[Đặt Nền Triết Học Đạo AHIÊR-AWAL.V: LUẬN]
Ở phần MỞ “Đặt Nền Triết Học Đạo Ahiêr-Awal”?, tôi viết:
Giáo lí, là “Tam tạng”: Kinh, Luận và Luật. Về Kinh, cả Ahiêr lẫn Awal tạm ổn, Luật thì quá ư tùy tiện, còn Luận hoàn toàn vắng bóng.
Cần phải làm gì? Là câu hỏi lớn, có thể nói là lớn nhất cho sinh hoạt tâm linh Cham, hôm nay và ngày mai.
1. Veda có 4 bộ kinh, mỗi bộ kinh gồm 4 phần:
– Mantra: thánh ca, cầu nguyện thần linh dưới dạng thi ca.
– Brahmana: Phạn chí hay kinh Bà-la-môn, là các bài kinh cầu nguyện giải thích các nghi thức tế tự chuyên dùng cho các tu sĩ cao cấp.
– Aranyaka: Kinh Rừng, dùng cho nhà tu khổ hạnh.
– Upanishads: Áo nghĩa thư, kinh bình chú có tính triết học – tôn giáo [upa: gần, ni: cung kính, shad: ngồi = dưới chơn thầy].
Ở Cham hôm nay, ba phần hầu như đã thất truyền, còn lại mỗi Kinh Bà-la-môn. Ngay cả phần này, xưa chắc gì Cham tiếp nhận đủ, rồi thì nước mất nhà tan, nhất là hiện nay giới Halau janưng Ahiêr không còn là tầng lớp ưu tú nhất như đã.
Bên Awal cũng không hơn gì. Agal Awal là một phần rất nhỏ trích từ Kura-ưn. Và hiện, không khác bên Ahiêr, Halau janưng Awal cũng ít người hiểu thấu đáo những gì mình đang dùng để hành lễ.
Thế mà hay! Thế mới ra Cham, và theo tôi – tạm ổn. Các Halau janưng chức sắc tôn giáo cứ thế mà hành đạo, không việc gì cả. Vấn đề đặt ra ở hôm nay chính là 2 phần còn lại của “tam tạng”: Luận Xakarai và Luật Adat.
2. Luật Adat cần đến 3 bộ phận xã hội tham dự soạn thảo và hoàn chỉnh: Giới chức sắc tôn giáo Halau janưng + Trí thức Gahêh & Chính quyền.
Halau janưng có mặt là đương nhiên rồi. Đại diện Chính quyền càng không thể thiếu, vì “Luật” liên quan trực tiếp đến quyền lợi tín đồ, đồng thời là công dân.
Tại sao cần Gahêh? – Họ là thành phần có tri thức khoa học, theo sát và thấu hiểu thời sự xã hội hơn, và nhất là họ có mặt để cân phân chính quyền và Halau janưng.
3. Cuối cùng là Luận Xakarai.
Cham Bà-la-môn xưa có luận sư, chắc chắn thế, thậm chí – đại luận sư; nay thì không còn. Không có mảnh văn bản nào chứng minh Cham còn. Tệ là vậy.
Cham Awal cũng không khác. Mimbar bục giảng đạo trong Thāng Mưgīk hiện có mặt mang tính tượng trưng, còn thì các Halau janưng Awal không biết nói gì với tín đồ. Ngay cả Dakhāt (hay Takhāt) mang hàm nghĩa gì cũng không biết mà giảng, huống hồ những gì cao xa hơn.
Hiện trạng đó, một LUẬN SƯ xuất hiện là cần thiết.
Thời gian qua, tôi thử minh giải ý nghĩa chữ “Dakhāt”, huyền nghĩa của “Haumkar” hay, Tại sao Cham Bà-ni phụng tự tháp, Cham Islam và tháp… chỉ là những bước khởi động cho Luận.
*
BA CẤP ĐỘ CHỮ
Tôn giáo Cham Ahiêr-Awal hôm nay cần đến 3 nhà: Nhà nghiên cứu, Luận sư & Thi sĩ. Cần cấp thiết cả ba, và không thể thiếu một.
1. Nhà nghiên cứu là người tìm, thu gom và phân loại NGUYÊN LIỆU
Bổn phận của nhà nghiên cứu là đi vào thực tế đời sống cộng đồng, khảo tả những gì mình thấy, và mức độ nào đó – giải thích trong phạm vi việc làm của mình. Gánh vác công việc này không cần đầu óc xuất chúng, mà chỉ với phương pháp đúng, thêm tính cần cù, chịu thương chịu khó là được.
Làm bộ Văn học Cham Khái luận – văn tuyển, tôi tay trắng, túi rỗng không nhưng hồn đầy chất ngất; rồi phải sau 24 năm, tôi mới quyết toán công việc. Đi, đọc, hỏi và viết để hoàn thành nó, tôi vận dụng rất ít trí thông minh, mà chỉ cần: kiên trì theo đuổi nó đến cùng.
Thời gian qua, cộng đồng Cham xuất hiện vài khuôn mặt sáng giá. Là điều đáng mừng. Để, từ thành quả nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội tiếp nhận và vạch kế sách cải tạo xã hội.
Riêng trong nước, có thể kể:
– Văn Món Sakaya với nhiều công trình khả tín;
– Viết ít hơn là Thành Phần; rồi là tác phẩm về Lễ nghi Nông nghiệp do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận xuất bản, công trình của Quảng Văn Đại, của Kiều Maily, hay mới nhất là “Di tích và Lễ hội của người Cham Bình Thuận” do Lâm Tấn Bình chủ biên.
– Viết nhiều nhưng mức độ khả tín còn thấp, có Sử Văn Ngọc, phần nào đó: Bố Xuân Hổ. Dẫu sao nỗ lực của các bác ấy không phải không đáng hoan nghênh.
2. Ở cấp độ CAO ĐẲNG là Luận sư.
Là kẻ luận giải, diễn ngôn Kinh Agal và các hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng mang tính biện chứng và triết lí. Mỗi vấn đề cần được đặt trên “kiềng ba chân” [xem Minh triết Cham, 2015], thì diễn ngôn kia mới thuyết phục được hàng Halau janưng Chức sắc tôn giáo lẫn công chúng.
Đảm nhiệm công tác này phải là người được/ tự trang bị căn bản triết học Tây phương, đạo học Đông phương, và nhất là nắm vững tư tưởng Ấn Độ cả cổ điển lẫn hiện đại. Hiện đại như Sri Aurobindo, Swami Vivekananda, Ramana Maharshi, Jiddu Krishnamurti, Paramahansa Yogananda, OSHO Rajnis… bạn không thể không biết.
3. Cấp THƯỢNG THỪA phải là Thi sĩ.
Truyền thống Ấn Độ đòi hỏi thi sĩ tôi luyện nghệ thuật thơ đạt tới một cấp độ rất cao. Nhà thơ là hiện thân của tiên tri thấu thị, kẻ thông tuệ. Muốn thành nhà thơ, người làm thơ phải trải qua 6 bậc tôi luyện:
Svabhava: cảm tính thuộc bản năng;
Carana: cảm tính hướng thượng;
Abhyasa: sự tinh luyện về sử dụng nghệ thuật ngôn từ;
Yoga: tham thiền nhập định để đạt đến hòa hợp với Thượng đế;
Adrsta: sự kế thừa tài năng từ tiền kiếp;
Visistopahita: ân sủng đặc biệt được làm chủ tài năng của người thông tuệ và tiên tri phi thường.
Do đó, nhà thơ Ấn Độ ngày xưa bị/ tự buộc tuân thủ kỉ luật rất khắc khe về giờ giấc sinh hoạt cũng như các lề luật đối xử với cuộc sống, chữ nghĩa (xem: Song thoại với cái Mới, 2008).
Thế nhưng, dẫu đã kinh qua 6 tầng luyện tội kia…
Nếu tâm bạn chưa THÀNH, còn dối mình và lừa người – dù thơ bạn có “hay” tới đâu, bạn không phải thi sĩ;
Nếu bạn còn mang ÁC nghiệp: Ác hành [hành động ác], ác tâm [suy tính trả thù vặt, hại người], ác khẩu [nói xấu, xuyên tạc người] – bạn không thể là thi sĩ;
Nữa, nếu bạn vẫn theo đuổi SUY TƯ NHỎ VỤN, không nhìn quá hàng rào nhà mình, chỉ cần phấn đấu hơn người bên cạnh mà bạn đã nghe khoái – bạn cũng không thể trở thành thi sĩ.
Thi sĩ NHƯ LÀ thi sĩ.
Cham hôm nay có ai xứng danh THI SĨ ở tầm và cấp độ ấy, để có thể hát ca Ahiêr-Awal thẳm sâu yau Njrung và cao vời chai Apui Langka – như là thứ Kinh Thi Cham hiện đại?
Anh Inrasara viết:
3. Cấp THƯỢNG THỪA phải là Thi sĩ.
Truyền thống Ấn Độ đòi hỏi thi sĩ tôi luyện nghệ thuật thơ đạt tới một cấp độ rất cao. Nhà thơ là hiện thân của tiên tri thấu thị, kẻ thông tuệ. Muốn thành nhà thơ, người làm thơ phải trải qua 6 bậc tôi luyện:
Svabhava: cảm tính thuộc bản năng;
Carana: cảm tính hướng thượng;
Abhyasa: sự tinh luyện về sử dụng nghệ thuật ngôn từ;
3. Cấp THƯỢNG THỪA phải là Thi sĩ.
Truyền thống Ấn Độ đòi hỏi thi sĩ tôi luyện nghệ thuật thơ đạt tới một cấp độ rất cao. Nhà thơ là hiện thân của tiên tri thấu thị, kẻ thông tuệ. Muốn thành nhà thơ, người làm thơ phải trải qua 6 bậc tôi luyện:
Svabhava: cảm tính thuộc bản năng;
Carana: cảm tính hướng thượng;
Abhyasa: sự tinh luyện về sử dụng nghệ thuật ngôn từ;
Yoga: tham thiền nhập định để đạt đến hòa hợp với Thượng đế;
Adrsta: sự kế thừa tài năng từ tiền kiếp;
Visistopahita: ân sủng đặc biệt được làm chủ tài năng của người thông tuệ và tiên tri phi thường.
Do đó, nhà thơ Ấn Độ ngày xưa bị/ tự buộc tuân thủ kỉ luật rất khắc khe về giờ giấc sinh hoạt cũng như các lề luật đối xử với cuộc sống, chữ nghĩa (xem: Song thoại với cái Mới, 2008).Adrsta: sự kế thừa tài năng từ tiền kiếp;
Visistopahita: ân sủng đặc biệt được làm chủ tài năng của người thông tuệ và tiên tri phi thường.
Do đó, nhà thơ Ấn Độ ngày xưa bị/ tự buộc tuân thủ kỉ luật rất khắc khe về giờ giấc sinh hoạt cũng như các lề luật đối xử với cuộc sống, chữ nghĩa (xem: Song thoại với cái Mới, 2008).
Vấn đề nảy sinh:
Phải chăng, có môi liên kết đậm đà giữa Thi Sĩ và Nhạc Sĩ nữa! Chẳng hạn, điển hình như nhạc sĩ Khạm Duy, Phan Huỳnh Điều… là những vị đã chuyển hóa từ Thi thành Nhạc, rất cao siêu.
Yoga – tham thiền nhập định để đạt đến hòa hợp với “Thượng đế”: Tôi cho rằng hòa hợp với các tầng thứ sâu thẳm từ nhỏ đến lớn, xa nhất là đến vô cùng của “Tự Nhiên”.
Nếu “Thượng Đế” hay “Thánh Alla” là một Nhân vật lịch sử thì chuyện gì sẽ xảy ra??? Và Nếu “Thượng Đế”, được quan niệm rằng là “Toàn Thể” thì “không có cái gọi là Sáng Tạo hay Thần Sáng Tạo, chưa kể khi nói đến Vô cùng Vô tận thì mọc cái được cho là! cũng đã thuộc trong Nó” cho nên còn “mơ hồ lắm”! Thí dụ, bạn có thể cảm nhận giống như là một con ong hay không? Nếu hòa hợp với “Thượng Đế”.
Rất gay go đấy, đây là Thánh Triết/ Đạo học Đông phương về Học thuyết vũ trụ & nhân sinh và thực hành toàn mãn nữa (vượt qua Triết học từ hàng thiên niên kỷ, Triết học Tây phương so với Thánh triết như hạt cát của sa mạc mênh mông mà thôi), chúng ta không thể không cần đọc thêm 2 cuốn sách về “Hòa Hợp Tự Nhiên”: Milarepa con người siêu việt và Đạo ca.
Cùng các cuốn sách về ngoại cảm như Phan Thị Bích Hằng nữa nhằm nhận biết cái chân thực!
Kính.
Mặc dù nội dung rất to lớn như anh Inrasara viết, chúng ta có thể chọn lực một vấn đền rất thực, thí du như sau: Một di sản văn hóa phi vật thể (tất nhiên có cả vật thể đi kèm) là mẫu, nhằm đệ trình lên UNESCO công nhận, nó có thể đã từng bao trùm các khía cạnh có thể biết được như sau:
– Liên quan đến văn hóa cổ của dân tộc, chẳng hạn Tổ tiên hoặc Thần thánh.
– Liên quan đến tháp Chăm.
– Liên quan đến cung đình như nhã nhạc… cùng các trang phục truyền thống, trong đó trang sức cổ truyền Chăm-pa là rất đặc sắc.
– liên quan đến mơ ước nhân loại như hòa bình hay tình yêu.
– Liên quan đến thời điểm lịch sử quan trọng của Chăm-pa.
– Liên quan đến Thánh địa hay cổ đô.
– Có thi thơ hoặc nhạc khí đi kèm càng tuyệt diệu.
– Có tính minh triết cao.
– …
Một di sản này, thực sự bao quát được các giá trị xứng đáng chuẩn bị cho việc đệ trình để trở thành Di sản thế giới cần bảo tồn lắm chứ.
Anh Inrasara viết:
“2. Ở cấp độ CAO ĐẲNG là Luận sư.
Là kẻ luận giải, diễn ngôn Kinh Agal và các hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng mang tính biện chứng và triết lí. Mỗi vấn đề cần được đặt trên “kiềng ba chân” [xem Minh triết Cham, 2015], thì diễn ngôn kia mới thuyết phục được hàng Halau janưng Chức sắc tôn giáo lẫn công chúng.
Đảm nhiệm công tác này phải là người được/ tự trang bị căn bản triết học Tây phương, đạo học Đông phương, và nhất là nắm vững tư tưởng Ấn Độ cả cổ điển lẫn hiện đại. Hiện đại như Sri Aurobindo, Swami Vivekananda, Ramana Maharshi, Jiddu Krishnamurti, Paramahansa Yogananda, OSHO Rajnis… bạn không thể không biết.”
Đây là điềm cần nhấn mạnh sự những đặc tính khác nhau của Luận Sư và Pháp Sư thời cổ và hiện nay: Thời cổ Luận sư và pháp sư thông thường là một người, bởi vì Pháp Sư được rèn luện qua từng cấp và phải chứng đắc các tầng thứ công năng như giác quan 6, mở mắt số 3, có lệnh Thiên để thực thi đạo pháp…
Còn ngày nay, chỉ cần tốt nghiệp 5 năm trường dòng là thành Luận Sư, Cha, Thầy đối với những người cao tuổi, kể cả mọi… đời, rất tào lao, thậm chí có những người ngày hôm qua hai mươi tuổi chưa rõ chuyện đời mà nay ông cố tôi vẫn phải gọi đủ danh xưng kể cả “Thượng Đế thứ i”, thậm chí khi họ vẫn đang còn… đái dầm.
Nếu không chứng đắc công năng thì làm sao biết được những “Cái” nằm ngoài giác quan của mình, và/ có thể liên kết với Vô Hình??? Cho nên, toàn lý giải bậy, quỵ lụy tinh thần, nô dịch tư tường rồi gây nên ma trận tới cả cộng đồng, quốc gia!
Ở đây, tôi không nói đến các bậc thầy như anh Inrasara viết Sri Aurobindo, Swami Vivekananda, Ramana Maharshi, Jiddu Krishnamurti, Paramahansa Yogananda, OSHO Rajnis…, mà chỉ nói đến “hàng chợ” thôi.
Cũng nhận biết cẩn trọng!
Gì cũng thế, anh à. Nhiều người làm thơ, nhưng chỉ còn 10% là nhà thơ. Trong 10% này, còn 3 là nhà thơ lớn; rồi có thể qua thế kỉ mới nẩy ra đại thi hào. Thiền sư, hay Luận sư cũng vậy. Phải được/ bị nhân gian và thời gian sàng lọc nhiều luận ‘giả’ mới có luận sư như Vivekananda. Karun!
Các luận sư nổi tiếng thế giới và Ấn Độ, cá nhân tôi thấy, nổ bật nhất đó là Bậc thầy giác ngộ OSHO, do ông ở trọng trạng thái hòa hợp tự nhiên nên ngôn từ thông suốt, tổng hợp thuyết giảng từ ông trên 600 quyển sách, thật là kinh khủng.
Mặc dù vậy, OSHO và tất cả các luận sư trên (bao gồm đủ kiểu luận giải Thần học các loại hầm bà lằng…) vẫn bị trạng thái “tới hạn” trong nhận thức về vũ trụ quan do không thể nhận biết Học thuyết thống nhất vũ trụ, đó là, thí dụ OSHO bối rối về hiện trạng “thành Phật rồi làm gì?”, “Thượng Đế thực chất là?”:
– Bản chất thực tại nguyên thủy hay nguồn gốc của Vũ Trụ.
– Học thuyết Vũ Trụ hay có học thuyết bao trùm Vũ trụ khay không?
– Sự tồn tại của Con người và Linh hồn có hay không và thực sự bản chất của Nó là gì?
– Nếu vậy, Linh hồn tồn tại như thế nào trong Vũ trụ vô biên này?
– Cõi tồn tại của Thần Thánh ở đâu?
– Sự khác biệt của Thằng Người và Thần Thánh phải chăng là khác biệt giữa Phàm và Thánh về mặt nào? Đạo đức…?
Mới thấy rằng, các loại “Cố bình phương” cũng chỉ đang lần mò trong bóng đêm mà thôi nhưng lại dám tự xưng “Chúa thứ 2” nhưng lại chẳng thấy Thánh Thần nói gì? Rất ngon lành!
Một thông điệp tâm linh từ Tổ Tiên Việt Thường hỏi rằng: “Nếu các vị đắc đạo rồi thì chết sẽ đi về đâu?”.
Tạm vậy!
Theo nghiên cứu và chứng nghiệm một phần, đắc đạo có nhiều cấp, tuy nhiên tôi thấy rằng: “Vẫn cứ bị nộ lệ tư tưởng như thường vậy” -> Đây là một hiện tượng hết sức kỳ lạ trong cuộc sống của chúng ta.
Thí dụ: _________… sau.
Krishnamurti, Thiền sư/ Luận sư nổi tiếng, được cho là hóa thân của Di Lạc Bồ tát, ông đã thuyết giảng cả đời, Thông Thiên Học có ý định xây dựng quanh ông một tôn giáo “Hội Những Ngôi Sao”, ông là Ngôi Sao sáng nhất trong thế kỷ XX này, nhưng ông đã từ bỏ, chán ngấy những cái “guồng máy” như vậy, ông muốn mỗi con người là Tự do tư tưởng, rồi hành động hòa hợp tự nhiên.
Ông nói rằng chỉ cần có 5 người hiểu ông và thành công trong thiền định thì ông cũng đã thỏa mãn rồi, mà ta biết ông đã thuyết giảng cho hàng triệu người, sách của ông hàng vài trăm triệu người đọc, cũng đã chứng tỏ Đạo đâu có giản đơn, ông trích Veda thì phải: “con đường Đạo sắc như lưỡi dao cạo” – Ai dám đi chân không trên con đường này.
Ông chán ngấy cách trích dẫn từng câu, đoạn được cho là của “Thánh này nọ, Kinh Thánh nọ kia”, ông nói thôi đừng nói những lời lắp bắp nữa.
Ông bỏ Mỹ, về lại Ấn Độ, vui chơi với bướm hoa, cánh đồng… cho đến cuối đời!
Thánh Krishnamurti không phải là người Việt Nam, lịch sử gần 1.000 nô lệ cho nên Tư tưởng của ông chưa chắc đã giúp giữ vững Giang Sơn, mặc dù nếu thực hành đúng cũng đi đến thành công cho mỗi cá nhân, riêng cá nhân ông, còn rất xa… vô cùng mới với tới Thánh Triết Việt.
Về OSHO, Bậc thầy chứng ngộ?
Giáo lý OSHO
Giáo lý của Osho, được truyền tải qua những bài giảng của ông, không được trình bày theo kiểu học thuật, mà được xen kẽ với những câu chuyện cười với lối diễn đạt hùng biện đã khiến nhiều người cảm thấy rất cuốn hút và tràn đầy mê lực.[168][169] Sự nhấn mạnh không mang tính cố định, mà thay đổi theo thời gian: Osho rất giỏi trong việc đưa ra các nghịch lý và mâu thuẫn, làm cho các giáo lý của ông rất khó để tổng kết.[170] Ông rất thích thú khi có các hành vi dường như hoàn toàn trái ngược với hình ảnh truyền thống của những người giác ngộ; những bài giảng đầu tiên của ông đặc biệt nổi tiếng với sự hài hước và khả năng không coi bất kỳ cái gì là thực sự nghiêm túc cả[171][172]. Tất cả các hành vi như trên, dù là phi lý và khó chấp nhận, đã được ông giải thích là “một kỹ thuật để biến đổi” con người để đẩy mọi người “vượt lên trên tâm trí”.[171]
Osho đã thuyết giáo về các truyền thống tâm linh lớn bao gồm các đạo Jaina, Hindu, Do Thái Hassidi, Đát-đặc-la, Đạo giáo, Kitô giáo, Phật giáo, về nhiều nhà thần bí phương Đông và phương Tây, và về các thánh thư như Upanishads và Guru Granth Sahib[173]. Nhà xã hội học Lewis F. Carter đã cho rằng những ý tưởng của Osho bắt nguồn từ advaita của Ấn Độ giáo, trong đó những kinh nghiệm của con người về sự tách biệt, tính hai mặt và ý thức thời gian được coi là một loại khiêu vũ hay trò chơi với ý thức vũ trụ, trong đó tất cả mọi thứ đều thiêng liêng, đều có giá trị tuyệt đối và là một điểm kết thúc của chính nó.[174] Trong khi nhà huyền môn cùng thời Jiddu Krishnamurti không chấp nhận Osho, giáo lý của hai người có những điểm tương đồng rất rõ ràng.[170]
Osho cũng đã du nhập rất nhiều ý tưởng của phương Tây.[173] Niềm tin của ông đối với sự thống nhất của các mặt đối lập là giống Heraclitus, trong khi mô tả của ông về con người như là một cái máy, hành động một cách vô vọng theo một khuôn mẫu vô thức, có nhiều điểm chung với Freud và Gurdjieff.[175] Tầm nhìn của ông về “con người mới” vượt qua những hạn chế của tư duy máy móc gợi nhớ Nietzsche với tác phẩm Beyond Good and Evil;[176] quan điểm cổ vũ tự do tình dục tương đồng với D. H. Lawrence;[177] và các liệu pháp “thiền động” của ông là kế thừa từ Wilhelm Reich.[178]
Cái tôi và tâm trí
Theo Osho mỗi người đều là một vị Phật với khả năng để giác ngộ, để yêu không cần điều kiện gì và để chủ động phản ứng thay vì bị động đối với cuộc sống, mặc dù cái tôi của mỗi người thường cản trở điều này. Cái tôi tự kết nối con người với các tiêu chuẩn xã hội và tạo ra các nhu cầu và mâu thuẫn giả tạo, gây ra một cảm nhận cái tôi tưởng tượng mà chỉ đóng vai trò rào cản của những ước mơ.[179][180][181] Nếu không bị cản trở như vậy bản thể của con người có thể nở hoa trong một quá trình dịch chuyển từ ngoại vi vào trung tâm.[179][181]
Osho đánh giá tâm trí đầu tiên và trước nhất là một cơ chế sống còn, nhân rộng các hành vi mang tính chiến lược đã giúp con người thành công trong quá khứ.[179][181] Nhưng sự hấp dẫn của tâm trí đối với quá khứ, ông nói, đã làm con người mất đi khả năng sống thực sự trong hiện tại, khiến họ phải kiềm chế những cảm xúc chân thật và tự ngăn trở bản thân trải nghiệm sự vui tươi nảy sinh một cách tự nhiên khi sống với khoảnh khắc hiện tại: “Tâm trí không có khả năng vui vẻ tự thân… Nó chỉ nghĩ về niềm vui mà thôi.”[181][182] Kết quả là con người tự đầu độc chính mình với mọi kiểu điên loạn, ghen tỵ, và cảm giác không an toàn[183]. Ông lập luận rằng sự đè nén tâm lý, thường được các nhà lãnh đạo tôn giáo ủng hộ, khiến cho những cảm giác bị đè nén trở nên nổi bật hơn, và việc đè nén tình dục dẫn đến những xã hội bị ám ảnh bởi tình dục.[183] Thay vì đè nén cảm xúc, mọi người nên tin tưởng và chấp nhận bản thân mình vô điều kiện.[181][182] Điều này không đơn thuần chỉ được hiểu theo góc độ trí tuệ, vì trí tuệ chỉ có thể đồng hóa nó như là một mảnh ghép của thông tin: thay vào đó hành thiền mới là điều cần thiết.[183]
Thiền
Osho cho rằng thiền không chỉ là một liệu pháp thực hành mà còn là một trạng thái nhận thức được duy trì trong từng thời điểm, một nhận thức tổng thể đánh thức cá nhân khỏi giấc ngủ của phản ứng cơ học được niềm tin và sự mong đợi điều khiển[181][183]. Ông áp dụng tâm lý trị liệu phương Tây trong các giai đoạn chuẩn bị cho thiền định để con người nhận thức về các mô hình tinh thần và cảm xúc của chính họ.[184]
Osho đã đề xuất hơn 100 kỹ thuật thiền định[184][185]. Kỹ thuật “thiền động” của ông được đặc trưng bởi các giai đoạn hoạt động thể chất sau đó là sự im lặng.[184] Kỹ thuật nổi tiếng nhất trong số này vẫn là Thiền động[184][185], được mô tả như là một mô hình thu nhỏ giáo lý của ông.[185] Thiền động được thực hiện với mắt nhắm hoặc bịt mắt, bao gồm 5 giai đoạn, 4 trong số đó có âm nhạc kèm theo.[186] Đầu tiên, người tham gia thiền sẽ có mười phút thở nhanh qua mũi[186]. Mười phút của giai đoạn thứ hai là dành cho sự xúc động: “Hãy để bất cứ điều gì đang có xảy ra … Cười, la hét, khóc, nhảy, lắc-bất cứ điều gì bạn cảm thấy muốn làm, hãy làm điều đó!”[184][186] Tiếp theo, trong mười phút mọi người bật nhảy lên xuống với cánh tay nâng lên, hét lên “Hu!” mỗi lần một người rơi xuống với bàn chân chạm đất.[186][187] Ở giai đoạn thứ tư, giai đoạn im lặng, người tham gia thiền ngừng chuyển động đột ngột và hoàn toàn giữ nguyên bất động trong mười lăm phút, chứng kiến mọi thứ đang xảy ra[186][187]. Giai đoạn cuối cùng của thiền bao gồm mười lăm phút khiêu vũ và ăn mừng.[186][187]
Osho cũng phát triển các kỹ thuật thiền tích cực khác, chẳng hạn như kỹ năng thiền định “rung người” của Kundalini và thiền “đọc thầm” của Nadabrahma. Hai kỹ thuật trên mang tính ít hoạt động hơn, mặc dù chúng cũng bao gồm hoạt động thể lực loại này hoặc loại khác[184]. Các phương pháp trị liệu thiền sau này của ông đòi hỏi các buổi thiền trong vài ngày, phương pháp “Bông hồng thần bí” gồm ba giờ cười mỗi ngày trong một tuần, ba giờ khóc mỗi ngày trong tuần thứ hai, và ba giờ thiền im lặng trong tuần thứ ba.[188] Những quá trình “chứng kiến” này cho phép con người thực hiện “cú nhảy vào tâm thức”[184]. Osho tin rằng các phương pháp trị liệu dựa trên cảm xúc như vậy là cần thiết bởi vì con người năng động hiện đại rất khó ngồi yên và thực hiện thiền tĩnh, và một khi những phương pháp này đã tạo ra cho người tham gia một cái nhìn thoáng qua về thiền định thì họ có thể sử dụng các phương pháp khác mà không gặp khó khăn.
Sannyas
Một yếu tố quan trọng khác là sự hiện diện của chính Osho như là một thầy tâm linh; “Một thầy tâm linh chia sẻ cuộc sống của mình với bạn, chứ không phải triết lý của ông ấy … Thầy không bao giờ làm bất cứ điều gì cho đệ tử cả.”[171] Sự khởi đầu ông hứa hẹn là một kết nối khác: “… nếu bản thể của bạn có thể giao tiếp với tôi, nó sẽ trở thành sự hòa tan vào nhau… Đây là hình thức giao tiếp cao nhất có thể: truyền dẫn mà không cần phải dùng lời nói. Bản thể chúng ta hòa tan vào nhau. Điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn trở thành một đệ tử.”[171] Tuy nhiên, trung thành đến tận cùng với tư cách một thầy dạy tâm linh “tự chê bai chính mình”, Osho thậm chí phá bỏ quyền lực của mình với các đệ tử, tuyên bố các giáo lý của ông không khác gì một trò chơi hay một trò đùa.[172][189] Ông nhấn mạnh rằng bất cứ điều gì và mọi thứ có thể trở thành một cơ hội để thực hiện thiền định.[171]
Từ bỏ và “con người mới”
Osho cho rằng hình thức “neo-sannyas” của ông là một hình thức tâm linh hoàn toàn mới, hoặc là một trong những trường phái tâm linh đã từng tồn tại nhưng đã bị lãng quên.[190] Ông nghĩ rằng các sannyas đạo Hindu truyền thống đã biến thành một hệ thống chối bỏ xã hội và bắt chước xã hội.[190] Ông nhấn mạnh đến sự tự do hoàn toàn bên trong và trách nhiệm với chính mình, không đòi hỏi thay đổi hành vi bề ngoài, mà là một sự chuyển đổi ở chiều sâu hơn[190]. Ham muốn cần được chấp nhận và vượt qua hơn là bị từ chối và ngăn cấm.[190] Một khi việc nở hoa từ bên trong này đã diễn ra, những ham muốn như tình dục sẽ bị bỏ lại phía sau.[190]
Osho nói rằng ông là “bậc thầy tâm linh của người giàu” và sự nghèo đói về vật chất không phải là một giá trị tinh thần đích thực.[191] Bản thân ông đã chụp ảnh mặc quần áo xa hoa và đồng hồ làm thủ công[192] và trong khi ở Oregon, mỗi ngày Osho lại lái một chiếc Rolls-Royce khác nhau – những đệ tử của ông muốn mua cho ông 365 chiếc, mỗi chiếc mỗi ngày cho mỗi ngày trong năm[111]. Các bức ảnh quảng bá của những chiếc xe Rolls-Royce đã được gửi tới báo chí.[193] Chúng có thể đã phản ánh cả sự ủng hộ của ông đối với sự giàu có và mong muốn kích động cảm giác của người Mỹ, giống như ông đã từng kích động những cảm giác của người Ấn Độ thời gian trước đó.[191][194]
Osho mong muốn tạo ra một “con người mới” kết hợp tính tâm linh của Phật Tất đạt đa với niềm đam mê cuộc sống của nhân vật trong cuốn sách của Nikos Kazantzakis, Alexis Zorba – Con người hoan lạc: “Con người này phải chính xác và khách quan như một nhà khoa học … nhạy cảm, đầy tâm hồn, như một nhà thơ … và có gốc rễ cắm sâu trong cuộc sống của mình như một nhà huyền môn.”[171][195] Thuật ngữ “con người mới” của Osho áp dụng cho cả nam giới và phụ nữ, với vai trò mà ông coi là bổ sung cho nhau; thực tế, hầu hết các vị trí lãnh đạo của phong trào đều do phụ nữ nắm giữ.[196] Người mới “Zorba Phật” này, không chối bỏ cả khoa học lẫn tâm linh mà bao gồm cả hai[171]. Osho tin rằng con người đang bị đe doạ tuyệt chủng do dân số quá mức, do những vụ tàn sát hạt nhân sắp xảy ra và do những căn bệnh như AIDS, và nghĩ rằng nhiều bệnh tật của xã hội có thể được khắc phục bằng các phương tiện khoa học.[171] Con người mới sẽ không còn bị mắc kẹt trong các thể chế xã hội như gia đình, hôn nhân, tư tưởng chính trị và tôn giáo.[172][196] Về mặt này, Osho cũng có ý kiến tương tự như các bậc thầy về văn hoá đối kháng khác, và thậm chí giống một số nhà tư tưởng hậu hiện đại và giải cấu trúc.[172].
Qua đời
Osho qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1990, thọ 58 tuổi. Nguyên nhân gây tử vong chính thức là suy tim, nhưng tuyên bố của công xã của ông cho biết Osho đã chết bởi vì ông thấy “sống trong cơ thể đã trở thành một địa ngục” sau khi cáo buộc là bị ngộ độc trong nhà tù Hoa Kỳ.[167] Tro của ông đã được đặt trong phòng ngủ mới được xây dựng của ông tại Nhà Lão Tử ở ashram tại Pune. Trên văn bia có dòng chữ, “OSHO // không sinh // không diệt // chỉ ghé thăm Trái Đất này trong khoảng thời gian // 11 tháng 12 năm 1931 – 19 tháng 1 năm 1990”.
OSHO là con người mà mọi cuốn sách của ông viết về mọi đề tài cuộc sống tôi cho rất là kỳ diệu, vượt xa khỏi các cuốn sách đoạt giải Nobel văn chương, đọc cảm hứng hơn rất nhiều.
Đây chính là một mẫu người đã đắc đạo, lý sự vô ngại tuy nhiên kho nói đến vũ trụ và trạng thái hiểu biết hay tri kiến của Phật/ Bồ Táy thì OSHO vẫn chưa thể thấu rõ, do những tới hạn nảy sinh từ các trạng thái Vô Hạn của Vũ Trũ, Tới hạn Nhỏ Nhất của Vật Chất, sữ biến dịch không ngừng nghỉ phút giây của vật chất hay chứng minh sự tồn tại của Linh hồn con người, động vật…
Các tôn giáo guồng máy rất sợ hãi những con người nở hoa như thế này, vì quyền lực và tiền bạc cũng như sự nộ lệ của con người vào các tầng bậc, chức sắc trong giáo hội!
Ông chết vì bị đầu độc chất phóng xạ.
SAY SAY…
Đường về Nguồn Cội xinh xinh
Non Tiên nước Thánh đẹp mình đẹp ta
Núi xanh nước biếc quê nhà
Trăng thanh gió mát hiền hòa anh linh
Cội Nguồn một chén tươi lên
Rồng Tiên một Đạo, Cội nền say say.
TỈNH GIẤC CA
Vào thuở ấy tôi còn nhớ rõ
Hàng triệu con Trăn, chúng nó đã bị giam vào lưới phép
Nhờ vào thần thông, tôi nhìn đàng Trăn lấy làm kinh ngạc
Ô kìa lại còn thêm thân đã mang đầy xuyền xuyền xích
Cớ vì sao Rồng thiêng đã biến thành loài Trăn, Trăn ngốc
Hay loài Rồng kia quên Cội Nguồn quên đi nòi Hồng Lạc
Kìa coi kìa, lũ Lang Sói chúng đã cười lên hềnh hệt
Ô hay ô, lại thêm lũ Chồn Cáo nhe nanh múa vuốt
Chúng nhìn loài Trăn như chúng nhìn loài con Giun con Dế
Chúng hù dọa, thị uy chúng nó là quan quyền Chúa Tể
Khốn khổ chưa, chúng coi loài Trăn như Trâu cày Ngựa cỡi
Chúng khoe khoang, chúng là “ông Trời’ chúng có quyền biến đổi
Tội thay cho Trăn, cứ lặng im nhìn chúng mà khiếp sợ
Nỗi buồn nào hơn, nỗi buồn mất tự do trong nô lệ
Vì lòng thương dân không thể đứng yên nhìn mà không cứu
Tôi liền nói, này Trăn kia các ngươi là Tiên Rồng đó
Nào phải đâu loài Trăn thấp hèn hay loài Giun loài Dế
Tổ Tiên các ngươi, Đấng Tối Cao vũ trụ uy linh tột thể
Tỉnh dậy đi, loài Rồng xưa nay đã sai đường lạc lối
Tỉnh dậy đi, loài Rồng xưa nay đã lạc Nguồn mất Cội
Biến hô biến, ầm ầm ầm đất đã rung, trời đã chuyển
Biến hô biến, ầm ầm ầm mau cải hình đổi tướng
Trăn biến thành Rồng, hào khí oai linh quyền năng tột thế
Bầu trời âm u tan biến bừng lên muôn nghìn tia sáng
Xiềng xích tan tành, ngục tù tan vỡ như sương như khói
Tiếng Rồng ngân, như muôn nghìn tiếng sấm nổi lên bao phủ
Bầy Sói Lang, Chồn Cáo vở gan vở mật khiếp hồn bạc vía
Chúng chết la chết liệt không mồ chôn cũng không quan áo
Địa ngục nghìn năm, giờ đây phút chốc trở thành Thiên giới
Non xanh nước biết muôn đời rực thắm hoa xuân thơm ngát
Quốc Đạo Rồng Tiên phất phới trong muôn vạn vạn lời ca
Việt Nam đẹp mãi nước ta.
Ca dao nông nghiệp Chăm có bài thơ tiên tri:
Khi nghe tiếng Sấm hướng Đông,
Nhân dân hớn hở mới hòng yên thân.
MỘT NGÀY VỚI GIÁO SƯ TRẦN QUỐC VƯỢNG TẠI CÁC LÀNG CHĂM NINH THUẬN
Sakaya
Tại Ninh Thuận vào 26 tháng 4 Dương lịch, nhằm ngày mồng 5 tháng giêng lịch Chăm. Thời điểm này, khí trời Phan Rang nắng nóng, hanh hao. Đây cũng là thời điểm chuyển mùa, thời điểm của người Chăm cầu mưa, cầu đảo. Đây là những ngày trọng đại nhất trong năm tại các palei Chăm (làng Chăm). Họ tổ chức lễ cầu mưa, tống khứ hạn hán – lễ Rija Nưgar. Người Chăm có câu thành ngữ:
Bilan than-uh than-on
Hamit grum mưnhi gah pur, pai
Khi nghe tiếng sấm hướng Đông
Nhân dân hớn hở mới hòng yên thân
…………………………..(Thiên Sanh Cảnh dịch)
Khi tiếng sấm đầu tiên trong năm vang lên, người Chăm chuẩn bị đón mừng cơn mưa đầu mùa. Tùy theo tiếng sấm kêu vang như thế nào, mà người ta đoán được tiết trời năm ấy ra sao.
Cũng như ngày này của mọi năm, khi tôi chuẩn bị về làng đón lễ hội cùng bà con Chăm thì nhận được một tin bất ngờ: Giáo sư Trần Quốc Vượng (kể từ đây xin phép được viết tắt là Gs) đến Phan Rang. Không biết Gs xem ngày tháng như thế nào mà đặt chân đến Phan Rang đúng lúc đất trời đang chuyển mình giao thoa, dân làng đang vui chờ đón cơn mưa đầu năm. Tôi được phân công tháp tùng Gs trong chuyến khảo sát này. Tôi vội vàng đến gặp Gs tại Khách sạn Ninh Thuận vào đầu giờ chiều ngày thứ Năm. Trong lúc tôi vội vã giới thiệu với Gs chương trình Lễ hội làng Chăm, thì Gs liền xua tay và nói: “Trước mắt, cậu cho tôi xem nguồn nước, giếng nước cổ Chăm ở Ninh Thuận đã, còn lễ hội xem sau”.
Lời yêu cầu của Gs làm tôi vừa ngạc nhiên vừa lo lắng. Vì lễ hội chiều nay sẽ bắt đầu vào lúc 3 giờ. Cho nên, nếu đi xem giếng nước cổ thì bỏ lễ hội quan trọng đầu năm của người Chăm ư?
Điều này làm tôi khá lúng túng. Thú thật, ở đây tôi đã tháp tùng nhiều bậc Gs, nhà nghiên cứu về Chăm Pa, kể cả trong lẫn ngoài nước. Nhưng tôi cảm thấy nơi Gs có những điều khác lạ. Nhiều nhà khoa học cứ đến vùng Chăm là hỏi thăm đền tháp, hoặc lễ hội. Chỉ Gs lại đặt nặng sự chú ý đến nước giếng cổ.
Tôi đắn đo suy nghĩ hồi lâu để sắp xếp chương trình. Mặc dù rất khó khăn, nhưng tôi không dám gạt đi yêu cầu của nhà khoa học lớn. Tôi lục tìm trong ký ức hệ thống di tích người Chăm ở Ninh Thuận liên quan đến nguồn nước, giếng nước. Lập tức, tôi giới thiệu với Gs về hai đập nước nổi tiếng của người Chăm là đập Nha Trinh do vua Ppo Klaung Garai xây dựng vào thế kỷ 13, và đập Ma-rên do vua Po Rome xây dựng vào thế kỷ 17; di tích giếng cổ người Chăm ở Hòn Đỏ (Mỹ Tân), và nhóm giếng cổ ở làng Thành Tín. Nghe tôi vừa giới thiệu xong, Gs quyết định chọn điểm khảo sát di tích giếng cổ Chăm ở làng Thành Tín.
Sau khi chọn được địa điểm nghiên cứu, đoàn chúng tôi liền lên xe. Ra khỏi phố Phan Rang cách 5 km về hướng Đông Nam, trước mắt chúng tôi là làng Thành Tín, có tên Chăm là “palei Cwah Patih”, nghĩa là “làng Cát Trắng”. Phía xa, làng hiện ra trên nền những cồn cát gợn sóng do sóng biển bồi tụ từ bao đời nay, rất đẹp. Tùy theo độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời mà dải cồn cát hiện lên màu trắng, màu vàng, màu xám, màu đỏ… trông như một bức tranh với đầy đủ những màu sắc và đường nét. Chính vẻ đẹp này đã tạo cảm xúc cho các nghệ sĩ Chăm, và địa danh này đã đi vào ca khúc nổi tiếng của người Chăm có tên là “Quê em miền cát trắng” (Bhum Adei).
Tôi vừa giới thiệu sơ qua về làng như thế, thì xe vừa đến cổng làng. Khi xe dừng lại ở đầu làng, gần một ngôi thánh đường, thì gặp một cô gái Chăm. Lòng như mở cờ, chúng tôi đành “bắt cóc” cô gái Chăm và nhờ cô dẫn đường đi đến giếng nước cổ của làng.
Cô dẫn đoàn của chúng tôi hướng về dải cồn cát trắng của làng nằm ở hướng Đông. Đi được một đoạn đường dài, chúng tôi hỏi cô gái:
– Giếng nước còn bao xa nữa?
– Giếng nước cổ làng em nằm ở ngay dưới chân dải cồn cát ấy, cô gái trỏ về hướng cồn cát.
Cả đoàn chúng tôi mừng thầm, vì đã gần đến nơi. Gs vừa đi vừa nhặt từng mảnh gốm dưới đất, vừa quan sát chất đất, những cảnh vật, cây trồng xung quanh. Ở đây, đặt biệt trồng nhiều khoai lang. Gs thấy làm lạ, bất chợt hỏi cô gái:
– Cây khoai lang người Chăm gọi là gì? Có phải cây này là cây truyền thống người Chăm không?
Câu hỏi của Gs làm cho cô gái như gió gặp diều. Cô trả lời:
– Cây khoai lang người Chăm gọi là “Phun habei”.
Cô gái nói tiếp:
– Khoai lang không những là cây trồng truyền thống, mà còn là loại đặc sản của làng em.
Rồi cô gái hát một đoạn ca khúc quen thuộc theo lời đề nghị của Gs:
Cwah Patih habei bhong bauh libbung,
Mưyah xa-ai takrư adei tuk ka xa-ai bbơng…
Dịch nghĩa là:
Quê em miền cát trắng
Có khoai lang màu đỏ ngọt bùi
Nếu anh thích thì em luộc cho anh ăn…
Gs thích thú mỉm cười, dáng trầm ngâm…
Lời hát vừa kết thúc thì chúng tôi cũng vừa đến chân dải cồn cát. Ở đây có tất cả 6 cái giếng cổ, được đào thành từng cặp. Giếng hình vuông, mỗi cặp có giếng đực (bingun likei) và giếng cái (bingun kamei). Giếng cái thường bố trí ở phía mặt trời lặn, còn giếng đực ở phía ngược lại. Nhưng hiện nay, chỉ giếng cái được dân làng sử dụng thường xuyên.
Cô gái Chăm giới thiệu tỉ mỉ với chúng tôi chức năng sử dụng từng cái giếng.
Cô kể rằng, giếng cổ này có từ lâu lắm, không biết người Chăm đào từ đời nào. Khi cô lớn lên cô đã thấy giếng này. Ngày xưa mỗi buổi sáng, chiều cô thường đi lấy nước từ giếng này về nhà. Lúc ban đầu khi mới tập đội nước, bà nội cô thường căn dặn, và chỉ cho biết công dụng của giếng đực giếng cái như thế nào. Cô nói:
– Giếng đực chỉ sử dụng lấy nước để cúng thần trong những dịp cúng tế. Dân làng không được sử dụng để lấy nước sinh hoạt hàng ngày, vì sợ làm ô uế nguồn nước. Bởi chỉ có giếng đực thì mới có nước tinh khiết để cúng thần. Còn giếng cái dùng để dân làng sinh hoạt. Cô vừa nói, tay vừa chỉ vào cái giếng nước.
Lúc này, trước mặt chúng tôi là cái giếng hình vuông, có độ sâu khoảng 1,5 m. Giếng được đóng giàn gỗ hình vuông ở 3 mặt (Đông, Tây, Nam), cao hơn mặt đất khoảng 0,5 m, còn một mặt phía Bắc để trống, gọi là miệng giếng (pabah bingun). Miệng giếng này được dẫn thông vào một con mương nhỏ chảy vào cái bàu nước cho dân làng tưới ruộng. Mạch nước chảy ngầm từ cồn cát xuống. Quanh năm suốt tháng, giếng không bao giờ khô hạn. Cô gái Chăm nói như vậy.
Cô kể, giếng cái có nhiều chức năng sử dụng khác nhau: Phần nước đầu nguồn của miệng giếng thì dùng để uống; phần kế tiếp là nước thứ hai dùng để tắm giặt; phần nước thứ ba dùng cho trâu bò uống, và phần nước cuối cùng thì chảy vào ruộng lúa. Hiện nay, giếng cái này vẫn là nguồn nước sinh hoạt và sản xuất chính của làng.
Gs chăm chú nghe cô gái Chăm kể rồi kết luận: “Giếng cổ người Chăm Ninh Thuận là một thủy hệ – một hệ nước có nhiều chức năng sử dụng khác nhau, chứ không phải là một hệ thủy lợi, như ở Gio Linh (Quảng Trị), mặc dù kỹ thuật xây dựng giếng như nhau”.
Gs nói, người Pháp nghiên cứu về Chăm Pa chỉ quan tâm đến các đền tháp, họ không chú ý đến nước giếng cổ. Tôi và đồng nghiệp đã tìm được nhiều di chỉ làng Chăm cổ và giếng nước cổ ở khắp nơi trên dải đất miền Trung, từ Quảng Nam đến Ninh Thuận, Bình Thuận, từ sông Gianh đến cửa Đại. Nhiều tư liệu ghi chép của Ba Tư, Ả Rập từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14 cho biết, người Chăm đào giếng rất trong, ngọt và không bao giờ cạn nước – ở dưới chân cồn cát ven biển để “xuất khẩu nước lã cho các thương thuyền quốc tế đi vào biển Chăm Pa” lúc bấy giờ.
Những kết luận khoa học của Gs làm cô gái Chăm lấy làm lạ. Đôi mắt cô xoe tròn, đăm chiêu dưới hai hàng mi đen láy. Cô nhìn hướng về dải cồn cát trắng, hướng về biển Đông, như đang cố gắng nghĩ suy gì về người Chăm cổ. Một lát sau, cô quay lại và nói với Gs:
– Người Chăm muốn có nước để cho dân làng uống, làm ruộng, xuất khẩu thì phải làm lễ hàng năm.
Trước những lời nói chất phác, dân dã của cô gái Chăm, Gs lấy làm thích thú. Gs hỏi cô gái:
– Nếu muốn mạch nước giếng chảy quanh năm thì dân làng phải làm như thế nào?
Không đắn đo, cô gái trả lời:
– Phải làm lễ cầu mưa, cầu nước.
Gs hỏi:
– Thế thì dân làng thường tổ chức lễ cầu đảo ở đâu?
Cô gái Chăm chỉ tay về hướng Đông Nam của làng và nói, làng em thường tổ chức lễ cầu Thần Po Nai trên núi Chà Bang kia.
Theo hướng chỉ tay của cô gái về hướng Nam, trước mắt chúng tôi là một ngọn núi Chà Bang đứng sừng sững, trầm mặc, lẻ loi, trải dài gần đến tận bờ biển xa.
***
Tạm biệt cô gái Chăm làng Cát Trắng, chúng tôi lên xe về một làng Chăm khác để khảo sát lễ hội đầu năm – Lễ hội Rija Nưgar – một loại lễ tống khứ hạn hán, cầu mưa cầu đảo, mà cô gái vừa giới thiệu. Đã ra khỏi làng Cát Trắng, nhưng Gs chưa muốn dứt câu chuyện núi Chà Bang với cô gái Chăm kia. Trên xe lúc này không còn cô gái Chăm nữa, nên mình tôi phải chịu những đòn tra hỏi. Gs muốn hiểu về sự tích núi Chà Bang. Tại sao người Chăm lại tổ chức lễ cầu mưa, cầu nước trên núi đó? Lúc này, không còn thì giờ để nói vòng vo, tôi liền kể một mạch dài về những gì liên quan đến núi Chà Bang cho Gs, như là một người cung cấp tư liệu.
Núi Chà Bang (thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước) có sự tích liên quan đến câu chuyện tình giữa Po Nai, con gái vua Po Rome (1627 – 1651), là người Chăm, và chàng trai người Raglai tên là Cei Kamau. Chuyện kể rằng, công chúa Po Nai là con gái út của vua Po Rome, có sắc đẹp chim sa cá lặn, nhưng lại kén chồng. Nhưng vì vua Po Rome muốn tạo sự bang giao gần gũi với tộc người anh em láng giềng, nên quyết định gả Po Nai cho chàng trai Raglai. Mặc dù chàng trai Raglai là người tài giỏi, khôi ngô, tuấn tú, nhưng công chúa Po Nai vẫn cương quyết không chịu kết hôn, thế nên công chúa đã rời hoàng cung, bỏ lên núi đi tu. Chàng trai Raglai trong lòng vẫn yêu thương công chúa, nên quyết tâm đi tìm. Qua nhiều tháng trời lội đèo leo núi, song không tìm thấy công chúa đâu cả, chàng trai Raglai tức giận, lấy nỏ thần bắn lên ngọn núi – nơi công chúa trú ẩn. Mũi tên thần bay trúng ngọn núi khiến ngọn núi nứt làm đôi, người Chăm gọi là “talah Cabbang”. Từ sự tích đó, đến nay người Chăm gọi núi đó là “cơk Cabbang”, còn người Việt đọc chệch từ tiếng Chăm ra thành “Chà Bang”.
Để tưởng nhớ đến công chúa Po Nai, người Chăm tạc một bệ thờ Linga bằng đá, cao khoảng 0,8 mét trên ngọn núi này. Linga được chia làm 3 phần, nhưng liền nhau thành một khối. Phần đầu ở phía trên hình tròn, tượng trưng cho thần Siva; phần giữa hình bát giác, tượng trưng cho thần Visnu, và phần dưới cùng hình vuông, tượng trưng cho thần Brahma. Ba vị thần này được người Chăm xem là “tam vị nhất thể” (Trimurti). Linga này có phong cách tương tự như Linga-Yoni ở tháp Hòa Lai (Ninh Hải, Ninh Thuận), được xếp niên đại vào thế kỷ 9.
Theo sự tích, cũng như bệ thờ, cách thức thờ cúng tượng Linga trên núi Chà Bang ở Ninh Thuận vừa kể, Gs nhận định: kiểu Linga Po Nai và tục thờ thần núi, cầu mưa, cầu nước không chỉ riêng ở núi Chà Bang – Ninh Thuận mà còn có một số nơi như núi Chúa – Phú Yên, ở Côn Đảo nước ta, và ở một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… Kiểu thờ này gọi là Linga-parvatha.
Tại núi Chà Bang, hàng năm vào tháng giêng (sau lễ hội Rija Nưgar) tính theo lịch Chăm, tức khoảng tháng 4 theo Dương lịch, thì không chỉ làng Thành Tín, mà tất cả các làng đều lên núi Chà Bang để cầu mưa, cầu đảo. Dân làng truyền tụng, Nữ thần Po Nai trên núi Chà Bang rất hiển linh. Sau buổi cầu cúng thần, trời sẽ đổ mưa. Dòng sông đang khô hạn bống trở thành dòng nước chảy xiết. Giếng nước đang khô cạn thì mạch nước lại tuôn trào.
Nghe tôi kể lại câu chuyện như thế, Gs giật mình hỏi:
– Thần Po Nai có thật linh như thế không?
Tôi trả lời:
– Không biết thực hư như thế nào? Dân gian Chăm thêu dệt, linh thiêng hóa đến đâu không rõ. Nhưng trước mắt, chúng ta sắp sẽ chứng kiến sự hiện thân của thần Po Nai tại lễ Rija Nưgar.
Gs có vẻ khá hồi hộp! Phía xa đằng kia là làng Chăm ngói đỏ hiện dần. Tiếng trống gi-năng mở hội đầu năm của lễ Rija Nưgar đâu đó vang lên, thúc giục!
***
Kết thúc câu chuyện tình giữa công chúa Po Nai và chàng trai Raglai trên núi Chà Bang, xe của chúng tôi cũng vừa đến cổng làng Hữu Đức. Đây là một làng đông dân và khá giả ở vùng Chăm Ninh Thuận. Chúng tôi vào làng đúng vào lúc 3 giờ chiều (giờ âm), ngày thứ 5, mồng 5 (ngày lẻ, tức ngày âm, tiếng Chăm là yor), tháng giêng, thượng tuần trăng của lịch Chăm.
Vừa đến đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng trống gi-năng vang lên trong một nhà lễ Rija Nưgar ở một bãi đất trống đầu thôn. Nhà làm lễ (kajang) có mái lợp bằng tấm bạt (trước đây lợp bằng lá tranh), xung quanh được che chắn bằng những tấm liếp đan bằng tre, và chỉ mở một hướng ra vào về hướng Đông – hướng của Mặt trời, hướng của thần linh.
Lễ Rija Nưgar ở đây được tổ chức vào hai ngày, người Chăm thường gọi là “một ngày vào, và một ngày ra” (Tamư di jip tabiak di suk). Ngày vào thứ 5, mồng 5 – ngày lẻ, ngày âm – còn ngày ra thứ 6, mồng 6 – ngày chẵn, ngày dương (yang) – tháng giêng, tính theo lịch Chăm.
Lễ vật dâng cúng, ngoài gà và dê còn có 5 mâm cơm, canh, bánh trái, trầu cau, rượu, trứng. Ngoài ra, trong bàn lễ còn có lễ vật quan trọng là lửa – nước. Lễ vật cũng được người Chăm chia làm hai phần âm và dương, mà họ thường gọi nôm na theo tên lễ vật chính là “ngày vào cúng con gà (thuộc âm) và ngày ra – kết thúc lễ, là cúng con dê (thuộc dương) (Tamư mưnuk tabiak pabaiy).
Thầy cúng lễ Rija Nưgar gồm có thầy Kaing (thầy bóng) mặc áo đỏ múa lễ; và thầy Mưdwơn mặc áo trắng, vỗ trống pa-ra-nưng, hát lễ thánh ca; hai nghệ nhân đánh trống gi-năng, một nghệ nhân thổi kèn sa-ra-nai. Cùng nhiều dân làng phụ lễ.
Nhạc cụ bao gồm: 1 cặp trống gi-năng, trống pa-ra-nưng và 1 kèn sa-ra-nai. Đạo cụ múa bao gồm: 1 cây mía đỏ (tượng trưng cho cây chèo); 1 cây quạt, 1 chiếc khăn và 1 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Kaing cầm tay, còn lại là để tại bàn tổ. Tại bàn tổ, là nơi để lễ vật và đạo cụ múa, còn có một cán rìu (tượng trưng cho công cụ lao động).
Diễn tiến chung của lễ Rija Nưgar là thầy Mưdwơn chủ lễ rót ruợu lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Còn thầy Kaing mang lễ vật và múa phụ theo nhịp trống pa-ra-nưng, trống gi-năng, kèn sa-ra-nai. Đối với mỗi vị thần được mời về dự lễ, thầy Kaing đều có một điệu múa riêng cho thần. Chẳng hạn, khi hát về Nữ thần Po Nưgar, thầy Mưdwơn vỗ trống pa-ra-nưng hát bài thánh ca kể về sự tích Po Nưgar, còn thầy Kaing cầm quạt và múa khoan thai quanh bàn tổ.
Khi hát về vị thần Po Klaung Garai và Po Rome (là các vị vua, nhưng đã hoá thân thành các vị thần), thầy Mưdwơn ca ngợi công đức, tài phép của các vị vua đã có công dạy dân làm thủy lợi, đắp đập ngăn sông, cho dân làng cày cấy.
Khi hát về thần Cei Tathun, thầy Mưdwơn vỗ trống hát cuồng nhiệt ca ngợi tính oai phong lẫm liệt của thần: Thần Cei Tathun phi ngựa tiếng vó ngựa dậy non sông / Tướng mạo đẹp trai khôi ngô tuấn tú. Trong lúc thầy Mưdwơn hát thì thầy Kaing cầm roi ngựa múa, nhảy theo nhịp trống và tiếng reo hò của người dự lễ. Thầy Kaing ngây ngất trong điệu múa và nhập đồng. Đến lúc thăng hoa, thầy Kaing cầm roi ngựa múa, nhảy phi vào đạp đống lửa trước rạp lễ, trong tiếng hò reo của mọi người. Năm nào thầy Kaing lên đồng dập tắt được đống lửa, thì năm đó dân tin rằng mưa thuận gió hòa. Vì lửa tượng trưng cho nắng nóng và khô hạn. Dập tắt đống lửa trong lễ Rija Nưgar là tống khứ được cái nắng nóng, khô hạn và đem lại khí trời mát mẻ, mưa thuận gió hòa cho dân làng cày cấy.
Khi hát về thần Po Tang Ahauk (thần Chèo Thuyền), thầy Mưdwơn vỗ trồng hát về sự tích chèo thuyền: thần đang đi thuyền nhuộm màu chàm, lênh đênh trên biển khơi xa…. Thầy Kaing cầm cây mía đỏ múa điệu chèo thuyền như sóng nhấp nhô trên biển cả.
Đến Nữ thần Po Nai trên núi Chà Bang. Đây là vị thần mà Gs đang chú ý. Thầy Mưdwơn hát kể sự tích: Po Nai bỏ nhà đi tu ở núi cao rừng rậm / nàng đi tu ăn lá rừng sống quanh năm / có lúc ngồi buồn một mình / Nàng tắm biển giải khuây. Lúc này, thầy Kaing đóng vai nữ, là hóa thân của công chúa Po Nai, mặc áo bông đỏ, đầu đội khăn màu trắng, tay cầm khay trầu, trên đó có bông điệp và trái cây, múa theo nhịp trống lễ. Thường đến lúc cúng thần Po Nai thì thầy Kaing lên đồng, nói lên nguyện vọng mong ước của cộng đồng đến thần linh, và ngược lại, truyền những lời của thần linh đến dân chúng. Thế nhưng, hôm ấy thầy Kaing đã không lên đồng được.
Đành vậy, chúng tôi rời làng Hữu Đức, về làng Vĩnh Thuận xem sự giáng trần của Nữ thần Po Nai nhập đồng vào thầy bóng ra sao.
Chúng tôi đến nơi, đúng lúc thầy bóng trong lễ Rija Nưgar làng Vĩnh Thuận đang lên đồng.
Trong trạng thái nhập đồng, toàn người thầy run lên. Dân làng lúc này ai cũng hồi hộp, chờ đợi sự phán xét.
Một hồi sau, thầy phán: “Tôi (Nữ thần Po Nai) đã đi xa bao năm, nay mới về lại làng này. Làng này ô uế lắm, phải làm một lễ khác để tẩy uế, vệ sinh làng palei, thì thần mới thường xuyên ghé phù hộ độ trì và cho mưa thuận gió hòa”.
Trong lúc thầy bóng đang phán xét thì dân làng vừa lắng nghe, vừa cầu xin thần linh đừng nổi giận, vui lòng nhận lễ vật Rija mà cho mưa sớm cho dân làng cày cấy. Trong lời khấn vái của dân làng, của thầy lễ, luôn có lời khấn cầu mưa, cầu nước. Đây là chủ đề mà họ quan tâm nhất trong suốt buổi lễ Rija Nưgar.
Sau trạng thái lên đồng của Nữ thần Po Nai thì họ tiếp tục mời các thần linh khác như: thần đất, thần sông, các người đã khuất có công khai hoang lập ấp… Và cuối cùng, kết thúc lễ ngày đầu vào buổi chiều ngày thứ 5 bằng lễ cúng cơm (Pathar Pabah). Đây chỉ mới kết thúc một nửa phần đầu (phần âm) của lễ Rija Nưgar.
Tiếp tục lễ Rija Nưgar là phần nửa còn lại được tiếp tục vào sáng ngày mai thứ 6 mồng 6 – ngày chẵn cúng dê – thuộc về dương. Nội dung phần lễ cúng này tương tự như lễ ngày đầu, chỉ khác là lễ ngày ra có tiễn đưa “hình nhân thế mạng” mà người Chăm gọi là “salih”. Vật này sẽ tống khứ những xấu xa, xui xẻo, nắng nóng khô hạn của dân làng năm cũ vào ngày kết thúc lễ Rija Nưgar. “Hình nhân thế mạng” của năm cũ ra đi thì dân làng sẽ được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu vào năm mới. Nghi thức lễ tiễn đưa (palau) “hình nhân thế mạng” này được thực hiện tại ngã ba đường làng. Lễ Rija Nưgar kết thúc.
Nhìn một cách bao quát, Lễ Rija Nưgar luôn biểu hiện tư duy nhị nguyên của Chăm, tôi tạm kết luận như vậy với giáo sư.
Tôi nói, cũng như giếng nước cổ người Chăm Thành Tín đều có cặp đôi: giếng đực, giếng cái, còn ở Rija Nưgar thì cặp đôi đực – cái biểu hiện trên các mặt như: ngày tổ chức lễ là 2 ngày, có ngày lẻ và ngày chẵn; thần linh cầu cúng cũng như nữ thần (Po Nưgar, Po Nai) và nam thần (Po Rome, Po Klaung Garai); Thầy cúng mặc áo hai màu: màu đỏ (thầy Kaing) và màu trắng (thầy Mưdwơn); lễ vật là con Gà (âm) và con Dê (dương)… Từ đó, Gs kết luận: Có như vậy thì mới mưa thuận gió hòa, con người cây cối, vật nuôi mới sinh sôi nẩy nở, tôm cá đầy khoang, con cháu đầy đàn, mạch nước dòng sông tuôn chảy muôn đời.
Chuyến khảo sát của Gs tại Ninh Thuận kết thúc tại đây. Chúng tôi tạm biệt palei Chăm về lại phố thị Phan Rang trong khí trời nắng nóng, oi bức. Tôi nghĩ, người Chăm đã làm lễ cầu mưa rồi, thế nào đêm nay trời Phan Rang cũng sẽ đổ mưa, xua đi cái nắng nóng ấy.
Trên đường về, Gs bấm đốt ngón tay tính ngày giờ khắc. Ngày mai khoảng 4–5 giờ là giờ Gs xuất hành rời khỏi Phan Rang đi Đà Nẵng. Tôi cũng bấm theo giờ khắc lịch Chăm. So với 4–5 giờ của Gs xuất hành là trùng với 6–7 giờ của lịch Chăm, tức là giờ Sri – thuộc màu trắng, rất tốt (người Chăm tính một ngày có 8 giờ và một đêm có 8 giờ, một giờ Chăm bằng 90 phút). Tôi chúc Gs thuận buồm xuôi gió.
Kỳ lạ thay, tối hôm đó, lúc tôi đang viết đoạn cuối của bài này, vào 4 – 5 giờ sáng thì trời bắt đầu có tiếng sấm nhẹ (than uh than on), tiếng sấm rền vang mang theo tia chớp ở đàng Đông, đàng Tây. Sau đó, trời trút xuống cơn mưa mát rượi. Không biết Gs có nghe và chứng kiến được tiếng sấm và cơn mưa đầu năm của người Chăm không? Tiếng sấm đầu năm đánh thức cả làng Chăm. Nó chính là mốc thời gian báo hiệu trời đất chuyển mình, thời tiết giao thoa giữa năm cũ và năm mới, giữa khô hạn và ẩm mát.
Người Chăm tin rằng, cơn mưa này có mặt là ân huệ của Rija Nưgar. Một số người “có học” thì cho là mê tín dị đoan. Riêng dân miệt vườn, dân miền biển như ở Mỹ Tường, Mỹ Tân, khi thấy người Chăm đội lễ vật đi lễ Rija Nưgar thì mừng lắm. Bản thân tôi, dù chưa tin lắm, nhưng không dám gạt bỏ những yếu tố tâm linh, niềm tin của ông cha tôi đã trở thành tín ngưỡng và ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ. Là người mới tập tò nghiên cứu, với kiến thức khoa học bé nhỏ của mình, tôi mạo muội lý giải rằng: Rija Nưgar chính là mốc định một chu kỳ thời tiết hàng năm của người Chăm. Đó chính là nhịp điệu sinh học, là chu kỳ thời tiết được lặp đi lặp lại hàng năm. Do vậy, cứ đúng ngày lễ Rija Nưgar là hết một chu kỳ thời tiết một năm, trời Phan Rang sẽ đổ một cơn mưa nhẹ.
Ở đây, mốc tính thời gian và chu kỳ thời tiết không quan trọng, mà quan trọng hơn là kiến thức thiên văn, về lịch pháp, về nhịp điệu vũ trụ, để người Chăm định ra ngày tháng cho đúng chu kỳ thời tiết. Có như vậy, họ mới tổ chức lễ Rija Nưgar như một mốc báo hiệu thời gian cho dân làng một cách ổn định và nhất quán. Đây cũng là một điều Gs khá thắc mắc.
Ai có thấu hiểu được dải đất miền Trung khô hạn, nắng nóng như thế nào, thì mới thấu hiểu được cái khát khao, cái nhu cầu về nước, về mưa trong lễ Rija Nưgar của người Chăm. Chính cái khát khao này đã thúc đẩy người Chăm đi tìm mạch nước, nguồn nước và đã nẩy sinh ra ở họ kỹ thuật lấy nước, giữ nước như đào giếng, đắp đập ngăn sông, cũng như cách xử lý nước, sử dụng nước, tiết kiệm nước trên các loại giếng cổ Chăm và các đập tưới tiêu trên cánh đồng miền Trung. Đến đây, chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng, chuyến khảo sát của Gs về di tích giếng nước cổ, nghi thức cầu nước, cầu mưa và lễ hội đầu năm Rija Nưgar của người Chăm – là một chuỗi vấn đề khoa học nhằm đi tìm một yếu tố “nước” của người Chăm trên dải đất miền Trung này.
Một ngày đi qua Ninh Thuận đã để cho Gs nhiều điều trăn trở về tri thức dân gian, kỹ thuật đào giếng, tìm mạch nước, đắp đập ngăn sông, lịch pháp… và cả một nền văn hóa phát triển rực rỡ, nhưng hiện nay đã thất truyền. Lòng đất nơi đây vẫn còn chứa nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Gs nói như vậy trong lời chia tay với đồng chí Giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận. Gs hẹn quay lại vào một dịp khác. Tôi hy vọng như vậy, và cầu cho Gs khám phá ra nhiều điều mới lạ, từ đó mở ra nhiều điều bí ẩn trong lòng đất Ninh Thuận mến yêu này.
Triết gia độc lập (1879–1888)
Lou Salomé, Paul Rée và Nietzsche, 1882
Friedrich Nietzsche, 1882
Bởi vì bệnh tật làm ông phải đi tìm một khí hậu dễ chịu hơn, Nietzsche thường xuyên đi du lịch, và sống cho đến năm 1889 như là một tác giả độc lập trong nhiều thành phố khác nhau. Ông trải qua nhiều mùa hè ở Sils Maria, gần St. Moritz ở Thụy Sĩ, và nhiều mùa đông ở các thành phố của Ý như là Genova, Rapallo và Turino, và ở thành phố Nice ở Pháp. Thỉnh thoảng ông quay về Naumburg để ghé thăm gia đình, và đặc biệt trong thời gian này, ông và chị ông luôn có những giai đoạn cãi vã và giải hoà. Ông sống bằng lương hưu từ Basel, nhưng cũng nhận sự giúp đỡ từ bạn bè. Một người học trò cũ của ông, Peter Gast (tên thật Heinrich Köselitz), trở thành như là thư ký riêng của Nietzsche. Cho đến cuối đời ông, Gast và Overbeck vẫn là những người bạn trung thành. Malwida von Meysenbug vẫn bảo vệ ông như là một người mẹ ngay cả bên ngoài vòng quen biết của Wagner. Không lâu sau Nietzsche liên lạc với nhà phê bình âm nhạc Carl Fuchs. Nietzsche đang ở giai đoạn ban đầu của thời ông viết khỏe nhất. Bắt đầu với Con người, Tất cả quá con người vào 1878, Nietzsche bắt đầu xuất bản một cuốn sách (hoặc một phần lớn của một cuốn sách) mỗi năm cho đến 1888, năm viết cuối cùng của ông, suốt năm đó ông hoàn thành năm cuốn. Vào năm 1879, Nietzsche xuất bản Các ý kiến các các câu châm ngôn tổng hợp, theo sau kiểu viết cách ngôn của Con người, Tất cả quá con người. Năm sau đó, ông xuất bản Kẻ lang thang và cái bóng của anh ta. Cả hai xuất hiện như là phần thứ hai của lần tái bản của Con người, Tất cả quá con người.
Vào năm 1881 Nietzsche xuất bản Lúc rạng đông: Những suy nghĩ về các thành kiến đạo đức, và năm 1882 phần đầu của Khoa học vui. Cũng năm đó ông gặp Lou Salomé thông qua Malwida von Meysenbug và Paul Rée. Nietzsche và Salomé cùng trải qua mùa hè ở Tautenburg trong vùng Thuringia, thường với chị ông là Elisabeth đi kèm theo. Tuy nhiên, Nietzsche xem Salomé kém hơn là một người ngang hàng mà như là một học sinh có tài. Ông đem lòng yêu cô ta và theo đuổi cô mặc cho người bạn chung của họ là Rée. Khi ông hỏi cưới cô, Salomé từ chối. Quan hệ của Nietzsche với Rée và Salomé tan vỡ vào mùa đông 1882/1883, một phần do những mưu đồ của chị ông là Elisabeth. Đối phó với những bộc phát mới của bệnh tật, và gần như là trong trạng thái cô đơn sau mâu thuẫn với mẹ và chị trong quan hệ với Salomé, và tràn đầy những ý nghĩ muốn tự vẫn, Nietzsche bỏ trốn đến Rapallo, nơi chỉ trong mười ngày ông viết phần đầu tiên của Zarathustra đã nói như thế.
Các khái niệm quan trọng
Bài chi tiết: Triết học Friedrich Nietzsche
Trong các nhà triết học quan trọng, các tác phẩm của Nietzsche có lẽ đã tạo ra ít sự nhất trí giữa những người giải nghĩa nhất. Tuy các khái niệm quan trọng có thể được xác định dễ dàng, nhưng người ta phải tranh cãi quyết liệt về ý nghĩa của mỗi khái niệm, chưa nói gì đến tầm quan trọng tương đối của chúng. Nietzsche đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng Chúa đã chết (Gott ist tot), và cái chết này hoặc dẫn đến chủ nghĩa quan điểm (perspectivism) cấp tiến hoặc buộc người ta phải đối diện với thực tế rằng chân lý đã luôn luôn mang tính quan điểm (perspectival). Nietzsche còn được ghi nhận về sự phân biệt giữa đạo đức chủ và đạo đức nô (master-slave morality), đạo đức chủ nổi lên từ một sự ca tụng cuộc sống, đạo đức nô là kết quả của sự thù hận đối với những người có thể loại kia. Sự khác biệt này được tóm gọn là sự khác biệt giữa “tốt và xấu” ở bên này, và giữa “thiện và ác” ở bên kia; điều quan trọng là người “tốt” của đạo đức chủ là người “ác” của đạo đức nô. Một số khái niệm quan trọng khác của Nietzsche gồm Ý chí Quyền lực (Der Wille zur Macht) và Siêu nhân (Der Übermensch) và Vĩnh hằng Luân hồi (Die ewige Wiederkunft).
Các câu nói
Người chiến đấu với quái vật, nên cẩn thận đừng để bản thân cũng biến thành quái vật trong cuộc chiến.[4]
Không có sự thật nào cả, chỉ có sự diễn giải của sự thật đó mà thôi.
Chúa đã chết
Chúng ta không nên đi đến nhà thờ nếu chúng ta muốn hít thở không khí trong lành[5]
Phật giáo thì hiện thực hơn Cơ Đốc giáo cả trăm lần.[6]
[Cơ Đốc giáo và Phật giáo] đều thuộc về những tôn giáo hư vô chủ nghĩa – đều là những tôn giáo suy đồi.[7]