Inrasara: Hàng mã… Bia Than Can bị mất

Hôm qua, một tin động trời: tượng Bia Than Can trong lòng tháp Po Rome – Ninh Thuận bị đánh cắp. Kẹt nỗi, đây chỉ là tượng sao lại để đặt vào chỗ cũ của tượng (thật) hoàng hậu người Êđê bên cạnh vua Po Rome… Dẫu sao, câu chuyện tượng giả bị mất cũng rất đáng lên tiếng cảnh báo thật.

Để hiểu thân phận hoàng hậu này, xin trích đoạn Hàng mã kí ức, 2011 (nhớ, đây là ngôn từ văn chương):

2011-Hangma Kyuc.02

Ông (Ppo Rome) là vị vua văn võ song toàn cuối cùng. Nhưng tương kế tựu kế, chớ gì Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chịu cho không biếu không con gái cưng! Sau khi tin Ngọc Khoa phá nát nội bộ triều đình địch, Chúa Sãi xua quân xâm chiếm Champa, giết chết Ppo Rome.

Ông chết, con cái dòng máu Malaysia vội vã lên thuyền về quê ngoại. Bia Than Cih vợ cả không chịu lên giàn hỏa, tượng bà bị cho nằm nhà ngoài, riêng tượng Bia Than Can được dựng ngay trong lòng tháp, cạnh ông chồng – ấm áp. Ấm áp cho đến cuối thế kỉ hai mươi, bọn trộm cạy cửa cắp đi ngay trong đêm linh thánh Katê 6-10-1994. Trước đó, ngày 20-7-1991, vợ cả ông bị cắt đôi ngang phần dưới bụng, bứng đi. Bà báo mộng cho hay mình đang nằm cô đơn lạnh lẽo tại góc đài liệt sĩ huyện Ninh Phước, cách tháp tám cây số đường chim bay. Thế là hôm sau bà mới được quay trở về ráp nối với thân mình còn dính lại ở bệ tượng, để rồi cuối rốt cũng đã theo nỗi tham sân si của loài người biệt tích vào ngày 11-3-1993. Riêng tượng BiaUt nằm chổng khu ngoài đồng trống chẳng ai ngó ngàng tới. Chăm ghét bỏ bà làm cho nước họ mất, đã hành xử thế. Họa sĩ Đàng Năng Thọ bằng con mắt nhà nghề cho đấy là bức bị hư trong quá trình đục đẽo, được mang chôn giấu trong rừng. Rừng bị phá khiến tượng lộ thiên là chuyện của sau này. Bởi nó cùng phong cách tượng Bia Than Can. Chăm oán Ppo Rome, mỗi lần la con cháu cứ réo tên ông ra mà rủa. Như một cách giáo dục bọn trẻ. Oán thì oán, nhưng thờ cứ thờ.

 

Lịch sử là mớ vô trật tự hổ lốn. Nó không trôi êm ả, phẳng lặng mà luôn dịch biến bất ngờ và bị/ được kể đầy sai biệt.

Định mệnh của vị vua mất nước càng thê thảm hơn. Trước tiên là cửa chính ngôi tháp bằng đá bị đập vỡ hồi đầu thập niên năm mươi của thế kỉ trước được thay bằng cửa gỗ. Cùng năm tháng đó, tượng Shiva ở cửa chính diện biến tiêu vô tăm tích. Đau hơn nữa là sự cố 1982, vương miện ngài với hơn hai cân bảy vàng ròng bị hai tên Chàm gian chính hiệu đánh cắp ngay tại ngôi miếu nằm trong làng Hậu Sanh. Ppo Rome đã phải chịu cảnh đơn chiếc trong lòng tháp lạnh. Vương miện không còn, một bà vợ được ông cưng chiều nhất phản bội ông, ba bà vợ bị mất, cả châu thân ngài cũng bị đục sứt mũi, mẻ trán. Rồi còn gì nữa, ngày mai? Một thân phận tội nghiệp, như tháp mang tên ngài ẩn một vẻ đẹp suy tàn tội nghiệp.

 

20 thoughts on “Inrasara: Hàng mã… Bia Than Can bị mất

  1. Người Chăm hiếm có người có tư duy phản biện. Không hỏi đúng sai, mới nghe qua là tin liền. Ông này nói tin liền, bà kia bảo khác đi, cũng tin liền. Ngây thơ là thế. Từ đó mà hiểu lầm rồi giận nhau. Chuyện tháp Pô Rô Mê bị mất là vậy. Ai cũng tin thiệt.
    Ông Inrasara thì khác hẳn. Ông có tư duy phản biện. Ông hỏi và ông thông tin đính chính. Vậy mới ra trí thức. Thế mà hở miệng ra là chống ông Inrasara. Khổ thế chứ!
    Tôi lại đi tán tụng ông Inrasara không công rồi.

  2. Ông Trần Sáng đang nói vấn đề gì vậy ta, ai bảo tháp Po Rome bị mất đâu, ai tin đâu. Đang nói vấn đề Hàng Mã Bia Than Can ông lại nhảy vào khen ông Inrasara và bảo người ta chống ông Inrasara thật là vô duyên hết sức.

  3. Ông Jaly!
    Tin là tượng tháp Pô Rô Mê mất thì cả đống trên face kia kìa… Không ai hỏi là tượng nào, mà chỉ tin thôi…
    Chống ông Inrasara thì mênh mông thiên địa…
    Còn tui khen ông Inrasara là đùa ổng chơi, xem ông phản ứng thế nào… và để cân bằng âm dương…
    Ông chớ vội nhăn trán, coi già sớm, xấu xí lắm…

  4. Khoảng 8h ngày 17/7/2013, Inrasara đăng bài viết với tựa “Hàng mã….Bia Than Cih bị mất” [ vào trang face Myra Hoachampa sẽ thấy link đăng]. Sau đó, Champaka đăng lại nói tượng bị mất là Bia Than Can, Gulpataom cũng đăng là tượng bị mất là Bia Than Can thì Inrasara.com cũng đổi lại tựa đề “Hàng mã…Bia Than Can bị mất”. Vậy hỏi ông Trần sáng, Inrasara tin ai hay ổng không tin cả chính mình nữa ?

  5. Bạn Trương thân mến!
    Về chuyện người đọc Trần Sáng và Jaly là chuyện bạn đọc viết “còm”.
    Riêng tôi, vừa đăng bài xong, tôi chỉnh lại vài phút sau đó. Tôi chỉnh lại ngay trên Facebook của tôi.
    Trong phần sau, trích Hàng mã kí ức, tôi cũng viết rất rõ:
    “Bia Than Cih vợ cả không chịu lên giàn hỏa, tượng bà bị cho nằm nhà ngoài, riêng tượng Bia Than Can được dựng ngay trong lòng tháp, cạnh ông chồng – ấm áp. Ấm áp cho đến cuối thế kỉ hai mươi, bọn trộm cạy cửa cắp đi ngay trong đêm linh thánh Katê 6-10-1994.”
    Thân mến.

    • Xin chào cac bạn.
      Vấn đề tranh luận về Than Cih và Than Can, cuối cùng như thế là tốt rồi, vi Anh Sara đã chịu đổi Than Cih thành Than Can.
      Nếu bàn thêm vấn đề này, trước hết chúng ta cần cảm ơn trang Gulpataom trước, sau đó trang Champaka, nhờ đó mà anh Sara tìm hiểu lại và chịu điều chỉnh để các bạn trẻ khỏi phân vân.
      Chuyện anh Sara nhầm lẫn Than Cih và Than Can là từ lâu, không phải mới đây. Trước đó tôi cũng đặt câu hỏi về chuyện này, tại sao anh Sara là dùng Than Cih thay vì Than Can trong tác phẩm Văn học Chăm.
      Như vậy sự nhầm lẫn của Anh Sara là có từ lâu và không chịu sửa từ trong Văn học Chăm. Sau đó Sara lại dùng trong bài viết của mình. và cuối cùng nhờ các trang web Cham và cộng đồng Cham lên tiếng anh Sara mới chịu sửa. Theo tôi làm nghiên cứu chúng ta cần phải như vậy, sai thì phải sửa. nb
      Chúc các bạn sức khỏe.

      Inrasara trả lời:
      1. Bạn đặt câu hỏi từ lâu ở đâu nhỉ? Tôi không biết bạn là ai cả, chưa gặp bạn lần nào, cũng chưa thư từ gì với bạn!

      2. Bạn Anak Campa đọc lại tác phẩm HÀNG MÃ KÍ ỨC in năm 2011 nhé (nhớ đọc trong bản in):
      “Ông chết, con cái dòng máu Malaysia vội vã lên thuyền về quê ngoại. Bia Than Cih vợ cả không chịu lên giàn hỏa, tượng bà bị cho nằm nhà ngoài, riêng tượng Bia Than Can được dựng ngay trong lòng tháp, cạnh ông chồng – ấm áp. Ấm áp cho đến cuối thế kỉ hai mươi, bọn trộm cạy cửa cắp đi ngay trong đêm linh thánh Katê 6-10-1994.”

      3. Bạn viết: “cuối cùng nhờ các trang web Cham và cộng đồng Cham lên tiếng anh Sara mới chịu sửa”. Trang web Chăm mới viết tháng 7-2013, tác phẩm Hàng mã kí ức tôi viết năm 2009, in năm 2011, trước đến 3-4 năm, sao lại NHỜ nhỉ, không hiểu???

      4. Nhưng chi tiết này quá nhỏ, đâu có gì gọi là tranh luận??? Đọc văn bản nào bất kì, vấn đề là nội dung chính, chứ chú trọng đến chi tiết nhỏ nhặt, vụn vặt là HỎNG, bạn à.
      Thân mến!

  6. Tôi có nhờ bạn rành vi tính xem:
    – Giờ đăng: 07:33
    – Tôi phone cho Bá Minh Truyền xác minh lại thông tin: 07:39
    – Sửa tên bài: Than Cih thành Than Can: 07: 41
    – Sửa nội dung lần chót: 07:55
    Thông tin chính xác cho các bạn hay.

  7. Ôi sao bà con thích cãi nhau vậy hả?
    Họ viết thì họ cứ viết, chúng ta đọc thì ta cứ đọc.
    Bây giờ các thông tin còn nhanh hơn tàu điện ngầm.
    Tôi nghĩ các bạn vào còm có kiến thức rất sâu sắc các vấn đề ” Chăm” và có thể phân biệt được tốt và xấu.
    Chúc “Chăm” có cuộc sống tốt hơn bây giờ và sau đó rồi hãy cãi. “Chăm” bây giờ đang ngèo lắm, Vẫn có những đứa trẻ bỏ học sớm để phụ gia đình kiếm cái ăn cái mặc.

  8. Vậy đã tỏ. Inrasara nhầm lẫn và chỉnh sửa ngay sau đó. Trong vòng chưa đầy 10 phút, Champaka đã “chụp” được bài viết của Inrasara, khéo thiệt!

  9. Chăm chuyện tí xíu cũng cãi nhau được. Đồng ý với bạn đọc “.daovan”. Đời ai mà chẳng nhầm lẫn chút đỉnh, nhầm rồi sửa thì có sao đâu!

    Inrasara viết thêm:
    Có lẽ lỗi là do độc giả Trần Sáng đã lạc đề đi khen tôi.
    Xin nói rõ là tôi không đọc web CPK hay GPT (xin lỗi), nên tôi không biết các anh thông tin thế nào.
    Khi tôi đăng bài lên, e rằng mình nhầm, nên tôi phone ngay cho bạn trẻ Bá Minh Truyền (ngày, giờ và người còn đó). Và khi Truyền thông tin, tôi chỉnh sửa ngay. Việc chỉnh sửa này không liên quan đến thông tin ở web khác.
    Chuyện dù nhỏ (và hơi lạc đề), nhưng cũng xin nói rõ vậy, để bớt đi hiểu lầm không đáng có giữa anh chị em Chăm ta.
    Thuk siam!

  10. CPK ko có gì làm suốt ngày chỉ biết rình mò những sơ hở trong chớp nhoáng.
    Mấy việc này CPK làm rất khá thì phải…sao ko đi mà kiếm cách giải quyết để mở hướng đi từng vấn đề có kết quả khả quan đi..

  11. Với Đất Ghur Anưk Bini là vấn đề về tâm linh sao không thấy bên web CPK lên tiếng để có cách giải quyết ổn thỏa mà suốt ngày cứ thích bôi nhọ chửi bới người khác hay là CPK ko làm được điều mà web inrasara đã làm. Đây đâu phải là vấn đưa ra để cãi nhau đâu mà là cùng nhau tìm cách giải quyết như thế mới là chung tay vì cộng đồng. Cei Inrasara đã chịu đựng quá nhiều những lời lẽ xúc phạm đến với một người hết mực vì cộng đồng Chăm từ CPK làm vậy có đáng không? Nghe nói web CPK cũng toàn là những trí thức Chăm cao to lắm nhưng tôi cũng chẳng thấy cái suy nghĩ của CPK mà người ta nói là trí thức cả. Tôi thấy thật buồn… giờ muốn làm người tốt cũng khó quá
    Người sống vì cộng đồng, sống tốt cũng bị vùi dập tơi tả.

  12. Bà con – anh chị em và bạn đọc thân mến!
    Từ nay trở đi,
    BBT xin đề nghị 2 điều:
    1. Xin không KHEN Inrasara trên web này nữa.
    Làm như bạn Trà Vigia là hay nhất: không khen không chê bạn mình. Bạn Trần Can là người khen Inrasara rất nhiều, nhưng sau đó bạn hiểu vấn đề, và không khen nữa. Cảm ơn bạn!
    2. Không phê bình bất kì web Chăm nào nữa, dù trong bài chính hay “phản hồi”.

    Nếu bạn đọc nào phạm 2 điều trên, BBT được phép không OK.
    Xin hiểu cho.
    Karun nhiều!

  13. Các bác ơi! Tôi không biết các kiếp trước tôi có là người Chàm không còn kiếp này là bắc kỳ 54, lớn lên tại miền Nam. Mấy lúc sau này tôi cứ lắng đắng nhớ tới Ninh Thuận vì đọc web của những người bảo vệ môi trường Nga thấy chính phủ Nga ngay chính trong nước của họ mà còn làm bậy, xả rác phóng xạ tùm lum. Tôi lo chẳng biết họ đang làm gì ở Ninh Thuận. Thế giới hồi này phát hiện nhiều xì căng đan đem đổ rác phóng xạ của mình tại các nước nhược tiểu, như gần đây Trung Hoa bị phát giác làm bậy tại Algérie. Các phe nhóm Chàm không hiểu liệu có thể tiếp tục cãi nhau cho vui nhưng cũng dành thời gian đi píc níc với nhau thăm thú coi. Sắp mất tất cả rồi. Cả tương lai, hiện tại và quá khứ.
    Sự sống không còn thì còn gì?

  14. Cô Thục Quyên là Tiến sĩ người Việt ở Đức, cô rất có tâm với cộng đồng Chàm. Cô luôn luôn lo lắng cho sinh phận người Chàm tại quê nhà. Đọc thấy Chàm cãi nhau chuyện “tao giỏi hơn mầy” mà thấy buồn. Còn ta thì ta thấy xấu hổ cho Chàm.
    Thôi Chàm đừng có hơn thua đủ nhau chuyện cỏn con nữa nhé. Ta cột khăn lạy Chàm ngàn lạy đó, Chàm ta ơi.

  15. Bác INRA tạo sân chơi lành mạnh cho người Chăm mình thảo luận, đó là cơ hội rất thuận tiện. Vả lại mạng của bác INRA từng nêu ra nhiều vấn đề trọng đại của xã hội và cộng đồng ta. Bác cũng biết gợi mở thảo luận, điều tiết việc thảo luận chừng mực.
    Cô tiến sĩ Thục Quyên là trí thức đích thực, cô đã vào đây nhắc nhở chúng ta, là điều ta rất cảm kích. Từ đó ta biết điều hơn. Tôi không lên giọng dạy đời đâu. Mạng xã hội là cơ hội rất hay cho chúng ta gặp gỡ nhau, các bạn ta ạ.
    Vậy thì chúng ta từ nay trở đi nên bình tĩnh thảo luận, nêu các ý kiến góp vào để giải quyết vấn đề. Không cần ca ngợi, không nên công kích ai trên mạng này cả.
    Tôi thành lòng cảm ơn cô Thục Quyên.

  16. Một trí thức Việt cảnh báo:
    “Các phe nhóm Chàm không hiểu liệu có thể tiếp tục cãi nhau cho vui nhưng cũng dành thời gian đi píc níc với nhau thăm thú coi. Sắp mất tất cả rồi. Cả tương lai, hiện tại và quá khứ.
    Sự sống không còn thì còn gì?
    Rất đáng suy nghĩ!!!!!

  17. Thưa các bác, thương nhau mới dám mạo muội lên tiếng. Tôi xin cám ơn các bác đã đón nhận đóng góp của tôi như của anh chị em trong nhà. Tôi cũng đã đồng thời gởi lời đóng góp đó qua các anh chị bên Champaka.info.

  18. Gửi Anak Campa!
    Tôi ngạc nhiên vô cùng, khi độc giả này nói bày chuyện “xuyên tạc” mà nhà văn Inrasara trả lời rất nghiêm túc như thế.
    Tôi lật lại cuốn Văn Học Chăm của Inrasara in năm 1994:
    – Không có sự lẫn lộn giữa Bia Than Can và Bia Than Cih ở đâu cả! Trang 93, nhà văn ghi theo tư liệu ông Hán Phải, Bia Than Can “ăn theo Atơu” là Gha Mưkơm, còn Bia Than Cih “ăn theo Atơu” là Apakar.
    Ngoài ra không có trang nào khác nhắc đến 2 Bia này.
    Vậy thì làm sao có chuyện là Anak Campa viết: “sự nhầm lẫn của Anh Sara là có từ lâu và không chịu sửa từ trong Văn học Chăm”. Rồi còn nói là trao đổi “rất lâu” với Sara mà Sara không sửa! Đúng là vẽ chuyện.

    – Còn trong tiểu thuyết Hàng Mã Ký Ức in năm 2011, nhà văn Inrasara viết ở trang 186 rất rõ: “Bia Than Cih vợ cả”, “tượng Bia Than Can đặt trong lòng tháp”.
    Vậy thì làm gì có việc khi trang web Chăm phê bình năm 2013, Sara mới sửa!

    Tôi không biết Anak Campa có thành kiến gì với nhà văn Inrasara mà bày đặt ra 2 chi tiết vô lí như thế. Nếu nói nặng lời, đó là tội vu khống, anh ạ.
    Xin hãy tập công bằng với người khác, nếu muốn người ta đối xử công bình với mình.
    Thân mến.

  19. Tôi không hiểu ông Inrasara và mấy người Chăm nữa! Chuyện có xíu nhỏ như con thỏ mà cứ lải nhải hoài. Còn ông Inrasara nữa, người ta cố ý xuyên tạc, mà ông cứ giải thích rồi chứng minh, chán thiệt đó.
    Ông Anak Campa viết chỉ để tỏ ra ta đây cũng là người hiểu biết, còn biết nhiều hơn ông Inrasara, nên dám sửa ông Inrasara. Tỏ vẻ cho oai vậy thôi, cuối cùng sai bét.
    Thôi đi mấy ông, nói chuyện gì cho nó đáng đi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *