Danōk baic cho Cham Ahiêr, tại sao không?
Truyền thống giáo dục Cham thiếu trường quy. Ngoảnh ra sau, người Tàu sang Champa bày Cham tổ chức học hành có trường ốc để thực hiện chế độ thi cử kiểu Trung Quốc – bài bản hơn, mấy bận đụng phải Chủ nghĩa Tùy tiện Cham: chịu! (Maspéro, 103). Cham khoái dạy cục bộ, nhỏ lẻ; mà cục bộ với nhỏ lẻ thì làm gì có thống nhất!
Không thống nhất, nhưng Cham cứ là không mù chữ mẹ đẻ.
Ừ, Akhar thrah thì chẳng sao, chứ dính vô chuyện tôn giáo tín ngưỡng, ra mòi căng đấy. Ở đó Chủ nghĩa Tùy tiện Cham phát tiết anh hoa thì đố ma nào níu lại được.
Làm gì?
Cham Awal có Thāng Mưgīk, hằng năm Halau Janưng Awal vào mùa Ramưwān đến đó Dōk ök chay tịnh, bàn việc. Thêm mỗi ba năm còn có Xug Yơng nữa… Chớ Cham Ahiêr thì chịu. Ở Panrang ba Bimông đền tháp ba vị Cả sử Pô Dhya khác nhau ngự. Chẳng lấy đâu nơi chốn dành cho việc học tập kinh sách. Thầy Gru truyền cho trò Xêh, lắm lúc theo dạng bí truyền, thì kêu thống nhất ai mà tin!
Ở thời hiện đại, khi dân số Cham lúc càng tăng, địa bàn cư trú càng mở thì nhu cầu có nơi chốn Danōk để Baic học tập cho Cham Ahiêr cấp thiết hơn bao giờ.
Mọi mọi Cham thấy thế, cả người Ấn quan tâm đến cộng đồng Ấn Độ giáo cũng ngó ra thế. Năm ngoái, đại diện Sứ quán hú Jaka từ quê vào cùng lúc phone gọi tôi từ Tân Phú qua gặp ở Quận 1, bàn qua sự vụ to tát này.
Thế mà nín thinh từ bấy đến nay: Quá cha Chủ nghĩa Tùy tiện Cham rồi còn gì! Jaka thì tốn tiền xe đò đi về, tôi mừng quá bước cho trật cái cẳng đang dưỡng thương, mất cả tháng nằm nhà.
Trong khi Cham Ahiêr đang cần, rất cần nó. Một thôi cũng đủ, cho ba vị Cả sư cùng Paxêh các cấp đến đó mà baic. Cánh Gahêh tín đồ tiện đường ghé vào học ké. Danōk ấy còn là nơi chốn cho Halau Janưng Ahiêr-Awal gặp mặt nữa.
Ở khu vực trung tâm, như palei Bblāng Kacak chẳng hạn. Tại sao không?