Inrasara: Đất Ghur Bini, thử giải quyết vấn đề

(Chuyên đề Ghur Cham Bini – bài 04)

Ghur Kadang-02* Một phần Ghur [Kadang] nằm lẫn với nhà dân.

Sau khi bài Đất Ghur anưk Bini của tôi đưa lên mạng, sau đó là bài ủng hộ của độc giả Nguyễn, tôi nhận được nhiều thông tin mới. Bạn đọc Inrasara.com cũng rất nhiệt tình “phản hồi”. Có 3 phản hồi đáng kể nhất: Khẳng định Đất Ghur anưk Bini là đất thiêng của tổ tiên; đề xuất hướng giải quyết. Nguyên văn 3 phản hồi:

Ghur Kadang-01

* Cả đống đá Ghur bị xếp xó! Xương cốt ông bà dưới Ghur ở đâu?

Đứa con Cham on 16.07.2013 at 22:40 said:

Ước gì mỗi làng Chăm drei đều có trí thức lớn, trí thức đó dám cất lên tiếng nói của lòng dân. Tôi không cho là dũng cảm mà là chỉ cần biết yêu làng quê mình và cất lên tiếng nói. Tôi nể phục nhà thơ Inrasara vì lẽ đó.

Tôi chỉ là người xa quê nhưng lòng vẫn mong về cố quận. Đất Ghur người Chăm Bini là thiêng liêng, cần phải gìn giữ cho muôn đời sau.

Thuk siam!

 

.daovan on 17.07.2013 at 13:14 said:

Chào nhà thơ Inrasara

Rất cám ơn nhà thơ nêu lên vấn đề này. Xét về tâm linh “Đất Ghur” là nơi an nghỉ bất khả xâm phạm. Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần Ramưwan đi tảo mộ ở Cà Đú, thấy những người dân sống gần nơi này phóng uế rất bừa bãi gây mất vệ sinh. Nhưng mấy năm gần đây dân sống có ý thức hơn và nơi này sạch sẽ hơn.

Hiện tại, ở Ninh – Bình Thuận có hội đồng chức sắc Bà-ni mà Nhà nước công nhận và hằng năm gặp gỡ lãnh đạo Tỉnh.

Nhà thơ đã lên tiếng về vấn đề này rồi thì nhà thơ liên hệ với Hội đồng để giải quyết luôn.
Như vậy, kết quả sẽ tốt đẹp hơn.

Chúc sức khoẻ.

 

THÀNH ĐÀI on 17.07.2013 at 14:54 said:

Nếu trong trường hợp anh Inrasara đứng ra vận động thành lập quỹ bảo vệ Ghur như thể để bảo vệ di sản tinh thần và văn hóa Chăm, thì tôi tin chắc rằng, con cháu hậu duệ Chăm hải ngoại và quốc nội nhiều người sẽ vô tư cùng chung tay đóng góp nguồn tài chánh cho quỹ này.

Ghur Girai Neh2-10-7-2013.6* Trong khi Ghur Girai Neh ở vị thế rất đẹp – Photo Kiều Maily.

Ý kiến của Inrasara:

– Tập trung vào Ghur Girai Neh trước tiên. Bởi:

1. Đây là Ghur [có lẽ] cổ nhất, 2. Liên quan đến tất cả palei Cham Bini ở Ninh Thuận, 3. Đất Ghur rộng và rất đẹp, 4. Ghur đã có sổ đỏ.

– Khi 1 giải quyết được thì các Ghur khác sẽ “bắt chước” nhân điển hình theo.

Liên hệ với Kut Cham Ahiêr. Xưa nay Kut không được rào bảo vệ, cũng mặc tình cho cỏ cây mọc phủ um tùm vậy thôi. Kut gây nỗi sợ rờn rợn mỗi khi đi qua: con cháu sợ tổ tiên ông bà, lạ vậy chứ! Và không hiếm khi, Kut bị kẻ vô ý thức ném bao nhiêu đồ dơ bẩn vào.

Từ cuối thập niên 90 thế kỉ XX, Kut đã khác. Kut Gaup Gađak ở Chakleng chẳng hạn. Đây có lẽ là Kut được rào bảo vệ sớm nhất (1992); rồi sau nhiều lần được tôn tạo, Kut có dáng vẻ bề thế và rất đặc trưng Cham. Một họ (Gaup Anak) thôi mà làm được như thế, cả 7 palei Cham Bini mưliêng kanư Ghur Girai Neh, tại sao không?

2010-Kut-Jaya.3

* Tại sao bà con không làm như Kut Gaup Gađak ở Chakleng? -ảnh chụp 1992. Photo Inrajaya.

2010-Kut-Jaya.2

* Năm 2010... Photo Inrajaya.

2010-Kut-Jaya.1

* Với câu thơ Ariya Glang Anak: Photo Inrajaya.

Adat kayav phun hapak jruh tanan

O kan jruh pak bikan, drei tacei vơk ka drei

Đạo của cây thì gốc ở đâu là rụng nơi ấy

Nếu rụng nơi nào khác, là mình tự hại mình.

 

Rất mong bà con – anh chị em và bạn đọc góp ý kiến cụ thể hơn để giải quyết vấn đề.

8 thoughts on “Inrasara: Đất Ghur Bini, thử giải quyết vấn đề

  1. Theo tôi đại diện các vị trí thức mỗi palei có Ghur Chăm xin sổ đỏ để hợp thức hóa giấy tờ. Vì cái gì liên quan đến đất đai rất phức tạp. Sau khi hợp thức hóa được giấy tờ thì cùng vận động bà con góp quỹ để tiến hành rào xung quanh Ghur. Không thì vài năm nữa mọi việc sẽ rất phức tạp.

  2. JaLy góp ý như thế coi như không nói gì cả, chung chung thôi, ai nói cũng được (đây tôi không chê mà là bình).
    Bài này nhà văn Inrasara đề nghị góp ý cụ thể.
    – Ý này nhà văn Inrasara viết hay (tôi không khen, đừng xóa): nên làm Ghur Girai Neh trước. Vì nó lớn, đã có sổ đỏ, rất tiện lợi. Và vì nó lớn, xa làng cho nên nếu Ghur có bị lấn thì khó thấy, khó kiểm soát. Thêm nữa là vì nó là đồ cổ, cần rào sớm.
    – Ý này nữa: người Chăm hay bắt chước. Nếu Chăm ta làm 1 cái tốt thì các cái còn lại sẽ làm theo. Thử ngó sang Kut Chăm Bàlamôn, bây giờ không có Kut nào bỏ trống như ngày xưa cả.

    – Bà con Chăm ta (Tiến sĩ Thành Đài) đề nghị nhà văn Inrasara đứng ra kêu gọi lập quỹ, tôi e không khả thi. Nhà văn Inrasara có quá nhiều chuyện, theo thông báo. Cần là người ở quê, nếu là người Chăm Bàni càng tốt (không phải tôi phân biệt đâu). Mà nhà văn Inrasara đã nói rồi, nhà văn khám phá vấn đề chứ không giải quyết vấn đề. Anh nói thật chớ không đùa đâu.
    Tôi có thể dề xuất: thầy Tỷ + cô Dẫn chẳng hạn, đứng lên kêu gọi, kết hợp với Hội đồng Po Gru (Phước Nhơn) là chính. Nhà văn Inrasara đứng ngoài trợ giúp thôi. Hẳn nhiên còn nhiều trí thức khác nữa. Chuyện này tôi tin 100% người Chăm ta ủng hộ.
    Phải làm gấp ngay từ bây giờ.
    + Nhà văn Inrasara sưu tầm những hình ảnh tư liệu rất độc. Karun!

  3. Tiến sĩ Thành Đài đề nghị ông Inrasara đứng ra huy động lập quỹ bảo vệ Ghur – là hại ông Inrasara. Tôi không cho là ông Inrasara không làm được, mà là chính ông làm được mới hại ông. Tôi không nói thêm lí do, e là các bạn Chăm nói tôi khích này nọ.
    Ông Inrasara nhận ra vấn đề và đưa vấn đề ra công luận Chăm và Việt Nam là đủ rồi. Quý nhất là các chứng cớ bằng hình ảnh.

  4. Về đề Ghur Kađuk va Ghur Girai Neh, việc này thực tế xảy ra tranh chấp vào thập niên 1990. Ông Nguyễn Công Minh người ở Palei Cang (Lương Tri) làm đơn kiến nghị các cấp chính quyền Tỉnh Thuận Hải yêu cầu giải quyết theo nguyên vọng của đồng bào Chăm liên quan đến mồ mả tổ tiên ở Ghur Kađuk tọa lạc ở Xã Văn sơn – Phanrang. Lúc đó chính quyền đã giải quyết ổn thỏa và qui hoạch đất dành cho Ghur người Chăm. Từ đó đến nay do Chăm ta không quan tâm đến vùng đất mà chính quyền dành cho nghĩa địa Ghur, không làm sổ đỏ, cũng không nhớ mộc lộ giới. Nên hôm nay, Ghur bị dân xung quanh chiếm dụng phục cho làm nhà và đất nông nghiệp. Sau đó chính quyền Ninh Thuận có thương thuyết với các vị chức Chăm đề nghị di dời mồ mã người Chăm ra khỏi vùng trên, Nhà nước cũng có chính sách bồi thường thỏa đáng. Nhưng kết quả sự việc không đến đâu, người đồng ý thì di dời, một số hộ kg đồng ý thì mộ mả rơi vào cảnh rất bi thảm, người dân xung quanh tự ý chiếm dụng, làm nhà ngay trên Ghur người Chăm. Các trí thức Chăm thì bấc lực, chính quyền sở tại thì làm lơ, việc đã rồi. Đau xót nhất ông bà tổ tiên người đã khuất oán trách hâu duệ Champa.

  5. Chào Urangcham!
    Tôi biết cách đây hơn 4 năm chính quyền Ninh Thuận muốn dời Ghur Cà Đú nhưng lúng túng trong việc dời hài cốt và đất đai làm mộ mới.
    Xin hỏi bạn lúc đó Ông Minh có ký quyết định thu hồi đất của bà con nào ở Lương Tri để làm Ghur không. Theo tôi biết, hiện nay ở thôn Lương Tri đang xảy vấn đề tranh chấp đất đai có liên quan đến Xã Nhơn Sơn. Theo địa chính xã cho biết vân đề thu hồi đất do Ông Minh ký (lúc đó Ông Minh là chủ tịch xã). Bây giờ họ chỉ thi hàng????

  6. Bạn dao van ranăm!
    Tôi cho rằng, có lẽ bạn còn thiếu vài thông tin về xã hội Chăm. Nhân đây tôi tiết lộ thông tin cho bạn biết thêm rằng: Vào năm 2008, chính quyền tỉnh Ninh Thuận có làm việc với Hội đồng sư cả Bani Ninh Thuận để bàn và thương thuyết vấn đề di dời mồ mả người Chăm ở khu vực Văn sơn -Phan rang theo chủ trương qui hoạch đô thị Tp Phan rang và có chính sách bồi thường thỏa đáng theo qui định của pháp luật, kể cả mồ mã các dân tộc anh em khác hiện tọa lạc trong khu vực Phan rang. Tuy nhiên sau đó một số hộ đồng di dời đã nhận tiền bồi thường đầy đủ để làm lễ nghi theo phong tục, số còn lại không đồng ý di dời với nhiều lí do khách quan khác nên dẫn đến hệ quả thật bi đát là mồ mã còn lại bị người dân sống trong khu lấn chiếm làm nhà và trưng dung trồng các loại cây hoa màu trên hài cốt Ghur người Chăm. Đến Rawuvan 2013 bà con Chăm đi tảo mộ mới thấy hậu quả bi đát trên, việc này chưa thấy trí thức Chăm nào có ý kiến ngoài Web Inrasara.com mở trang mục lên tiếng. Cũng cho bạn .daovan biết rằng ông Nguyễn Công Minh là trí thức Chăm lên tiếng đầu tiên, ngoài ra bạn thấy có ai lên tiếng về Ghur Kađú nữa không? Còn việc bạn cho rằng, nhân danh Chủ tịch xã Nhơn Sơn ông Nguyễn Công Minh kí QĐ thu hồi đất làm nghĩa trang là thông tin do cán bộ địa chính xã bịa ra, sau khi ông Minh đã về hưu. Cho dù ông Minh có kí QĐ thu hồi đất để làm nghĩa trang đi chăng nữa thì QĐ này không đúng thẩm quyền, vô hiệu hóa hoàn toàn. Vì thẩm quyền này thuộc UBND cấp huyện trở lên. Còn đất qui hoạch làm nghĩa trang thì thẩm quyền của Tỉnh. Là người Chăm chúng ta nên lên tiếng để chính quyền can thiệp qui hoạch đất đai mồ mả người Chăm, chớ không nên tranh luận chuyện ngoài lề.

  7. Chào bạn urangchampa!
    Cám ơn bạn đã cung cấp thêm thông tin.
    Tôi nêu vấn để này (Ông Minh) ra để chứng minh việc làm tốt hay xấu chứ chẳng phải là gì. Không thể “Người ta ăn ốc bắt Ông Minh đổ vỏ”. Nếu ai cũng nhân danh Ông Minh ký giấy tờ rồi về hưu thì thật tội cho Ông Minh.
    Tôi rất thích Chăm ta trao đổi mở với nhau. Vì biết người thắt nút thì tà mới mở nút được.
    Một lần nửa cảm ơn bạn. Nếu việc là hàng rào để bảo vệ nơi an nghỉ của tổ tiên thì tôi cũng nguyện bớt chi tiêu cá nhân để cùng chung sức.

  8. Khu đất ghur dara anaih và ghur kaduk là nơi an nghỉ của tổ tiên 3 làng Chăm Bà Ni đó là An nhơn, Phước Nhơn, Lương Tri, khu đất này không thuộc quyền sở hữu của làng nào, dòng họ và cá nhân nào. Việc một số người có ý định đòi nhà nước bồi thường di dời liệu có thuận buồn xuôi gió không, Đây là di tích cổ cần phải bảo tồn và gìn giữ. Hay nhất chúng ta phải làm thủ tục để chính quyền sở tại cấp được sổ đỏ và quyên góp tiền để xây tường rào bảo vệ. Hàng năm dịp Ramưwan bà con người Chăm Bà Ni các làng đi tạo mộ chung có ý nghĩa và mang tính chất lịch sử nhân văn hơn.
    Rất mong bà con Chăm vì mảnh đất liêng thiên của tổ tiên ông bà chúng ta chung sức quyên góp tiền bạc để xây tường rào bảo vệ khu đất này.

Leave a Reply to .daovan Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *