai Akhar), hệ thống số học (Angka), bài học (Kadha) và bài luyện tập (Panues Bac).

TC-3-Bia

* Sách giáo khoa tiếng Chăm đầu tiên (1961).

1. Hệ thống bảng chữ cái ( Inâ Akhar).

Tác giả và nhóm biên soạn đã dành 19 trang giấy để trình bày về mẫu chữ cái. Trong đó, xác định rõ ràng từng mẫu chữ cái, giúp học sinh dễ dàng phân biệt được giữa những mẫu chữ có nét viết gần giống nhau.

Ví dụ: Lak<>Gak, Khak<>Nyâk, Pak<>Sak, Tak<>Lak.v.v.

Sau khi đã trình bày từng mẫu chữ cái, tác giả đã  hệ thống lại toàn bộ bảng chữ cái gồm có 41 Inâ Akhar.

TC-4-Chucai

* Bảng chữ cái tiếng Chăm.

HỆ THỐNG BẢNG CHỮ CÁI ( INÂ AKHAR)

A I U E AI O
K KH G GH NG NGA
C CH J JH NY NY NJ
T TH S (praong) D DH N N ND
P (praong) P PH B BH M M MB
Y R L W S H

 

2. Hệ thống âm vần (Takai Akhar).

Trong Sách giáo khoa tiếng Chăm đầu tiên các tác giả đã giới thiệu về hệ thống các âm vần tiếng Chăm có tất cả 31 âm vần.

TC-5-Am van

* Bảng hệ thống âm vần tiếng Chăm.

HỆ THỐNG ÂM VẦN (TAKAI AKHAR)

AM I O (Dar sa) AO
E IM AI AOM
ANG EI AI +…+… AONG
EM U R Craok Ao
ENG Â H Craok Ao pok theh
A L O (Dar sa hua baluw) Ao +…
Baluw pok theh IA É Craok  Ao+…
I O +…+… Ao+Ng

 

3. Hệ thống số học (Angka).

Số học của tiếng Chăm đếm từ số 1 đến số 9 và số cuối cùng là con số 0.

TC-6-So

* Số học tiếng Chăm.

HỆ THỐNG SỐ HỌC (ANGKA)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 0

 

4. Bài học (Kadha).

Nội dung bài học là những đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu tiếng Chăm. Trong sách giáo khoa tiếng Chăm có tất cả 15 bài học: Khik Tapuk, Paseh Bac, Adat Cambat, Ndam Thun (2 bài), Bac Buy (2 bài), Likuw Jan (Hajan), Pathrem Puec (2 bài), Pak Kaber, Yua Ma Halei, Anit Muk, Marat Bac, Manuk Kanjaot Hadah. Sau khi đã học xong 15 bài học chính, học sinh tiếp tục tập đọc 16 bài luyện tập: Thaik Thaok, Paban Gru, Panues Padah, Dom Bar (3 bài), Sang Magru (3 bài), Dalam Duk Bac, Paban Kik, Kaya Seh Bac, Liwang Bilei (2 bài), Ama, Maik Jambak Wa.

TC-7-Baihoc

 

* Bài học tiếng Chăm 1.

Tóm lại, qua hình thức và nội dung trình bày của quyển sách. Sách giáo khoa tiếng Chăm của Lưu Quý Tân là cơ sở lý luận để nhận thức về ngôn ngữ Chăm. Vì, sách giáo trình này đã được dạy thử nghiệm trong lịch sử và ra đời trước Ban Biên soạn Sách chữ Chăm tỉnh Ninh Thuận hơn 17 năm. Sau hơn 42 năm bị thất lạc, may mắn thay nó đã được tìm thấy. Do đó, những đóng góp của Lưu Quý Tân trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá ngôn ngữ  được thể hiện trong công trình nghiên cứu và biên soạn sách giáo khoa tiếng Chăm./.

 

 

 

31 thoughts on “Jaya Bahasa: Phát hiện Giáo trình tiếng Chăm đầu tiên

  1. Tài liệu quý lắm, vô cùng quý.
    Tôi thấy từ năm 60 trí thức gạo cội Chăm đã viết chroh-ao không có dăr-tha rồi!

  2. Lâu nay ta đây có nghe đồn mấy ông trí thức thèm có cuộc gặp mặt để bàn cho đến đầu đến đũa về chữ viết Akhar Thrah, sao ngài Tiến sĩ Quang Cẩn mời mà chả mấy mai dám đến nhỉ? Hay mấy ngài chỉ thích nói sau lưng, nói trên email, hay nổ với vợ (người yêu). Sao mấy ngài sợ trực diện???
    Ta cũng biết là vài người hay viết còm trên mạng ông Inrasara như Ikan Di Ram và… hay bàn về akhar thrah, sao hôm đó cũng không đến nhỉ?

  3. Khang mến
    – Như bạn nói TS Cẩn có mời các trí thức Chăm để bàn cho ra ngô ra khoai nhưng mấy ông đó không dám ra (như vậy quan điểm của TS Cẩn đúng, những người phản đối sai).
    – Tốt nhất là tổ chức hội thảo về ngôn ngữ và Chữ viết Chăm một lần nữa>>
    – TS Cẩn nên tổ chức hội thảo luôn và mời những vị PGS. TS Thành Phần, nhà thơ InRa, Thập Liên Trưởng, Nguyễn Văn Tỷ, Sử Văn Ngọc, Lộ Minh Trại, TS Trương Văn Món, Pgs. Ts. Po Dharma, TS. Phú Văn Hẳn, Pts. Đàng Năng Hòa, Pts. Quảng Đại Tuyên… và các trí thức Chăm khác am hiểu về Chữ viết Chăm
    – Hoặc Pgs. Ts Po Dhama tổ chức lại HT và có sự hiện diện của TS Cẩn lại thử xem sao?
    – Nếu các vị được mời vắng mặt không có lý do thì họ phải chấp nhận kết quả HT và không gây rối nữa.
    -Danh sách các vị được mời cứ công bố trên mạng nguoicham.com hoặc trang web khác để những người quan tâm chữ viết Chăm tham khảo và theo dõi.
    – Có như vậy sự tranh cãi của chữ viết Chăm mới kết thúc.
    Người quan tâm chữ viết Chăm sẽ biết được ai là người muốn giữ gìn chữ Viết Chăm or ai là người muốn phá hoại chữ viết Chăm.
    Thân ái.

  4. Cảm ơn anh Jaya Bahasa đã thông tin về quyển sách quý.

    @KHANG: Mình ko đến vì lý do trước đó ở ngày Hội Thảo tại Hà Nội 11/5/2013, Ts. Can Quang đã trình 1 bản báo cáo (Nội dung: https://www.facebook.com/download/preview/247828615360067 ). Hơn nữa theo như Ts. Can có nói, ông ko thể đại diện cho BBSSCC được vì đã rời cơ quan này quá lâu. Vả lại, BBSSCC đã ko còn tồn tại như 1 cơ quan độc lập để soạn giáo trình tiếng Cham nữa. Cuộc gặp mặt này chỉ giống như 1 bữa cafe thôi, nó không giải quyết được gì.
    Ko đến vì ko phải sợ trực diện, nếu vậy chắc cả 13 tác giả trong “Ngôn ngữ Cham – TT và GP” đều sợ hết rồi.
    Không biết hôm đấy bạn @KHANG có đến ko? Mình thì mình giờ đây muốn giành thời gian làm những việc khác hữu ích hơn nhiều là ngồi 1 cục để cải luận. Cho nên, những vấn đề gì đó ko cần thiết xin đừng kêu tên mình.

    Thân mến.
    ___
    (Lâu lắm rồi mới vào comment. Hy vọng được đăng)

  5. @Daovan ăn nói bữa nay hơi bị hay đó.
    Nhưng nhà thơ Inrasara thì tuyên bố về “hưu” rồi. Ông ta không quan tâm đến Akhar Thrah (chủ nghĩa sao cũng được) mà lo cho TIẾNG CHĂM, nghe mấy bà ở chợ đồn thế. Ông ta lo phê bình văn học Việt Nam, lo viết thiểu thuyết, với lại lo chống Điện hạt nhân gì đó. Có mời ông ta hổng đến đâu.

    @Ikan Di Ram. Theo chỗ tui biết, tiến sĩ Cẩn nói là không đại diện cho BBSSCC, vậy mà hay! Ông tiến sĩ tách khỏi BBS rồi, còn mấy ngài thì KHÔNG theo phe chống BBS: nói với nhau thì dễ nghe nhau hơn, vì là KHÔNG định kiến.
    Ông tiến sĩ này quyết liệt bảo vệ Akhar Thrah BBS là chữ Chăm CHUẨN. Mấy ngài nói chữ Akhar Thrah xưa là “truyền thống”. Gặp nhau đi, thử sức mới biết.
    Gặp mặt đâu phải như họp Quốc hội Việt Nam để giải quyết vấn đề đâu, mà nói 1 lần cho xong. Nói cho ra lẽ thôi. Sao lại sợ chớ?

  6. Chào Khang
    Mình cũng đã nói mở HT để kết thúc tranh luận về vấn đề chữ viết. Nếu những vị được mời vắng mặt không lý do sẽ tôn trọng kết quả HT. Tôi nghĩ nhà thơ luôn lo lắng cho số phận chữ Viết Chăm. Nếu có HT thật chắc chắn nhà thơ sẽ không từ chối dự.

  7. Chắc Khang là chó săn hay an ninh gì nhỉ. Không đi mà cũng biết ai đi ai không đi. Khang ko phải chó săn thì người ấy (…) là chó săn báo lại với chủ rồi.

  8. Một quyển giáo trình quý và giá trị. Rất mong Jaya Bahasa cung cấp thành file rõ hơn và link download được không ạ. Cảm ơn tác giả.
    @Ikan di Ram
    Thông qua ý tưởng của Ikan di Ram, mình mới thông ra một điều rằng: cũng có người thích “trực diện” với những người trong BBSSCC hơn là quan tâm đến v/đ Akhar Thrah, khổ thế chứ lị!
    Dù sao thì Ts QĐC cũng là người ít nhiều giữ quan điểm của BBSSCC, và cũng là người từng công tác trong ban đó. Nay có dịp về VN dự một hội thảo liên quan đến vấn đề ngôn ngữ Chăm, ông ta muốn có một cuộc gặp mặt để đối thoại, lắng nghe các ý kiến một cách khách quan, rộng rãi từ các vị. Mặc dù không phải là một hội thảo chính thức trong Chăm, nhưng đó cũng là một bước ngoặc quan trọng không kém, có hướng đi tích cực để dần đi đến một lối cho quan điểm chung mà chúng ta mong có. Trong tình hình hiện nay, tôi nghĩ đó là một bước ngoặc rất quan trọng, đúng hướng và cần thiết.
    Vậy mà Ikan di Ram bảo rằng ‘Cuộc gặp mặt này giống như 1 bữa cafe thôi’, với lý do là Ts QĐC nói ông ‘không thể đại diện cho BBSSCC được’. Hóa ra Ikan di Ram “thích trực diện” với BBSSCC hơn là vấn đề Akhar Thrah. Ngoài ra, Ikan di Ram còn có tư tưởng nặng nề hơn khi ám chỉ cho cuộc gặp mặt của Ts ngôn ngữ chính thống của Chăm là cuộc ‘”cải” luận’ khi cho rằng ‘ngồi 1 cục cải luận’ chứ không phải một cuộc gặp ôn hòa và tích cực. Cuộc gặp đó chưa thể giải quyết được gì thì đúng hơn (nhưng có hướng tốt cho sau này), chứ nó không phải “không giải quyết được gì” như giọng nói trịch thượng của IkdR- y như rằng IkdR có một kế hoạch nhiệm mầu để giải quyết thấu đáo mọi vấn đề vậy.
    Mong rằng Ikan di Ram đừng mang tư tưởng cục bộ định kiến với BBSSCC hay ai và đừng nói phét nửa.
    ——-
    Tôi muốn nói với Ikan di Ram đôi điều ngoài lề, mong rằng các bạn đừng quá quan tâm và bỏ qua.

  9. @Asau Khang này lạ và (…) nhỉ!
    Họp mặt ở giờ trước thì giờ sau đã lên Face hết rồi, từ làng Chăm xa xôi cũng thấu hết trơn trọi rồi. Vậy là kẻ nào đưa lên mạng đều là chó săn sao? Cộng đồng Chăm nhỏ bé bằng bàn tay, chuyện bé nhỏ hôm trước hôm sau cả làng đều biết mà. Có xíu đó mà không hiểu bảo ta phải nói cho biết. Người ăn gì mà (…) thế!
    Tại sao người Chăm mình khi vô cớ mà tố cáo nhau này nọ nhỉ??? Tại sao ông nhà thơ Inrasara rất đàng hoàng mà lại OK cho cái còm của ngài này lên nhỉ?

    BBT:
    Đáng lẽ BBT từ chối “phản hồi” của Asau Khang (ngay cái nick này cũng đáng bị bỏ rồi, cả chữ “chó săn” nữa), nhưng BBT muốn đưa lên để: 1. Tôn trọng người đọc và viết, 2. và bạn đọc KHANG có cớ nói lại.
    Yêu cầu bạn đọc tôn trọng web và tôn trọng nhau.

  10. @Đàng Trinh:
    Trong comment phía trên tôi cũng đã nói rồi, Hội thảo tại Hà Nội, Ts. Can đã trình 1 bản báo cáo rất chi tiết. Vì thế, nếu như buổi họp mặt được tổ chức trước ngày Hội thảo Hà Nội thì hay biết mấy và nó sẽ có giá trị hơn nhiều.
    Có lẽ anh đang đánh bóng quá trớn buổi gặp mặt đó quá. Cũng tùy anh thôi, tôi ko có ý kiến. Nếu anh cho là cần thiết thì anh cứ đến, tôi nghĩ không cần thì tôi không đến. (Và sự thật anh đã có đến hay không thì tôi không biết và cũng không quan tâm lắm. Nhưng anh bức xúc vậy thì có lẽ anh có đến. @KHANG có lẽ biết?)

    @Đàng Trinh thân mến, anh mổ xẻ câu từ của tôi quá đỗi. Có lẽ anh ấn tượng xấu với tôi nên không chịu đọc hiểu ý sau trong câu: “Mình thì mình giờ đây muốn dành thời gian làm những việc khác hữu ích hơn nhiều là ngồi 1 cục để cải luận. Cho nên, những vấn đề gì đó ko cần thiết xin đừng kêu tên mình.” Khi bị kêu tên thì tôi phải “Ngồi 1 cục” là ngồi trước bàn phím và “cải luận” về những vấn đề vô thưởng vô phạt mất thời gian như tôi đang cố gắng trả lời cho anh đây. “Ngồi 1 cục cải luận” có thể hiểu như kiểu “anh hùng bàn phím” theo cách ví von của các dân mạng.

    Anh cho rằng tôi “mang tư tưởng cục bộ định kiến với BBSSCC hay ai và đừng nói phét nửa”. Tại sao anh lại nghĩ rằng tôi mang tư tưởng cục bộ? Cục bộ với ai? Tại sao tôi lại định kiến với BBSSCC? Định kiến để làm gì? Không quan tâm về Akhar Thrah mà lại thích trực diện? Cơ sở nào cho anh nhận định? Tôi nói phét? Nói phét gì? Comment trên tôi trả lời đường hoàng với @KHANG mà. Và từ trước tới giờ anh hay thấy tôi nói phét? Sao anh biết? Anh đã và đang theo dõi tôi sao? Anh đã biết tôi phét và làm được với ko được những gì?

    Tôi không phải là thánh nên không có phép thuật gì nhiệm mầu đâu anh. Anh cho tôi lên giọng trịch thượng và giọng điệu chỉ trích anh dành cho tôi rất là dễ thương.

    Tóm lại, anh nghĩ về tôi ra sao cũng được, đó là quyền của anh. Anh có thể phản hồi bắt bẻ và phê phán tôi tiếp cũng không sao, tôi cũng sẽ chẳng buồn mà trả lời anh nữa nếu cứ tiếp tục sa lầy.
    Cho tôi, cho anh và cho tất cả những ai có lòng, hãy làm điều gì đó thiết thực thay vì phải sử dụng “bàn phím anh hùng”.

    Thân mến.
    ___
    Một lần nữa xin cảm ơn anh Jaya Bahasa rất nhiều đã công bố quyển sách quý!

  11. Bạn đọc thân mến!
    Từ nay trở đi, Web sẽ không chấp nhận các chữ như “chó săn”, “Chàm gian”, “Chàm giả”… mà vài bạn hay dùng. Mọi người có thể đọc bài nào đó, và đưa ra ý kiến của mình. Ý kiến có thể ngược nhau, thậm chí ngược lại với người phụ trách trang Web, vẫn được đăng, miễn là ta biết tôn trọng người đối thoại.
    Thân mến
    Thuk siam
    Inrasara

  12. Nực cười. Tự nhiên mọi người cứ gòng mình lên cãi nhau, tranh với chả luận với kẻ mà mình chẳng biết là ai, lên đây với mục đích gì. Ngây ngô không thể tưởng tượng được.

  13. Với cá nhân tôi, tôi cũng cho rằng đó chỉ là một buổi cafe nói chuyện xã giao bình thường chứ chẳng phải là Hội thảo gì cả! Hiện nay, chưa bao giờ vấn đề về chữ viết Chăm Akhar thrah truyền thống có từ thời Porome và của BBS lại được đề cập NHIỀU và NÓNG như hiện nay. Chính từ sự không thống nhất về mặt chữ viết đã gây ra những hiềm khích tiêu cực cho anh em Chăm, đặc biệt là giới trẻ. Và nếu không có giải pháp nào hữu hiệu để chấm dứt hẳn tình trạng này, nó sẽ gây ra một hệ lụy di căn khó mà hòa giải trong tương lai. Và để tìm ra đâu là giải pháp hữu hiệu cho việc thông nhất chữ viết và củng cố lại tinh thần đoàn kết Chăm mà chúng ta đã có từ xa xưa và đang có nguy cơ sẽ bị hủy hoại, tôi xin có một vài lời về giải pháp như thế này. Mong quý anh em cùng xem và cho ý kiến.
    Như chúng ta biết, vào năm 2006 tại Kualalumpua – Malaysia, giữa các vị trí thức Chăm tại hải ngoại đã tổ chức một Hội thảo và đã có mời các vị trí thức trong BBSSCC tới tham dự. Kết quả, hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp và các vị trong BBSSCC cũng đã đồng ý ký tên vào biên bản hội thảo về việc sẽ chỉnh lý lại sách giáo khoa chữ Chăm theo Akhar thrah truyền thống, nhưng cuối cùng thì qua 7 năm, chúng ta vẫn đang tiếp tục tranh cãi. Và nguyên do vì sao không có sự thay đổi, câu hỏi đó chắc chỉ có các vị trong BBS mới trả lời được??
    Và liệu có nên có thêm một cuộc HỘI THẢO nữa hay không? Tôi cho rằng NÊN và RẤT NÊN! Và địa điểm là tại Sài Gòn. Và để làm được điều đó, cần phải có một tổ chức hay đoàn thể đứng ra tổ chức buổi hội thảo đó. Chúng ta có thể nhắc tới một số tổ chức/ cá nhân như Trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Chăm hay cá nhân như PGS. TS Thành Phần hay nhà thơ Inrasara – đó là những cá nhân/tổ chức có sức ảnh hưởng trong giới sinh viên và cộng đồng.
    Hội thảo tất nhiên không thể không có mặt của 13 vị trong cuốn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP…. (có thể có vài người không tới vì lý do “chính trị”) và các vị trong BBS trước kia (nay BBS còn hay mất thì chưa biết) và cần phải có đông đảo sinh viên tham gia thì buổi Hội thảo mới có giá trị và giải quyết được nhiều vấn đề. Được như thế chúng ta mới có thể giải quyết dứt điểm và nền văn hóa của chúng ta mới được cứu.

  14. Yut Chăm drei!
    Từ đầu tới giờ chỉ thấy tranh cãi chuyện đâu đâu ko ăn nhập gì vào chủ đề của bài viết này. Đó là việc chúng ta tìm lại được giáo trình tiếng Chăm đầu tiên đã được biên soạn dạy thử nghiệm tại Trường tiểu học Phú Nhuận thuộc quận An Phước (tỉnh Ninh Thuận) vào thập niên 60. Vậy chúng ta phải làm gì với giáo trình này. Theo tôi trước tiên là các bạn Chăm già trẽ bé lớn giỏi tiếng và chử Chăm nên xem xét và nêu ra sự khác biệt của giáo trình này với cách dạy chữ Akhar Thrah của ông bà ngày xưa và của BBSSCC ngày nay. Sau đó dạy thử ở một vài thí điểm song song với cách của BBSSCC và của Champaka trong vòng vài tháng. Sau khi mãn học kỳ thì cho học sinh thi viết và thi đối đáp tiếng Chăm, cùng thi đọc văn bảng Chăm cổ xem học sinh giỏi/thành thạo được đào tạo do giáo trình nào và từ đó chúng ta nhất trí đi chung một hướng. Đồng ý ko? Thay vì cứ mãi tranh cãi lung tung.
    Tôi chắc có nhiều người đồng ý với tôi nhưng chúng ta sẵn sàng nghe và thực hành ý kiến khác hay hơn. Thế nhé!

  15. – Rất nhất trí với bác YC

    – @JaDar:
    1/- Về chuyện ký văn bản ở hội thảo Mã Lai, bạn đến hỏi thầy Tỷ là biết rành. Sao gọi là ký, và sao gọi là không thực hiện.
    2/- Cộng đồng ta mấy năm qua không phải mất đoàn kết do akhar thrah, mà là nhiều vụ khác. Theo tôi, người Chăm mình sanh tật làm phe phái là chính.
    3/- Xin không nói về chữ Chăm thời Pô Rômê nó xa vời và khác biệt lắm. Theo chỗ tôi biết chữ Chăm thế kỉ XX có 3 giai đoạn: thời Aymonier (1906) – thời Lưu Quý Tân đên Mousssay (1960-1970) – thời BBS (1978-1982). Ba giai đoạn này chữ viết giống nhau, dấu âm giống nhau, chỉ khác nhau vài điểm rất nhỏ về cấu trúc. Chúng ta chỉ làm cho to chuyện thôi, cô bác ạ. Khi chúng ta yêu nhau thì qua hết, chứ không có chi ghê gớm đâu.
    Sẵn anh Bahasa phát hiện sách này, tôi lấy ví dụ
    + âm ngắn – dài, mấy bác trí thức xưa đã đặt vấn đề này từ lâu, rồi cứ mãi lấn cấn. DĂRSA KHÔNG CÓ CHROH AO, hai ông trí thức Chăm đầu đàn Lưu Quý Tân và Lâm Gia Tịnh đã viết thành sách rồi đó.
    + POH GĂK, thì từ ông Bố Thuận, đến Thiên Sanh Cảnh cũng đã viết rồi.
    BBS chỉ lặp lại, đem ra bàn, rồi giải quyết thôi.
    Có mấy vụ đó thôi mà.

    Đwa karun

  16. Nhân viên X

    Tôi vô danh tiểu tốt cho nên mọi người không cần biết tên tôi làm gì, chuyện chữ Chăm tôi cũng không biết đúng sai thế nào, chỉ xin kể sự có thật. Jalo Jalai có 1 ý rất hay, mà mãi hôm nay mới nói ra. Về chữ Chăm tôi nghĩ là không có gì lớn chuyện đâu. Người nào để cho lôi cuốn vào chuyện chữ Chăm mà giận hờn nhau là mắc mưu đó.
    Tôi xin kể chuyện có thật có lẽ cũng nên kể cho mọi người biết.
    Sau hội thảo ở Mã Lai Á, là hội thảo chữ Chăm ở Phan Rang năm 2007 (tôi quên tháng), tôi có dự ké. Tôi thấy như sau:
    Đầu tiên sau khi làm thủ tục hành chánh, tiến sĩ Thành Phần được mời lên nói đầu tiên, khoảng 15’. Tiến sĩ cầm cây bút quơ quơ tay mà không thấy viết gì cả. Ông tiến sĩ ngôn ngữ là Vụ trưởng dân tộc thiểu số tôi quên dân tộc nào, bảo: “sao anh không viết đi”, tiến sĩ Thành Phần cũng không viết.
    Người thứ hai là nhà thơ Phú Trạm – Inrasara được mời. Anh ba lần viết chữ Chăm đầy và xóa trên tấm bảng lớn.
    Thứ ba là giáo sư Bùi Khánh Thế đọc thư của ca sĩ Chế Linh với nhiều chữ ký của bà con ở nước ngoài gởi cho hội thảo.
    Thứ tư là Cả sư Chăm phát biểu. Vị cả sư phát biểu bằng tiếng Chăm, nhà thơ Phú Trạm – Inrasara ứng khẩu dịch cho hội trường nghe.

    Sau đó vào giờ giải lao, tôi đến hỏi chuyên gia ngôn ngữ từ Hà Nội, ông này cũng là người dân tộc (dường như là Mông), ông ta nói, sao mấy nét đơn giản thế mà anh em Chăm bảo là lai căng nhỉ. Tôi mới hỏi tiếp là hướng giải quyết thế nào, ông mới trả lời là, chắc sẽ tiếp tục thôi, chớ có gì lớn chuyện đâu. Ông này là người dân tộc thiểu số không phe phái gì cả, đã nói nguyên xi như vậy.

  17. Một bài toán mà có 2 đáp án làm sao có tính ứng dụng cao được. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau tìm giải pháp tối ưu cho vấn đề này. Môt cái bắt tay, và cùng nhau ngồi cùng một bàn tròn bàn luận về vấn đề này vậy.

  18. Nếu những người chỉ một mực biết tố cáo BBS mà không vội vàng, biết khách quan xem xét bằng những chứng cứ cơ sở (ví dụ như bạn Jalo Jalai đưa ra), thì sự việc đã diễn ra ôn hòa hay biết mấy. Tôi chưa thể dám bàn đến vấn đề đúng/sai, tôi càng công tâm tránh xa phe – nhóm để nhìn nhận; Ở đây, tôi chỉ đau đáu và tiếc thay cho việc ứng xử của một số trí thức Chăm đã rất “ồn ào” trong thời gian qua, mà hệ lụy và dư âm của nó ít nhiều ảnh hưởng đến giới trẻ Chăm của ngày hôm nay, kể cả trong cách nhìn nhận vấn đề đôi khi cũng lệch lạc. Phải chi chúng ta chưa từng nghe những câu như: “hủy hoại di sản akhar thrah tổ tiên”, “phản bội vua chúa từ thời Ppo Rome” hay khi bạn search vào ‘paulusthong’ (NT Thống) đọc được câu nói rất xấc của ông Sử Văn Ngọc khi chỉ trích BBS trong bài viết trên blog đó rằng “…akaok balaok li-u iku gilimong…(ý nói những người trong BBS là đầu gáo dừa không có trình độ)” vân vân và nhiều vân vân, thì sự việc đâu có đến nỗi tệ.
    Thiết nghĩ, thế giới này rộng lớn như thế nào, có bao nhiêu điều đúng và không đúng, và người ta có ứng xử với các vấn đề không đúng đó (giả sử nó không đúng) như các ông Chăm mình không? Cứ nghĩ thế mà thương thay cho cái ao làng nhỏ hẹp của Chăm mình. Có một số người cứ như muốn khơi mồ quật mã các ông trong BBS như Lâm Nài, Châu Văn Kên, Bạch Thanh Chạy, Quảng Đại Hồng, Nguyễn Ngọc Đảo… đang yên giấc nơi chín suối lên để mà nguyền rủa cho hả dạ… Đau, con cháu họ và những người thân thật quá đau.
    Một lần nữa, tôi chỉ tiếc và rất tiếc về cách ứng xử của Chăm mình để bây giờ, cả người phê bình và người nghe chẳng thèm nhìn mặt.
    * * *

    @Nhân viên X + YC:
    Khách quan và thực tế một điều thế này:
    Trong thời gian khoảng năm 1990 hay 1991 gì đó tôi không nhớ cụ thể, nhưng nhớ là trong dịp hè; Đích thân Ts Thành Phần có mở lớp dạy chữ Chăm cho một số anh chị em học sinh sinh viên Chăm plei PaBblap klăk (An Nhơn) – chính xác là dạy theo cách của BBS (nhưng sau này Ts TP cũng phản đối BBS). Nhân đây tôi cũng cảm ơn Ts Thành Phần vì đã giúp tôi cùng một số người khác biết đọc viết được chữ Chăm từ thuở đó.
    Điều khác nữa tôi cũng muốn nói là, tôi học theo cách của BBS nhưng tôi vẫn đọc hiểu các bản chép tay của các cụ xưa một cách rất bình thường không có gì khó khăn cả, tuy có khác đôi chút (thư tịch cổ thì người không chuyên mấy ai được tiếp xúc, nên chưa biết thế nào). Bởi vậy, tôi rất ngạc nhiên khi nghe có người bảo là BBS làm cho con cháu không đọc hiểu được chữ Chăm mà các bô lão xưa dùng. Thử hỏi, việc này có ai thống kê chưa? Hay chỉ phán. Và vì vậy tôi cũng rất tán thành về mặt ý tưởng của bạn YC (chỉ là ý thôi chứ chưa chắc thực hiện đã khả thi).
    Thuk siam

  19. Ôi, cảm ơn Bahasa nhiều, nhiều…
    Theo nguồn dư luận đáng tin cậy trong xã hội Chăm, thời đó, Lưu Quý Tân (người Hữu Đức) là trí thức nổi bật nhất về nhiều lãnh vực. Ông là người Chăm duy nhất viết nhiều về văn hóa Chăm đăng trên tạp chí Phổ Thông, Thời Nay ký tên là Jaya Panrang. Ông là người đầu tiên dịch Ariya Glang Anak ra riếng Việt, rất hay. Còn ông Lâm Gia Tịnh cũng là trí thức đầu đàn (sinh ở Lạc Trị, lấy vợ Mỹ Nghiệp), phụ trách Ban thanh tra Ty Giáo dục.
    Trí thức hàng đầu Chăm, họ đã đau đáu về akhar thrah, và họ viết sách dạy chữ cho con cháu. Hai ông viết chroh ao ko dăr-sa, không thể nói họ phá hủy chữ Chăm truyền thống được!!!!

    Trước đó ông Bố Thuận ở Phan Rí làm ở Viện Bác cổ Pháp tại Việt Nam, là trí thức lớn, và ông Thiên Sanh Cảnh ở Hữu Đức là học giả lớn (chủ bút tập san Panrang), hai ông viết có poh găk đó.

    Thế hệ trí thức Chăm trong BBS có ân oán gì với các ông hay không tôi không dám ý kiến. Lẽ nào cả 4 ông trí thức cồ của Chăm thuộc thế hệ đầu tiên sau khi Chăm mất nước lại nỡ lòng đi phá hủy chữ Chăm truyền thống????????? Thôi cho tôi van xin các ông, các bà.

  20. Chào các bạn
    Trong tháng này tôi có nhiều thời gian nghĩ ngơi để theo dõi hoạt động của cộng đồng Chăm. Vấn đề chữ viết Chăm cũng như văn hoá Chăm được mọi người quan tâm nhất. Đây là niềm vinh hạnh cho những người Chăm hiện đang sống trên thế giới này.
    1. Vấn đề Chữ viết Chăm: Đã tranh luận từ 2006 đến nay chưa có hồi kết. Như bạn Nhatrang đã nói với tôi: Tại sao mạng nào của người Chăm tôi cũng ghé thăm?
    Mục đích:
    – Để tham khảo nhiều ý kiến hoặc những bài viết phản biện hay ủng hộ.
    – Theo dõi quan điểm của các nhà khoa học nghiên cứu ngôn ngữ Chăm.
    – Từ đó rút ra được kết luận.
    Vote thăm dò trên web của người Chăm là Gulpataom.com cũng đã cho ta nhìn thấy một cục diện rồi. vấn đề còn lại là các nhà nghiên cứu chữ viết Chăm có ngồi lại và thống nhất với nhau hay không?
    – Ngôn ngữ để phục vụ giao tiếp và nghiên cứu văn hoá.
    Giao tiếp.
    – Hiện nay người Chăm ở Ninh – Bình Thuận chưa biết dùng lại chữ viết nào: “Truyền thống hay cải biên” với số dân 150,000 người.
    Tại sao chúng ta không sử dụng chung tiếng Chăm mà cộng động chiếm dân số lớn đang sử dụng như bây giờ (Chăm Campuchia, Lào, Malay…) đều hiểu được nhau và sử dụng cũng thành thạo.
    – Đã đến lúc các bạn trẻ Chăm quyết định chứ đừng trong mong vào các bậc đàn anh (các bậc đàn anh đang ngồi im theo dõi chưa liên tiếng chỉ có một ít trí thức Chăm đã lên tiếng đăng trên web: Champaka.info
    Nghiên cứu:
    Chữ Chăm ” Truyền thống hay cải biên” cần nghiên cứu thêm và tạm thời dùng như chữ viết để nghiên cứu các văn bản thơ ca… mà tiền nhân để lại.
    Dựa vào tư liệu hoàng gia Champa để nghiên cứu chữ viết Chăm mà các thế hệ Chăm đang sử dụng hôm nay là chính xác nhất vì đây là lại chữ viết dùng chung cho một quốc gia từ văn bản hành chánh thuế má… khi đang tồn tại. Các thế hệ Chăm sau này chưa được tiếp xúc tư liệu hoàng gia nên còn phân vân lối hành văn hay cấu trúc ngữ pháp.
    Người Trung Hoa cũng đã cải biên chữ viết của họ tạo thành 2 dòng phồn thể và giản thể (Trung quốc đại lục và Đài Loan) nhưng họ chỉ cải biên các nét viết cho đơn giản chứ họ không cải biên ngữ pháp (các bạn tìm hiểu lại nhé vì tôi không phải là chuyên gia ngôn ngữ).

    Các bạn trẻ thân mến
    – Chúng ta không nên đào sâu vấn đề Chữ viết Chăm nữa (đây là chuyên ngành của các trí thức nghiên cứu chữ viết Chăm có đào tạo ) để họ làm sáng tỏ vấn đề.
    – Hãy cố gắng học tập và lao động tốt còn hơn là dành thời gian tranh cãi mà không có hồi kết.
    – Ts Cẩn đã nói: Kết quả HTKL có kết quả nhưng có thay đổi được vấn đề gì đâu?
    _ Chúng ta nên dùng những từ có văn hoá để trao đổi (thể hiện người Chăm có văn hoá và có lễ độ) mà các bậc tiền nhân đã để lại. Vì tôi thấy rất ít con em Chăm học thời Phổ thông có hạnh kiểm trung bình.
    Thân ái!

  21. Daovan viết là:
    “Vote thăm dò trên web của người Chăm là Gulpataom.com cũng đã cho ta nhìn thấy một cục diện rồi.”
    Tôi xin hỏi là:
    – Những người tham gia vote này gồm những ai? Thế những người không đọc web Gulpatom này thì sao?
    – Họ có hiểu biết nhiều về chữ Chăm không?
    – Nói một bên là chữ Chăm truyền thống – bên kia là chữ Chăm BBS, thì 100% là thích “truyền thống” rồi, không cần phải vote. Nhưng “truyền thống” là gì thì có ai hiểu rõ chưa?
    Vậy mà nói nhìn thấy cục diện rồi là sai đó, bạn Daovan nhé.

  22. Ngay cả từ “truyền thống” anh Klủn nhà mình không biết mà cũng đòi……
    “Truyền thống” là hình vi lưu truyền, là từ động từ tradere, “chuyển sang cho người khác, giao, trao lại”.
    1. “Sự giao một cái gì đó cho một người nào đó”;

    2. “Sự lưu truyền những sự kiện lịch sử, những thuyết tôn giáo, những truyền thuyết, từ thế hệ này sang thế hệ sau bằng con đường truyền khẩu.

    3. “Tất thảy những gì người ta biết hoặc làm theo truyền thống, tức là bằng một sự lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau nhờ ở lời nói hay làm mẫu” (Từ vị ngôn ngữ Pháp).

  23. Klủn than
    Câu hỏi:- Những người tham gia vote này gồm những ai?
    +Bạn nên hỏi BBT trang web trên họ sẽ cung cấp chính xác cho bạn.
    -Thế những người không đọc web Gulpatom này thì sao?
    +Có thể nhiều người Chăm ( Quan tâm sinh hoạt Chăm)sẽ biết được các trang web Chăm. vì các trang web này có link với nhau
    – Họ có hiểu biết nhiều về chữ Chăm không?
    + Đa phần người quan tâm chữ chăm sẽ hiểu được chữ Chăm. Bạn trên xem lại trao đổi của Ts Cẩn với một số người trên trang web trên
    – Nói một bên là chữ Chăm truyền thống – bên kia là chữ Chăm BBS, thì 100% là thích “truyền thống” rồi, không cần phải vote. Nhưng “truyền thống” là gì thì có ai hiểu rõ chưa?
    + Vấn đề này bạn hỏi theo tôi bạn chưa thực sự công tâm nhận xét. tại sao họ không thích chữ Chăm BBS mà lại thích chữ Chăm truyền thống vì hàng năm BBS đào tạo rất nhiều học sinh chăm??? Đây là vấn đề bạn nên đặt câu hỏi với BBS
    -Nhưng “truyền thống” là gì thì có ai hiểu rõ chưa?
    +Theo tôi nghĩ các trí thức Chăm đang nghiên cứu như TS Cận, nhà nhơ INRA, PGS. TS Phần , TS Trương Văn Món,Bác Nguyễn Văn Tỷ, Thầy Lộ Minh Trại…….. và một số trí thức Chăm sẽ hiểu rõ. Nếu họ không hiểu được thì tại sao các trí thức Chăm muốn cải biên hoặc giữ lại nguyên bản chữ viết đó chứ?

  24. Các bạn không hiểu ý tôi rồi.
    – Muốn bỏ phiếu cho điều gì đó, thì cần hiểu rõ điều đó. Chuyện ngôn ngữ là điều rất khó, không thể biểu quyết đưa tay, khi chưa được giảng giải kĩ và có tri thức rất căn bản về nó. Tôi nhớ không lầm là kì về Việt Nam trước, tiến sĩ Quang Cẩn có về Ninh Thuận làm cuộc điều tra, sau khi giảng giải cho mọi người biết, thì gần như 100% nhất trí sử dụng lối chuẩn hóa của BBS.
    Chỗ này, tôi không nói cuộc vote nào đúng mà chỉ nói cách tổ chức lấy ý kiến, bạn Daovan à.

    – Về chữ “truyền thống”, thì 1 bạn @Klun đi tra từ điển thì không cần đâu, bạn ơi, tôi có thể tra được mà. Chỗ này ta đang bàn về lối dùng chữ “truyền thống” của anh em Chăm. Tôi muốn dẫn chứng tiến sĩ Quang Cẩn:
    – Akhar thrah = chữ truyền thống
    – Akhar thrah + thêm bớt 3 nét truyền thống = chữ Chăm lai căng.
    Trong khi bên kia cho nó lai căng, thì bên này có người cho lối viết của BBS mới là CHỮ CHĂM TRUYỀN THỐNG CHUẨN.
    Tôi nói rắc rối về “truyền thống” là vậy. Các bạn cần hiểu hàm nghĩa hay “ý đồ” chữ truyền thống do đối tượng nào đó dùng.

  25. Klủn mến
    – Nếu nói như bạn thì 13 vị đồng tác giả: Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp do nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành vào năm 2011. Không hiểu được căn bản Tiếng Chăm và chữ viết Chăm à!
    – Một số sinh viên hợp mặt với TS Cẩn cũng không biết tiếng Chăm và chữ Viết Chăm?
    – Những sinh viên cũng như những người sinh sống đang dạy Tiếng Chăm trong Sài Gòn không biết Tiếng Chăm?
    Theo bạn ai biết và hiểu Tiếng Chăm nhất?
    Vấn đề này sẽ rất đơn giản nếu các vị này TS này ngồi lại với nhau thảo luận. Theo comment của bạn thì bạn là người cũng biết Chữ viết Chăm.

  26. À, xin lỗi, do cách diễn đạt của tôi nên chúng ta hiểu chưa thông.
    Ý tôi nói là hai bên phải hiểu cách làm của nhau, người được hỏi ý kiến để vote phải hiểu rõ tại sao BBS làm như thế, rằng cách làm đó có phá hủy truyền thống chữ Chăm không, rồi mới cho ý kiến.
    Mà muốn hiểu cách làm đó có sai phương pháp luận hay không, thì cần có căn bản về ngôn ngữ học.
    Tôi không dám nói ai có hay ai không có căn bản ngôn ngữ học.
    Tôi không nói cách lấy ý kiến của tiến sĩ Cẩn hay cách vote của Gulpatom là ai đúng, vì 2 kết quả rất khác nhau, phải không bạn?

  27. K Lủn mến
    Ngay lúc đầu tôi cũng đã nói: Chữ viết chăm hãy để những người thực sự hiểu rõ tổ chức ngồi lại bàn bạc với nhau>>>> kết quả thống nhất
    Nếu bạn làm việc trong ngành Văn Hoá thì tôi có thể cung cấp tư liệu cho bạn
    Vi dụ: Quê hương tôi Play cang(Lương Tri- Ninh Sơn – Ninh Thuận) còn là một đề tài khá hấp dẫn chưa được khám phá
    – Lịch sử hình thành play( Gốc tổ tiên của quê tôi là Cà Đú- Mỹ Tường)
    – Có đập chứa nước có tên gọi POCam
    – Nơi còn nhiều gạch Chăm cổ theo truyền thuyết là gạch xây tháp POKLONG
    – Huyền thoại xây dựng tháp cũng có quan hệ với quê hương tôi
    -Hằng năm quê tôi có tổ chức Lễ Sak mà người được thờ phụng( Hiện tại còn miếu) Mà thế hệ trẻ cũng chưa biết là ai;mà xóm tôi gọi chung chung là Poyang
    – Hiện tại, trong xóm tôi còn giữ bộ áo quan ra trận(Của tướng Chăm) và thanh kiếm . Vị này có gốc người làng An Nhơn( Thế kỷxx)
    -Hoặc truyền thuyết 3 nắm muối và 9 luyện trầu. Vì sao người Trung Quốc xưa phải cạo nửa đầu và thắt biếm người Chăm thì không?

  28. Chào Yut Hong,
    Nếu bạn quan tâm đến Chăm, văn hóa Chăm, ngôn ngữ, chữ viết… bạn đọc Champaka, facebook, các blog, các bài báo… chưa đủ, bạn cần đọc và phân biệt được và cần tư duy phản biện để hiểu vấn đề. Tôi theo dõi comment của bạn và tôi nghĩ rằng bạn đang bị thiếu thông tin nhiều lắm, bạn không phải là người học chuyên ngành xã hội nên chưa hiểu được sâu lắm các khái niệm cơ bản, cũng không theo dõi các vấn đề Chăm một cách sâu sát và lâu dài, bạn chỉ mới đọc qua vài trang web, vài bài báo thôi. (Thậm chí bạn chỉ mới tham gia vào mạng toàn cầu mới năm nay thôi). Những comment của bạn thể hiện bạn đang rất quan tâm đến vấn đề cộng đồng, bạn yêu cộng đồng của bạn, điều này là rất quí nên chăng bạn đọc nhiều hơn nữa, gặp gỡ nhiều bạn bè cùng trang lứa Chăm hơn nữa bạn sẽ hiểu được vấn đề. Nếu hôm họp mặt và uống cafe trò chuyện cùng các bạn trẻ Chăm của TS Quảng Đại Cẩn có bạn tham gia thì bạn sẽ hóa giải rất nhiều điều gây ngộ nhận trong suy nghĩ của mình. Buổi họp mặt rất vui vẻ, các câu hỏi được đặt ra rất trực diện vào vấn đề đang gây nhiều tranh cãi và được TS QD Cẩn trả lời đầy đủ và thấu đáo, các bạn trẻ cũng rất thỏa mãn. Sau cuộc họp ấy, nhiều bạn còn nán lại và cùng thảo luận để có thể xây dựng các chương trình, dự án thiết thực để giúp các trẻ em Chăm được tiếp cận tiếng Chăm, giúp tiếng Chăm có thể tồn tại và phát triển như các dự án subtitle phim bằng tiếng Chăm, tranh hoạt hình bằng chữ Chăm, audio dalikal kể chuyện Chăm cho các bé nghe… Điều đó cho thấy người Chăm đã không còn tranh cãi về Chữ Chăm nữa. Vậy nên hãy để BBS thực hiện đúng chức năng của họ và các em được yên tâm học tập. TS Quảng Đại Cẩn hiện nay chỉ đóng vai trò là nhà nghiên cứu chuyên môn cùng đứng ra giúp chính phủ, tỉnh có cái nhìn chính xác hơn về mặt chuyên môn để thực hiện chính sách giáo dục ngôn ngữ dân tộc của Chính phủ VN. Những bài viết chính thức của TS Cẩn đã nói lên điều đó. Hãy để xã hội Chăm được yên ổn, để trí lực người Chăm được thảnh thơi để nghĩ đến những vấn đề phát triển kinh tế, dân sinh và giáo dục. TS Cẩn có nói một câu mà tôi nhớ mãi, đại ý là: Nếu người Chăm có nhiều trí thức bậc cao thì cộng đồng Chăm chúng ta sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữa. Theo tôi thiết nghĩ, do chúng ta thiếu hụt nhân lực bâc cao về ngôn ngữ nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung nên chúng ta xảy ra tình trạng cãi cọ về ngôn ngữ như thế này. Bạn có thể tham khảo them blog của TS QDC tại đây để hiểu rõ hơn: http://sapcham.blogspot.com/search?updated-min=2012-01-01T00:00:00-08:00&updated-max=2013-01-01T00:00:00-08:00&max-results=16
    Có lẽ chúng ta nên kết thúc chuyện chữ nghĩa ở đây. Về vấn đề tiếng Chăm các bạn hãy liên lạc thư riêng đến TS Quảng Đại Cẩn, TS Phú Văn Hẳn hoặc Inrasara (là người am hiểu về VH, Chữ Chăm, đã có nhiều tác phẩm văn học bằng tiếng Chăm), để được giải đáp một cách đầy đủ và thỏa đáng vì hai ông này là TS chuyên ngành ngôn ngữ học về tiếng Chăm.
    Thân ái.

  29. Chào bạn
    – Bạn nói đúng tiếng Chăm (XHH) không phải là ngành mà tôi đào tạo và tôi cũng chẳng bàn vấn đề chữ viết Chăm đúng sai (bạn theo dõi tôi comment từ đầu)
    – Ngay từ đầu tôi đã nói vấn đề chữ viết Chăm nên để các trí thức Chăm thảo luận và tôi không tán thành cãi nhau trên mạng.
    -Tôi cũng đã theo dõi cuộc trao đổi của TS Cẩn với các sinh viên qua mạng.
    -Thỉnh thoảng tôi cũng ghé Sapcham của TS Cẩn.
    – Bạn có thấy Trên mang Champaka.info là một số trí thức Chăm đang lên tiếng không hay là do Champaka.info tự bịa ra?Những vị này không đủ tư cách thảo luận với TS Cẩn về tiếng Chăm à?
    + Nếu tôi là TS Cẩn trước khi báo cáo trước cơ quan nhà nước thì tôi sẽ gặp các vị trên thảo luận thống nhất rồi đưa kết quả tốt đẹp.
    – Trong gia đình tôi có người đang dạy tiếng Chăm cho HSTH và người khác cũng am hiểu Chữ viết Chăm truyền thống.
    – Trong Trường DH Xã Hội- Nhân Văn TPHCM>> những người dạy tiếng Chăm và Dân Tộc Học cũng có người Chăm và họ cũng lên tiếng.
    – Sao bạn biết tôi mới tham gia mạng lưới toàn cầu?
    – Tôi cũng đã gặp những bạn cùng trang lứa chỉ để bàn vấn đề làm ăn. Còn chuyện chữ viết Chăm tôi gặp những người lớn hơn và am hiểu hơn. Bạn có thể tham khảo bảng viết tay tiếng Chăm của ba tôi mà TS Phú Văn Hẳn đang giữ (do SV Thành Thanh Tuyến – SV khoa Văn hoá – Trường đại học Văn Hoá TPHCM ) cung cấp 2004.
    === “TS Cẩn có nói một câu mà tôi nhớ mãi, đại ý là: Nếu người Chăm có nhiều trí thức bậc cao thì cộng đồng Chăm chúng ta sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn nữa. Theo tôi thiết nghĩ, do chúng ta thiếu hụt nhân lực bâc cao về ngôn ngữ nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung nên chúng ta xảy ra tình trạng cãi cọ về ngôn ngữ như thế này.”
    – Vậy là hiện nay dân tôc Chăm chưa có một ai đủ tầm để thảo luận chữ viết Chăm à? Bạn hãy xem lại Tiểu Sử của Nhà Thơ INRA, PGS.TS Thành Phần… thành tích về nghiên cứu xã hội Chăm vượt xa TS Cẩn.
    – Tôi chưa thấy người Chăm tranh luận về làm kinh tế cả… Nếu bạn học tập được nhà thơ INRA đưa thổ cẩm Chăm nổi tiếng và giúp công ăn việc cho người Chăm hay NS SỸ Hoàng đưa gốm Bầu Trúc đến với khách hàng trong và ngoài nước là tuyệt vời. Tôi chưa làm được việc này nên đang suy nghĩ…
    ******
    Tôi chỉ kết luận một câu: Nếu tất những người thành thạo chữ viết Chăm bỏ được cái “TÔI” của mình mà ngồi lại với nhau thì sẽ không còn tranh cãi.
    Ví dụ, khi Tôi là lớp trưởng thời Trung Học tại Trường PTTH POKLONG (BBT được yêu cầu bỏ câu ví dụ trong ngoặc này), trong lúc đầu, do cái” tôi “quá lớn nên lớp tôi có nhiều chuyện xảy ra. KHi bạn Đàng Chi Huyên (Bí thư Lớp) cùng tôi ngồi nói chuyện thì tôi mới thấy cái sai của mình. Từ đó, lớp tôi luôn đoàn kết và kết quả học tập hay phong trào thi đua của lớp tôi luôn đứng nhất trường trong 3 năm liền (L10,11,12). Đến bây giờ tôi vẫn nhớ và áp dụng trong công việc của tôi mang lại hiệu quả tích cực.
    >>>>> Đó là cách làm việc theo nhóm mà các công ty nước ngoài luôn cần….

  30. Ôi người Chăm tôi ơi. Cãi nhau làm gì, lo làm ăn kinh tế cho giàu đi rồi giúp đỡ đồng bào còn nghèo đói nè. Anh Chamboy gì ơi, vào trang web nguoicham.com có nhiều phim hay tiếng Chăm lắm, có phụ đề nữa. Tui thấy phấn khích lắm, ai có tài liệu tự học tiếng Chăm cho tui xin với. Xin cảm ơn thật nhiều nhiều.

Leave a Reply to KHANG Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *