Đi tìm sinh lộ cho Cham ‘Ahiêr Awal’- kì 2, tôi bớt thuyết lí đi, mà đi vào hiện THỰC để tìm phương cách giải quyết cụ thể cho mỗi vấn đề đặt ra cho Cham ‘Ahiêr Awal’ hôm nay và ngày mai trong đất nước Việt Nam đa dân tộc.
Cải cách khởi đầu từ Chakleng – Hãy bỏ qua tinh thần cục bộ địa phương, Chakleng có gì đặc biệt?
1. Nền tảng lịch sử địa lí
Chakleng đất ngàn năm văn vật, làng có tên trên bi kí Patau Tablah thế kỉ XI.
Vị thế địa lí tốt nhất theo quan niệm Cham: ‘Cơk mưroong kroong biraak’: Núi phia nam sông hướng bắc.
Làng gắn liền với Ông Paxa Muk Chakling, ông bà nuôi Pô Klong Girai được xem là vị vua anh minh nhất Champa.
2. Hiện thực xã hội
Chakleng ở trung tâm các palei Cham Ninh Thuận và là một trong ba làng Cham thuộc thị trấn [Phước Dân].
Dân số tương đối đông: 3.616 người, đất canh tác cực thấp (đất rẫy không đáng kể, 70ha đất ruộng, 8ha đất trồng sen), nhưng lại là làng phát triển khá bền vững.
Năm 1979 Mỹ Nghiệp được chọn làm một trong hai làng Cham thí điểm Hợp tác xã Nông nghiệp, sau đó là Làng Văn hóa Thanh niên [Cham] đầu tiên của Tỉnh.
Là một trong hai làng nghề phát triển ổn định, được đầu tư làm Làng nghề Thổ cẩm Mỹ Nghiệp, cạnh đó sân banh Chakleng được chọn làm Sân vận động chung cho toàn Huyện Ninh Phước.
Trước 1975, quan lớn nhất Cham là Thứ trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc ở đây: Châu Văn Mỗ, “lãnh tụ” Fulro Chàm: Ja Mrang Huỳnh Ngọc Sắng cũng là dân Chakleng. Thế nhưng Chakleng lại là làng được đánh giá AN NINH nhất.
Cuối cùng, từ sau 1975 Mỹ Nghiệp không có xì-căng-đan (như án mạng, tệ nạn xã hội, xung đột Cham Việt…) – là điều hiếm với một làng phát triển.
3. Chakleng đi đầu những cải cách và đổi mới.
12 cải cách ảnh hưởng đến toàn cộng đồng Cham, là đóng góp quan trọng nhất của Chakleng vào thay đổi bộ mặt xã hội Cham Pangdurangga hiện đại, là:
Tháng 7-1975, Khóa dạy tiếng/ chữ Cham đầu tiên cho 70 học viên được tổ chức ở đây (do Inrasara, Quảng Đại Thính và nhóm bạn chủ trì), từ đó ảnh hưởng lan qua các palei khác.
Tháng 10-1975, Katê làng đầu tiên được người Chakleng phát động, từ đó Katê thành nếp đến hôm nay.
Năm 1984, phong trào ‘Đam thu’ do ông Châu Văn Mỗ và Quảng Đại Hồng phát động tại Chakleng, sau đó lan tỏa đi các nơi. Với điều kiện vệ sinh lúc bấy giờ, đây là cuộc cách mạng, thế nhưng hiện nay nó thành trở ngại cho cải cách.
Năm 1986, khóa dạy Ginang và Thu băng ‘Doh Đam’ đầu tiên do Gru Adam Thiên Sanh Sở chủ trì. Riêng vụ thu băng ‘Doh Đam’ dù bị phản đối, chục băng kia chính là ‘gru’ thầy hướng dẫn chuẩn hóa đầy hiệu quả.
1988, Điện về nông thôn đầu tiên, ở đây anh Đàng Năng Trốn đóng vai diễn chính.
1991, Hội Bảo thọ Chakleng (ông Châu Văn Mỗ, Quảng Đại Hồng và Inrasara) tổ chức thống nhất ‘Xakawi’ đầu tiên. Tiếc là công trình không in được do có cạnh tranh giữa hai ông thầy của anh Sử Văn Ngọc là người thuộc Ban chuyên môn.
1992, ‘Kut’ hiện đại đầu tiên với nhiều cải cách quan trọng tạo ảnh hưởng rộng lớn.
1999, Nước sạch làng Cham đầu tiên do bà Thuận Thị Trụ xin tài trợ từ Sứ quán Canada, cùng nỗ lực không mệt mỏi của anh Dương Tấn Ngọc và anh Ngư Thanh Hướng, công trình mới trọn vẹn.
Bước qua thiên kỉ thứ hai sau Công nguyên…
Năm 2000, Chakleng tổ chức Bóng đá Truyền thống hè đâu tiên, từ đó ảnh hưởng đến các palei,
Chakleng có Nhà Trưng bày Văn hóa Cham đầu tiên của nhà INRA,
Homestay đầu tiên của Jaka.
Du lịch sen đầu tiên của nhà Isvan
Sân Đa năng đầu tiên với các anh Thiết Ngọc Độ, Đàng Thiên, Dương Tấn Ngọc, Bá Văn Bẩm, Quảng Đại Thính, Bá Văn Thủy và anh chị em trí thức Chakleng góp sức.
Mỗi cải cách liên quan đến “Đi tìm sinh lộ…” sẽ được triển khai cụ thể ở các tút tiếp đến, cũng như cải cách ở Pabblap hay những ý tưởng manh nha các nơi. Rất mong bà con, anh chị em hỗ trợ cho công cuộc chung ở những ngày sắp tới.