Inrasara: Kiến trúc Thái Lan và Kiến trúc của các nước láng giềng ở Đông Nam Á

Silpakorn-02

Vì ưu tiên cho Tagalau 15, nên tôi chỉ xin tóm tắt.

“Hội thảo Kiến trúc Thái Lan và Kiến trúc của các nước láng giềng ở Đông Nam Á” diễn ra vào ngày 21-12-2013 tại Khoa Kiến trúc – Đại học Silpakron – Bangkok, Thái Lan.

Hội thảo tập hợp 8 báo cáo từ các Đại học nhiều nước khác nhau: 5 Tiến sĩ, một Giáo sư trợ giảng và hai nhà nghiên cứu đầu ngành.

Inrasara – nhà văn Giải thưởng Văn học Đông Nam Á năm 2005 sẽ trình bày về “Tổng quan người Chăm ngày nay và Kiến trúc tôn giáo Chăm tại Việt Nam”.

Silpakorn-03* Với Inrajaka

Sau 10 phút trình bày về cộng đồng Chăm xưa và nay, tôi tuần tự đi vào 3 đề mục sau:

1. Cấu trúc nhà ở, là cách bố trí nhà ở truyền thống của Cham; ở đây nhấn mạnh người Cham Ninh Thuận và Bình Thuận. [sơ đồ khuôn viên nhà Cham].

2. Kiến trúc tôn giáo

Chủ yếu là loại kiến trúc thánh đường Sang mưgik của Cham Bini và Masjid hay Surao của Cham Islam. Tham luận phân tích vài khác biệt.

Riêng kiến trúc tôn giáo Cham Bà-la-môn thì vẫn là kiến trúc cổ Champa.

Silpakorn-05

3. Triết lí và kiến trúc tháp Cham

Bài nói chuyện không đi sâu vào chuyên môn kiến trúc cổ Champa, như kĩ thuật xây tháp, chất liệu vân vân… điều quý thính giả có thể tìm thấy trong các sách chuyên khảo, mà nhấn vào sự độc đáo về tương quan giữa triết lí sống và kiến trúc Cham.

Silpakorn-06

One thought on “Inrasara: Kiến trúc Thái Lan và Kiến trúc của các nước láng giềng ở Đông Nam Á

  1. Yêu cei Sara lắm. Cei mang chiêng đi đánh xứ người cháu nghe nói thành công mĩ mãn. Sao anh Jaka không nhắc cei Sara mặc áo Chăm luôn cho đủ bộ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *