Ghi chép 24-1-2015: BUỒN

2015-1-Sara04
Gặp gỡ & Trao đổi ở Cà phê thứ 7 hôm nay, mình mất đi một nửa hứng thú. Mất, không phải do khách thính tham dự ít, mà bởi con tim riêng chi phối. Chi phối nặng.
Tối qua, linh tính thế nào đó, sực thức từ 23g24, rồi không thể chợp mắt được nữa. Là chuyện hiếm khi xảy ra với mình. Sáng sớm, tin nhà cho biết, bác Đạm sắp chuyển về quê nhà.
Mình lặng đi.
Trưa, xong cuộc, chạy vội qua Bệnh viện Ung bướu thăm anh. Bác bị ung thư thực quản hơn năm trước, đã xạ trị, rồi về quê ăn Oshawa. Sau 2 tháng đã bớt nhiều, không dưng, nó tái phát trở lại. Chạy vào thành phố thì bác sĩ nói đã di căn. Mình đồng ý cho bác về, quyết ăn Oshawa số 7 trở lại. Thử lần nữa xem sao.
Buồn!
2015-1-NguyenHuuTrong01
+ Giáo sư Nguyễn Hữu Trọng chủ trì.
2015-1-TrongPhuQuy
+ Trao đổi.
2015-1-Wa Prong02
+ Với các bạn trẻ Cham.
2015-1-Ywon
+ Cùng các bạn văn Kinh.
Cà phê thứ 7 hôm nay, cả chủ lẫn khách vỏn vẹn 18 người. Là con số thấp nhất trong các buổi nói chuyện của mình. Thuyết về thơ Tân hình thức, ít vậy mà cũng được 30. Đông hơn cả là ở ĐH Đà Lạt: 300 người, nhưng nơi đó nói không ai nghe ai cả. Đó là về thơ. Riêng về đề tài Cham, hiệu quả hơn cả là ở Sàn Art tháng 4-2014 vừa qua: 84-100 người mỗi buổi, hấp dẫn và đầy hứng thú.
Hôm nay hứng thú có vơi đi, nhưng hấp dẫn vẫn vẹn nguyên. Về Cham và về văn chương Việt Nam đương đại, trước 1-2 người, mình vẫn hứng thú. Nhiều câu hỏi đặt ra, nhiều ngôn từ sẻ chia. Và nhất là, vẫn còn nhiều cánh tay đưa lên, nhưng tiếc là đã quá giờ…

Mình nói, hiểu biết về Cham hãy còn quá mù mờ, không ai nắm chân lí ở đây cả. Gặp mặt, trao đổi và cùng khiêm tốn học hỏi, là cách tốt nhất.
Inrasara không phải là nhà khoa học, mà là người nghệ sĩ nhìn thấy vấn đề – gợi hứng, gợi mở và gợi ý cho các nhà khoa học làm phần việc của mình. May, Cham hôm nay có nhiều người dấn thân vào con đường này. Hi vọng sẽ có những thành tựu mới, ở tương lai.

Kết.
Việt Nam cần nhận chân sự thật lịch sử. Ở đây có 2 cái lợi: trước, để thế giới biết chúng ta thật lòng, hơn nữa, để chính người Cham thấy người Việt thật lòng.
Việt Nam cần cảm ơn cộng đồng đã để lại di sản văn minh cho chúng ta hưởng thụ hôm nay. Từ đó, chúng ta cùng trách nhiệm bảo tồn nền văn hóa đó – bảo tồn chân tính của nó – để con cháu ta đời sau còn được hưởng thụ dài lâu nữa.
Thương anh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *