1. Vài dòng cảm nhận
Thú thật, tôi không học cao hiểu rộng như bao người, tôi không theo chuyên về văn chương nghệ sĩ như ai hay theo một chuyên ngành, quan chức địa vị xã hội nào. Đơn giản tôi là một nông dân đúng nghĩa tầm thường như hàng tỉ người trên thế giới. Tôi luôn tìm tòi học hỏi và đặc biệt là rất thích thử sức mình với những gì mình không biết. Và tôi chúa ghét tôi về những gì người ta biết mà tôi thì không (tất nhiên là về những điều có ích cho con người). Đơn giản là: Người ta làm được – mình cũng sẽ làm được (dù không thành công như người ta) và luôn tự tạo cơ hội học hỏi, tìm tòi để mở rộng tầm nhìn cho riêng mình. Đơn giản hơn: Người ta có công phát minh sáng tạo, mình là người tiếp thu và sử dụng – chỉ thế mà làm không được sao???
Có lẽ tôi là người tiếp xúc với Ông Tagalau muộn nhất (2006) so với các bạn tôi, người Chăm khác! Cũng chỉ vì hai từ “mưu sinh”. Tôi cũng phải lặn lội đó đây tìm kế sinh nhai cho riêng mình; vô tình bắt gặp từ những người bạn có vài cuốn sách Tagalau. Tranh thủ những lúc/ có thể rảnh rang để ngắm nghía và lướt mấy trang Web có vài dòng hướng về Chăm.
Trong toàn số Tagalau đã ra, số Tagalau 8 đã khiến tôi bâng khuâng, suy tưởng đến rạo rực cả tâm hồn. Tôi bê trễ công việc cũng chỉ vì đọc, nghiền ngẫm đến nát cả cuốn sách. Ngắm nghía qua lại mà thấm thía rủa nguyền cho đời bởi từ Tagalau, nguồn thông tin khác… liên quan đã làm sinh sôi nảy nở bao nhiêu là ý nguyện/câu tự hỏi cho riêng mình. Đại khái như: Mình là ai? Sinh ra để làm gì? Mình đã làm được gì cho mình, cho Chăm? Tiếng/ Chữ Chăm sẽ về đâu trong tương lai gần/ xa? Phải làm gì để không còn độn tiếng trong giao tiếp hàng ngày? Người Chăm sẽ còn tồn tại trong bao lâu? Chắc chắn sẽ chẳng có ai khác ngoài Chăm quan tâm đến các vấn đề đấy…! Có lẽ vậy.
2. Đôi lời tỏ bày chủ quan
Có thể nói, Tagalau 8 đã làm tôi thức tỉnh sau cơn ngủ mê đăng đẳng dài. Tôi bị thay đổi suy nghĩ và tư tưởng cũng từ đấy. Nhưng, suy cho đúng hơn, Tagalau nói không sai về một nội dung/ vấn đề nào, nhưng nói rộng quá thì chẳng ra một vấn đề cụ thể nào, nói sâu thẳm quá hóa ra chỉ vài người tri thức học cao mới hiểu thấu. Nói gần nghĩ xa, chẳng qua viết thật (theo tôi). Những gì cần, nên làm trong hôm nay thì hãy quan tâm. Cần xác định rõ ràng nhiệm vụ trước mắt/ lâu dài.
Vấn đề cần giải quyết hôm nay – theo tôi – là ngôn ngữ và chữ viết. Hãy quan sát và lắng nghe xem cộng đồng Chăm nói chuyện hàng ngày và viết chữ Chăm – bạn sẽ thấy điều gì đang diễn ra. Đáng xấu hổ thật đấy!
“Ngôn ngữ và chữ viết là linh hồn của một dân tộc. Phong tục tập quán thể hiện được khả năng và thời gian tồn tại của dân tộc đó. Con người hiện hữu để chứng minh cho mọi vấn đề chuyển động của dân tộc/ xã hội”. Con người là trung tâm của vũ trụ, mọi vấn đề, mỗi phát minh sáng tạo (dù nhỏ nhất) cũng đều nhằm hướng con người mà thẳng tiến. Như vậy, rõ ràng để bảo tồn và phát huy một nền văn hóa của một dân tộc/ xã hội điều trước tiên tuyệt cần lại là con người.
Người Chăm đã có được ngôn ngữ và chữ viết. Vậy là đã có được linh hồn của dân tộc Chăm trên thế gian này. Đấy là điều không một ai dám phủ nhận. Thế thì tất cả người Chăm (cả tôi nữa) đã biết đến đầy đủ về ngôn ngữ và chữ viết riêng mình chưa? Khẳng định là chưa!
Với chữ Chăm; Hiện nay, nạn mù chữ và tái mù chữ là đáng báo động. Chiếm gần tuyệt đối dân số Chăm, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Nếu phân cấp rõ ràng thì/ có thể sẽ là cấp “nguy hiểm”. Và/ có thể hơn một thập kỷ sau/ xa hơn thế nữa sẽ vượt lên cấp “cực kì nguy hiểm”. Vậy Chăm liễu có còn tồn tại? Vì sao lại có hiện tượng trên xảy ra? Đấy là việc cần giải quyết ngay hôm nay.
Dẫu biết rằng: Chăm có cơ quan Ban Biên soạn sách chữ Chăm, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm, một vài cá nhân tri thức ý thức trách nhiệm về ngôn ngữ và chữ viết dân tộc. Nhưng như vậy đã đủ chưa khi Chương trình học chữ Chăm chỉ dừng lại ở cấp Tiểu học vỏn vẹn Và Trung tâm nghiên cứu/ cá nhân trách nhiệm kia liệu có còn đủ lực và ý chí để chiến đấu với tình hình cụ thể của thời gian?! Sản phẩm họ làm ra cho người Chăm về việc này như thế nào? Có mấy ai chịu quan tâm đến?
Tôi, các bạn của tôi sau khi chia tay cấp Tiểu học là vẫy tay chào luôn Chữ Chăm. Mười năm sau hay còn nhiều hơn thế mới có cơ hội tiếp xúc lại với loại chữ này – liệu có còn nhận ra Nó không! Và đa số là nói không với câu trả lời tương tự rằng: Đã quên hết chữ Chăm rồi!
Đại đa số gia đình trẻ ở các Palei Chăm hiện nay, cha mẹ trẻ có vẻ tự hào tự đắc khi con thơ của mình biết phát ngôn bằng tiếng Việt (quốc ngữ) nhiều hơn, sớm hơn so với tiếng Mẹ đẻ (First language) trong khi dòng máu chảy trong bản thể họ lại là của riêng Chăm.
Trong thế hệ trẻ 8x, 9x thì đua nhau bung độn tiếng trong phát ngôn mà không một chút ngượng ngùng. Tôi nghe họ đàm đạo mà lo xa cho Chăm bởi những từ ngữ, tiếng nói được độn ấy không phải xa lạ hay khó khăn phải cần đến từ điển. Đấy chỉ là ngôn ngữ bình thường trong giao tiếp hàng ngày.
Tôi có chứng kiến một cuộc nói chuyện giữa hai học sinh ở Palei Hamu Tanran như sau:
A: Hư nao tao năn? (100/100)
(Mày/ bạn đi đâu vậy?)
B: Kâu nao trường học (50/100)
(Tao/ mình đến trường học.)
A: Kê harei ni thứ bảy blauh hư nao học? (30/100)
(Sao hôm nay thứ Bảy mà mày đi học?)
B: Harei ni lớp kâu hu sinh hoạt đội (50/100)
(Hôm nay lớp tao/ mình có sinh hoạt Đội)
Nói suông là vậy, đáng báo động là vậy, nguy hiểm vẫn là nguy hiểm!!! Vậy thì làm cách nào để khắc phục tình trạng đang hiện hữu trước mắt đây? Đấy mới là câu hỏi sống chết cho Người Chăm hôm nay và mãi mãi.
3. Hướng khắc phục
Xin nhắc trước: đây chỉ là ý nghĩ chủ quan. Với bản thân tôi, “chẳng có việc gì khó”. Một cá nhân thì đành, một tập thể thì mọi vấn đề đều có hướng giải quyết. Giải quyết tức thời/ lâu dài đều phụ thuộc vào bản chất vấn đề và lực lượng tâm huyết tham gia.
Một khi bản chất của vấn đề đã được đem ra mổ xẻ trước một tập thể thì hướng giải quyết khả thi nhất cũng sẽ từ đó mà ngoi đầu ra.
Lực lượng tâm huyết tham gia: Đây mới là vấn đề đau đầu nhức óc và tốn nhiều thì giờ.
– Tại sao ta không mở một cuộc liên hoan bàn tròn nho nhỏ để mời các bậc trí thức, tiền bối, lực lượng trẻ Chăm tham gia, thảo luận vấn đề để từ đó nhân rộng mô hình đại trà!
– Ý thức và trách nhiệm cá nhân có tầm ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tác động vào khả năng thành bại của vấn đề (dù nhỏ nhất). Với ngôn ngữ và chữ viết thì yếu tố này phải được “đặc biệt” quan tâm chăm sóc. Nhưng, mọi công việc ta làm thì “cái khó ló cái khôn” thôi – nghề dạy nghề là vậy; ta phải biết vượt qua chính ta để rồi từ đó sẽ vượt qua hoàn cảnh (đấy là ý thức và trách nhiệm cá nhân).
Cuối cùng, tôi kính chúc mọi sự sẽ thành công trong thời gian sớm!
Mưdah dom kor raneh thei jang sanưng yaw kamon ni yơ thiam si đơ.
Nếu thế hệ trẻ ai cũng có suy nghĩ như cháu này thì hay biết bao.
Mưng kal rak, Cei biak takrư cong ngak hu jiơng ka paran drei, min prưn oh tuy thong hatai cong, yuw nan yơ oh jiơng.
Thuở trước, chú cũng ước làm được gì cho dân tộc, nhưng lực bất tòng tâm, nên ước vong không thành.
Haray ni dom kamon ligeh, mưrat nau nhưk.
Thời đại hiện nay, các thế hệ con cháu có điều kiện. Gắng lên nhé.
Ranam, Thân ái.