Trường Trung học Pô-Klong. LÀM ĐI, ĐỪNG KHÓC!

“Đời con gái cũng cần dĩ vãng, mà em tôi chỉ còn tương lai” (“Bài không tên số 4”)

[1] Thông tin “Sara ra Bắc lần này, có gì lạ?” đăng ngày 21-6 với 9 chủ đề rõ ràng, tôi mời các nơi đăng kí:

1- Văn học ngoại vi Việt Nam, cần nhìn nhận như thế nào?

2- Chúng ta nợ gì văn học miền Nam trước 1975?

3- Đâu là cái mới của thơ Việt thời đổi mới?

4- Thơ hậu hiện đại và sau hậu hiện đại Việt

5- Sau Mở Miệng, thơ trẻ ở đâu?

6- Thơ Dân tộc thiểu số sau kì ngủ đông

7- Phê bình, để làm gì?

8- Văn hóa Cham nhìn từ Cham

9- Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam?

Các bạn thơ phản hồi nhiệt tình. Lạ, đăng kí – không phải các chủ đề trên, mà với Inrasara, một nhà thơ nổi tiếng với tư cách cá nhân, đồng thơ tư cách Chủ tịch Hội đồng Thơ. Nghĩa là các bạn yêu tôi, hay trân trọng chức danh “chủ tịch”, chứ không yêu, trân trọng chính thơ & vấn đề thơ hôm nay.

Tôi đùa, là yêu sai.

[2] Civid vừa qua, các nơi có ý giúp chị em đang kẹt ở miền Nam: lương thực, tiền; bà con ở quê vùng mắc dịch: thuốc em. Và nhơ tôi đứng ra thu xếp. Có đến 7 bạn kêu “Sara ơi, đừng, đừng, họ sẽ níu Sara không kham nổi đâu”.

Tôi chờ đợi câu hỏi: “cei Sara sẽ giải quyết vấn nạn ra sao?” nhưng không đâu cả. Cũng là cách yêu tôi, lần nữa – yêu sai.

Sau đó tôi nhập cuộc, và mọi thứ êm đẹp.

Nghiên cứu cùng đề tài về văn hóa Cham, đồng tộc bạn hoàn thành trước và hay hơn bạn. Thay vì vỗ tay, chúc mừng, đi tìm đề tài khác tập trung vào, bạn lại lườm nguýt, xỏ xiên người đồng tộc.

Như vậy bạn yêu mình hay yêu văn hóa Cham?

[3] Tút về Trường Trung học Pô-Klong đăng hôm qua, nhiều bạn facebook, nhất là cựu học sinh của Trường tương tác với bao nhiêu like, love, phản hồi. Ta hãnh diện bởi là người Pô-Klong, ta đau buồn vì Pô-Klong mất, thương tiếc có, gợi nhớ bao kỉ niệm cũng có, vân vân. Trong khi câu hỏi cốt tủy nhất, và là ý chính của bài viết:

“Ban Biên soạn sách chữ Chăm đã có “dấu vết để lại”, Trường Trung học Pô-Klong – tại sao không?” –  không thấy ai đả động tới!

Câu hỏi “bạn có yêu không, và thực sự yêu điều gì” cần được lặp lai.

Yêu, tức là ưu tư, và hành động để biến ưu tư đó thành hiện thực. Trong khi lâu nay, ta làm video clip đủ thứ, nhà lầu, xe hơi, tiệc tùng, du hí, karaoke… Còn cái thực nhất, ta bỏ qua. Buồn không?!

Cụ thể:

– Bạn yêu, thương, nhớ trường xưa, là điều không ai có thể chối bỏ;

– Bạn là người hiểu biết và thức nhận rằng, Pô-Klong cần tồn tại trong kí ức của các thế hệ đi sau, không làm hôm nay, trí nhớ sẽ sớm lụi tàn;

– Non ngàn cựu học sinh Pô-Klong, không ít người ăn nên làm ra:

Vậy, ai làm?

Lẽ nào cứ là vài khuôn mặt cũ lặp lại?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *