[Suy nghĩ từ Hội chợ sách Frankfurt 2015, Tuổi trẻ, 18-10-2015]
TTO – Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ sách Frankfurt 2015 (Đức) trưng bày một số cuốn sách nhưng đa số đều bằng tiếng Việt, khá “lép vế” so với các nước khác…
Tại gian hàng có trưng bày một số cuốn sách nhưng đa số đều bằng tiếng Việt. Ngoài cái tên của nhà xuất bản hoặc công ty sách treo trên gian hàng thì cũng không có bất kỳ.
Đi loanh quanh trong hội chợ, tôi ngạc nhiên khi thấy gian hàng được trang trí bằng hai cuốn sách của cùng tác giả và hình như tác giả đang ngồi tại quầy. Bà là một phụ nữ da đen. Tôi hiểu ra, bà tự thuê gian hàng ở hội chợ sách lớn nhất thế giới Frankfurt để tiếp thị sách của mình.
Bà tên là Mairy, 55 tuổi, người Cameroon nhưng đang sinh sống tại Mỹ. Tôi hỏi lý do tại sao bà lại viết chuyện tình thì bà trả lời: Các nhà văn châu Phi thường viết đề tài về thiên nhiên, động vật hoang dã hoặc phân biệt chủng tộc. Bà muốn khác đi. Việc bà thuê gian hàng ở hội chợ sách này với giá khá đắt, cũng là nhằm giới thiệu văn học châu Phi đến thế giới.
Bà Mairy dành 3 năm để viết 2 cuốn tiểu thuyết: The never ending love và The hidden hatred. Và 3 năm nay cũng là thời gian bà sống tại Mỹ và TP.HCM vì chồng bà là kỹ sư dầu khí người Mỹ và làm việc tại Việt Nam. Cho nên, cuốn sách The hidden hatred được tổ chức ra mắt tại khách sạn InterContinental TP.HCM vào ngày 3-3-2015.
Qua câu chuyện của Mairy, tôi có suy nghĩ: một nhà văn lớn tuổi của châu Phi còn dám thuê gian hàng tại Hội chợ sách Frankfurt để tiếp thị sản phẩm của mình thì tại sao những người viết Việt Nam không thể làm tương tự?