Glang Anak [1]. THẢM TRẠNG, NGUYÊN DO & LÀM GÌ?

Bài học 1. Không hiểu mình + duy ý chí = thảm bại.

1. Glang Anak [câu 27]:

‘Apui tiah krung mưng Cru cuh banơk bbang batau’

Lửa vò từ đất Churu đốt đập làm cháy đá

Câu 4:

Apui kadhir bbang palei’: Lửa thiếng thiêu cháy làng mạc

Chú ý thi ảnh mang tính biểu trưng và thủ pháp so sánh.

‘Apui kadhir’ – lửa thiêng [của núi lửa] biểu tượng cho sức mạnh của quân Minh Mạng thiêu rụi làng mạc. ‘Palei’ không là làng được hiểu như ngày nay, mà hàm nghĩa xứ sở. Như khi nói ‘nao palei Kur’ có nghĩa qua đất Cambodia. Và ‘apui tiah’ – lửa vò, nẩy ra từ gắng gượng của vài nhóm nghĩa quân Thak Wa, chỉ có thể làm cháy “đá” ở vài “con đập”.

Glang Anak [câu 2]:

Kiêm bathei khing ka roong, kacôic tabiak jiơng darah

[Quyết] ăn ghém sắt cho nát, [miệng ta] nhổ ra toàn máu

Câu 5:

‘… mưnhum tathiik khing ka thu’: uống

[nước]

biển cho cạn khô 

Câu 55:

Khing thaic tathiik pahakoh’: Muốn tát cạn đại dương

Trong cơn khốn quẫn, ta đã hành động duy ý chí dẫn tới sụp đổ toàn diện.

2. Glang Anak

[câu 4]

:

Cuộc khởi nghĩa thất bại, và bị đàn áp:

Apui kadhir bbang palei nưgar chai drut mưrai

Lửa thiếng đốt cháy làng mạc, cả xứ sở thê lương sầu não

Câu 9:

Ra cek Ulik dook pakhik Phun Darang

Di graup tapiên ra pawaang, pabbuuk pajeh nan ka drei

Người ta cất quân trấn giữ trung tâm Panrang

Khắp bến bờ người bao vây, kêu là để bảo toàn nòi giống cho mình

Câu 55:

Di graup tapiên rapawaang dook bloh’: Mọi bến bờ người vây và trấn giữ

Bốn khu vực Panrang – Ninh Thuận, Krong – Tuy Phong, Parik – Bắc Bình và Pajai – Hàm Thuận Bắc (câu 2, 71) bị khu trục.

3. Làm gì, với bạt ngàn tài sản ông bà bỏ lại kia?

Ngay câu đầu tiên của thi phẩm, Glang Anak đã đặt câu hỏi này:

Glang anak linhe likuuk jaang ôh hu

Bhian drap ngak ralô piơh hapak khing ka throong’

Nhìn trước ngoảnh sau chẳng có ai

Của cải làm ra nhiều, cất nơi đâu được vẹn toàn

Bimông kalan’ bao nhiêu tháp đền lấy ai phụng sự, cúng tế?

Akhar tapuk’ sách vở như kho lưu trữ kí ức dân tộc, sẽ về đâu ngày mai?

Adat cabbat tana rakun’ phong tục tập quán ông bà còn không?

Và gì nữa?…

Glang Anak [câu 57], một câu ariya nằm khiêm cung giữa thi phẩm mỏng tang, mỗi lần đọc tôi không thể không run rẩy toàn thân. Ý thơ giản đơn mà sâu thẳm đến kinh hoàng:

Dalam nưgar ralô janưưk thong mưbai

Haniim ayuh jaang ôh hai, nưm angan jaang ô hu

Trong xứ sở nhiều sân hận, lắm oán thù

Phúc thọ chẳng có đâu, tuổi tên cũng không thấy.        

Là trí thức, bạn làm gì – hôm nay?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *