[ảnh do tác giả cung cấp]
Thời gian gần đây, trên trang báo điện tử của báo Đại Đoàn Kết có đăng bài viết của Thùy Trang về những sai phạm nghiệm trọng xảy ra tại Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) Nội trú Trung học Cơ sở (THCS) Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Trong bài viết mang tên “Sai phạm tại Trường PTDT Nội trú THCS Ninh Phước đã rõ” đăng ngày 14-09-2015. Tác giả Thùy Trang đề cấp đến vấn đề tham nhũng của ông Phó Hiệu trưởng Trần Đình Toản đã lợi dụng chức vụ của mình có hành vi gian lận, dối trá trong việc mua sắm tài sản công, có hành vi chiếm công vi tư, ăn chặn tiền học bổng của học sinh người dân tộc thiểu số. Ngoài những vi phạm trên, theo tác giả bài báo, ông Trần Đình Toản tuy là một nhà giáo làm lãnh đạo nhưng có lời nói không phù với môi trường sư phạm. Mặt khác, ông Toản còn trù dập, đe doạ sa thải các giáo viên, người lao động nào dũng cảm dám đứng lên bảo vệ lẽ phải, tố cáo hành vi sai phạm của ông trước dư luận.
Chỉ hai ngày sau, tác giả Thùy Trang tiếp tục viết bài thứ 2 mang tên “Trường PTDT Nội trú THCS Ninh Phước – Đấu tranh tránh đâu”. Tác giả bài báo tiếp tục phân tích, đưa ra nhiều chứng cứ mới về hành vi tham nhũng của ông Trần Đình Toản trong việc mua sắm tài sản công. Ông Toản có nhiều biểu hiện suy thoái về nhân cách, đạo đức sư phạm. Cụ thể: Giáo viên Đổng Thị Mỹ Thừa vì đã dũng cảm ký đơn tố cáo hành vi sai phạm của ông mà bị ông khủng bố tinh thần, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ đến mức độ phải nhập viện điều trị.
Không dừng lại ở đó, tác giả Thùy Trang còn cho biết Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS Ninh Phước ông Trần Đình Toản còn cấm đoán giáo viên và học sinh người dân tộc thiểu số nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Kết thúc phóng sự điều tra của mình tác giả Thùy Trang vô cùng bức xúc và tự đặt ra câu hỏi: Ai là người đứng sau để cho ông Toản tự tung tự tác lộng hành? Câu hỏi của Thùy Trang có lẽ rằng chỉ có Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận mới trả lời được. Vì, Giám đốc Sở là người đặt bút ký bổ nhiệm chức vụ cho ông Trần Đình Toản – một giáo viên có thâm niên sai phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đây là một lỗ hổng lớn của chính quyền Ninh Thuận trong công tác chăm lo sự nghiệp giáo dục dành cho con em người dân tộc thiểu số. Thiết nghĩ rằng, Ngành giáo dục cần loại bỏ những con sâu phá hoại hạt giống tri thức-công dân tương lai của đất nước.
Qua bài báo của tác giả Thùy Trang phản ánh về tình trạng suy thoái nhân cách, đạo đức của một lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực giáo dục dành cho người dân tộc thiểu số, người ta liên tưởng đến cách làm giáo dục có hiệu quả của người Chăm.
Trước năm 1975, ở tỉnh Ninh Thuận từng có một môi trường giáo dục dành cho con em người dân tộc thiểu số. Đó là, Trường Trung học Pô Klong.
Tiền thân của Trường Trung học Pô Klong là Trường Trung học An Phước toạ lạc tại thôn Vĩnh Thuận, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước được thành lập vào năm 1965 do ông Thành Phú Bá làm Hiệu trưởng. Hoạt động được 1 năm nhà trường chuyển về tại thôn Phú Nhuận, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước. Đây là một môi trường giáo dục do người Chăm điều hành và quản lý dưới sự giám sát của cơ quan Ty Phát triển Sắc tộc và Ty Giáo dục. Nhà trường đứng ra tổ chức lớp học, tổ chức cho học sinh ở nội trú tại Ký túc xá.
Trong thời gian từ năm 1965-1969, nhà trường có chức năng đào tạo học sinh các lớp 6,7,8,9. Năm 1970, do bị pháo kích nên Trường Trung học An Phước tiếp tục phải di chuyển vào thành phố Phan Rang (Hiện nay là cơ sở đào tạo Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Ninh Thuận). Khi đến chỗ học mới, học sinh phải tự xây dựng chỗ ở và phòng học. Năm 1971, Nhà trường có bước phát triển về cơ sở vật chất và được đổi tên mới là Trường Trung học Pô Klong do ông Lưu Quang Sang làm Hiệu trưởng. Năm 1972-1975, ông Nguyễn Văn Tỷ làm Hiệu trưởng có chức năng đào tạo học sinh từ các lớp 10, 11.
Trong suốt 10 năm hoạt động Hiệu trưởng của Trường Trung học Pô Klong do người Chăm đảm nhận chịu trách nhiệm giúp con em người dân tộc thiểu số có đủ năng lực trí tuệ và thể chất hoàn thành chương trình học bậc phổ thông. Giữa nhà trường và phụ huynh có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng cơ sở vật chất và giáo dục học sinh.
Học sinh theo học tại Trường Trung học Pô Klong được khuyến khích:
1. Mặt trang phục Chăm truyền thống đối với học sinh nữ.
2. Nói chuyện với nhau bằng tiếng Chăm. Kể cả một số học sinh là người Kinh cũng giao tiếp được với nhau bằng tiếng Chăm.
3. Tìm hiểu, khám phá văn hoá dân tộc thông qua những chuyến đi picnic hay những chuyến đi cấm trại dã ngoại.
4. Sáng tác thơ, văn nói về tình yêu quê hương, xóm làng, hướng về cội nguồn bản sắc văn hoá dân tộc.
5. Ca hát và múa những làn điệu dân gian của người Chăm và Raglai.
6. Khiêm tốn, trung thực, đoàn kết yêu thương nhau, tôn trọng thầy cô và bạn bè.
7. Cố gắng vượt khó về hoàn cảnh gia đình để hoà nhập vào môi trường sống tập thể.
8. Hăng say thi đua trong học tập, lao động và tập luyện thể thao.
9. Thầy cô giảng dạy là tấm gương sáng về nhân cách để học sinh noi theo.
10. Học sinh tự ý thức, tự giác và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động. Với phương giáo dục “Sinh hoạt tự túc, học tập tự giác, tháo vác tự cường”.
Khi đất nước được hoà bình và thống nhất các thế hệ học sinh Trường Trung học Pô Klong bước chân vào học bậc đại học. Nhìn lại, những công chức, viên chức, người lao động người Chăm ở các cơ quan Y tế và Giáo dục đều có nguồn gốc xuất thân từ Trường Trung học Pô Klong. Họ đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Phước, Hiệu trưởng các trường Trung học Cơ sở, Hiệu trưởng các trường Tiểu học, Giám đốc Bệnh viên Đa khoa Ninh Phước, Phó Giám đốc Sở Y tế .v.v. Học sinh Trường Trung học Pô Klong có người làm nhà thơ, nhà khoa học, hoạ sỹ nổi tiếng mà tên tuổi của họ gắn liền với các giải thưởng lớn được cả nước biết đến.
Những học sinh Trường Trung học Pô Klong khi bước vào đời sống làm việc ở cơ quan Nhà nước trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng, không có ai hoạt động chính trị hay có vị trí chính trị cao ở Ninh Thuận, đa số họ hoạt động chuyên môn theo những chuyên ngành đào tạo.
Thành tựu lớn nhất mà Trường Trung học Pô Klong đã làm được là giúp những học sinh người Chăm hoàn thành chương trình đào tạo bậc phổ thông. Giúp đỡ con em người dân tộc thiểu số sớm thích nghi, hoà nhập với cuộc sống tập thể trong hoàn cảnh đất nước đang xảy ra chiến tranh. Học sinh Pô Klong ngoài được trang bị về kiến thức, họ còn được nuôi dưỡng tình yêu văn hoá, hướng về các giá trị bản sắc dân tộc.
Từ thân phận con em nông dân nghèo thông qua con đường học vấn, khoa bảng người Chăm dần dần thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu, có bước phát triển về đời sống kinh tế và văn hoá xã hội. Sự đổi mới ở các làng Chăm hôm nay là một phần đóng góp của trí thức người Chăm xuất thân từ Trường Trung học Pô Klong./.
Phụ lục: Bài viết của tác giả Thùy Trang trên báo điện tử Đại Đoàn Kết.
http://daidoanket.vn/giam-sat-phap-luat/bai-1-sai-pham-tai-truong-pho-thong-dan-toc-noi-tru-thcs-ninh-phuoc-da-ro/65454
http://daidoanket.vn/giam-sat-phap-luat/bai-2-truong-ptdt-noi-tru-thcs-ninh-phuoc—dau-tranh-thi-tranh-dau/65680
Thực trạng bài báo Đại đoàn kết nêu hoàn toàn đúng sự thật, ông Trần Đình Toản là hiệu trưởng, là đảng viên mà quá lộng hành. Một chức vụ hiệu trưởng trường ngang nhiên tự tung tự tác chắc hẳn có một ô dù to lớn đứng phía sau. Thật tội nghiệp cho giáo viên và học sinh Trường dân tộc nội trú Ninh phước.
Nhờ có công ăn cắp tiền học bổng học sinh Chăm và Raglai mà ông Trần Đình Toản từ Phó Hiệu trưởng phụ trách trường PTDT Ninh Phước được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường THPT Phan Bội Châu , đây là sự kiện thật khôi hài của Chính quyền Tỉnh Ninh Thuận . Trong khi người Chăm như hai ông Bá Văn Trinh và Não Văn Anh chỉ vi phạm quy chế chuyên môn thì chính quyền Tỉnh Ninh Thuận cách chức làm giáo viên