Vấn đề 5.000 Từ vựng còn lại duy nhất là phiên âm La-tinh. Bà con – anh chị em chú ý: phiên âm chứ không phải chuyển tự. Mà phiên âm này phục vụ cho ĐỐI TƯỢNG là: học viên biết tiếng Việt học. Sau khi nhận nhiều ý kiến đóng góp, tôi tạm đưa ra mấy điểm tựa chính để làm phiên âm như sau. Rất mong bà con – anh chị em và bạn đọc góp ý kiến.
Inrasara
*
– dựa theo âm tiếng Việt, và phần nào tiếng Sanscrit. Ví dụ: A ngắn = a – A dài = ā
Hay chữ “Đ” La-tinh = chữ cái “Đ” bên tiếng Cham; riêng “BB” La-tinh = “B” tiếng Cham.
– Các chữ cái đặc biệt được phiên âm như sau:
C phiên âm chữ “núi” = cơk
CH phiên âm chữ “lầm” = chuk
X phiên âm chữ kèn “xaranai” = xaranai
NJ phiên âm chữ “củi” = njuh
S phiên âm chữ “nhà” = sang
P dùng phiên âm cả 2 chữ P “lớn” (ví dụ pô = ngài; và P “nhỏ” panôic = lời)
– Viết ngắn, đơn giản và đẹp. Ví dụ: “số bốn” = PAK, chứ không viết PPAAK, dù từ này cấu tạo bằng chữ “P lớn” + “âm dài”.
– Một âm tố bên La-tinh tương đương với một “chữ cái” hay “dấu âm” bên tiếng Cham là tốt nhất. Ví dụ: chữ “V” La-tinh = “V” bên Cham; chữ “W” = “takai kwak” bên Cham, chữ “U” = “takai kuk” bên Cham.
Thế nhưng vẫn có ngoại lệ. Ví dụ có thể dùng W bên La-tinh cho cả 2 kí hiệu bên Cham, vì ta sẽ phát âm chữ “V” bên Cham sai, nếu phiên âm V. Ví dụ: “viết” = wak; “úp” = twak
– Nguyên âm ngắn/ dài, cần giải quyết 8 âm: a – e – ê – i – u – ư – o – ơ, riêng nguyên âm Ô không có ngắn/ dài. Có 2 cách:
+ Chọn “không dấu” làm âm ngắn và dấu “ngang” hay “hai chấm trên” làm âm dài. Ví dụ: a – ā
+ Hay âm ngắn có dầu “móc trên”, âm dài không dấu. Ví dụ ă – a. Dùng cách sau thì không thể giải quyết các âm còn lại.
– Vì người Cham đã biết “tiếng” Cham, học viên chỉ cần nhận ra nghĩa của “từ” là sẽ đọc chuẩn. Ví dụ: “ngồi” là DOK, “đền” là DANOK bà con ắt biết phát âm D thế nào rồi.
– Gay cấn hơn cả là các biến thái: poh P – P thành W’.
Ví dụ:
“chúi”, có mấy gợi ý: tauk – taup – tăuk – taw’.
“chịu”, có mấy gợi ý: ciuk – cyiup – ciw’
“biết”, có mấy gợi ý: thau – thuv – thav
– 1 poh khác rất đáng chú ý là phụ âm cuối C.
ta viết: “học” = baic chứ không viết bac; “lời” = panôic chứ không viết panôc.
– Có bạn cho nếu sử dụng chữ La-tinh “đặc biệt” thì khó nhắn tin và… cho nhau. Chúng tôi xin nhấn mạnh lại: 5.000 Từ… chỉ phục vụ cho nói tiếng Cham.
–
…Phương pháp thực dung cho người biết tiếng việt dễ dọc : nên phiên âm,không chuyễn tự.
– Đ cho phụ âm đak cham
– chúi = tauk
– chịu = ciuk
– biết = thau
học = baic
– lời = panôic
– chúi = tăuk
“chúi” âm ngắn viêt TĂUP, vậy “dán” âm dài viết là TAUP thì được, tôi đồng ý
Nhưng,
nếu thế thì “gói” âm dài viết là POK, vậy thì “bóc” âm ngắn viết sao? vì không có dấu móc trên chữ O
ví dụ khác: “đần” âm dài viết LUK, vậy âm ngắn “bôi” viết thế nào?
cho nên tôi đồng ý với Inrasara là âm dài viết có dấu (-) ở trên, còn âm ngắn thì không.
Kẹt ở chỗ là khó viết.
Tôi cho là bác Inra có đề nghị hợp lý. Tuy nhiên tôi cho là nên viết THONG, chớ đừng SONG gì cả. Hay như THI (sẽ) thay vì viết SI… Vậy là THAK prong và THAK xit cũng nên phiên âm là TH.
chữ học viết là BAIC là rất hay. chữ chúi viết là TAUP cũng vậy.
có chăng nên viết âm ngắn và âm dài sao cho tiện nhất.
YC: Mặc dầu không biết nhiều về cấu trúc của chử viết và chử Chăm, nhưng tôi còn nói thông thạo tiếng Chăm (Châu Đốc), nên mạo muội viết lên đây ý kiến riêng hy vọng góp phần làm hoàn thiện cuốn tự điển bỏ túi này. Những phần không bàn tới trong đây có thể là tôi đã đồng ý hoặc hiểu lờ mờ nên ko dám lạm bàn.
– Một âm tố bên La-tinh tương đương với một “chữ cái” hay “dấu âm” bên tiếng Cham là tốt nhất. Ví dụ: chữ “V” La-tinh = “V” bên Cham; chữ “W” = “takai kwak” bên Cham, chữ “U” = “takai kuk” bên Cham.
Thế nhưng vẫn có ngoại lệ. Ví dụ có thể dùng W bên La-tinh cho cả 2 kí hiệu bên Cham, vì ta sẽ phát âm chữ “V” bên Cham sai, nếu phiên âm V. Ví dụ: “viết” = wak; “úp” = twak
YC: Làm sao biết khi nào W đọc là V? Tôi nghĩ khi W đứng đầu chữ thì có âm V, còn nếu đứng sau chữ khác thì ko còn âm V nữa.
– Nguyên âm ngắn/ dài, cần giải quyết 8 âm: a – e – ê – i – u – ư – o – ơ, riêng nguyên âm Ô không có ngắn/ dài. Có 2 cách:
+ Chọn “không dấu” làm âm ngắn và dấu “ngang” hay “hai chấm trên” làm âm dài. Ví dụ: a – ā
+ Hay âm ngắn có dầu “móc trên”, âm dài không dấu. Ví dụ ă – a. Dùng cách sau thì không thể giải quyết các âm còn lại.
YC nhận xét: Cách đề nghị trên không ổn cho cách viết trên computer. Vì Tiếng Việt trên máy vi tính không có cách đánh 2 chấm trên những chử cái như a/e/ê/i/u/ư/o/ơ. Và cũng ko cách nào đánh được dấu “ă” trên những chữ e/ê/i/u/ư/o/ơ. Viết tay thì ko vấn đề gì, tuy nhiên ở cái thời đại vi tính và điện thư (email) nầy mấy ai còn ngồi dùng giấy mà viết cho nhau?
YC đề nghị: Nên xử dụng “dấu nặng” để chỉ âm dài vì có thể đánh được trên máy vi tính. Ví dụ: ạ ẹ ệ ị ụ ự ọ ợ. Thêm nữa là trong tiếng Chăm, lang-li-kuk “k” đã thay cho dấu nặng, nên chúng ta ko sợ bị nhầm lẩn khi dùng dấu chấm nặng.
– Gay cấn hơn cả là các biến thái: poh P – P thành W’.
Ví dụ: “chúi”, có mấy gợi ý: tauk – taup – tăuk – taw’.
YC: Tôi không biết về poh P nên ko ý kiến. Tuy nhiên nếu đã nói là cho người Chăm và Việt ở VN, tại sao không viết “tâuk” thay vì tăuk? Người ta có thể đoán ra được nhờ âm “Âu”. “Tâuk kok” ai lại ko đọc được? Hay Chăm Panduranga đọc khác?
“chịu”, có mấy gợi ý: ciuk – cyiup – ciw’
YC: Không có ý kiến. Tuy nhiên người Chăm CĐ dùng từ “bhagom” hay “bharom” cho “chịu”. Ví dụ: bhagom yơ! = Đồng ý/chịu rồi!
“biết”, có mấy gợi ý: thau – thuv – thav
YC: “Thâu” thì dễ nhận ra và dễ đọc nhất so với các cách viết khác.
– Có bạn cho nếu sử dụng chữ La-tinh “đặc biệt” thì khó nhắn tin và… cho nhau. Chúng tôi xin nhấn mạnh lại: 5.000 Từ… chỉ phục vụ cho nói tiếng Cham.
YC: Tại sao không? Chúng ta đang tìm cách bảo tồn tiếng Chăm mà? Rất nhiền người Chăm ngày nay xữ dụng iPhone/iPad/Cell phone, nếu nhắn nhau bằng tiếng Chăm thì hay quá chứ!
Người Việt viết:
(đi) lâu – lau (bàn) – lao (đi)
Ta nên viết: THAU, hay THAW (biết) bớt nét đi thì hay hơn. Còn âm nhẹ hơn thi viết NAO (đi).
Anh YC và… ranam!
1. Chữ cái W, người Chăm đọc W, chứ không đọc V.
Còn “âm đệm” hay “bán nguyên âm” TAKAI KWAK, có thể kí âm W hay U – tùy. Nếu kí âm W thì đụng chữ cái W, còn kí âm U thì đụng TAKAI KUK!
2. Âm ngắn và âm dài không liên quan với “dấu nặng”, cho nên dùng dấu này không giải quyết được. Nhà ngôn ngữ Nguyễn Bạt Tụy đã thử dùng nó, nhưng gây rối rắm thêm.
Ví dụ: DARAK – dài (chợ); GIRAK – ngắn (trói), ta chỉ có thể viết 3 cách sau:
daraak – girak
darak – girăk
darāk – girak
Chúng ta nói rồi, dùng cách 1 thì chữ sẽ dài ra và không đẹp. Nếu dùng dấu móc trên như trường hợp 2, thì 7 âm chính còn lại không thể sử dụng hàng loạt được. Do đó mới có đề nghị “yếu tố Sanscrit”, ví dụ:
rīk (thu) – khik (giữ); lūk (đần) – luk (bôi); pōk (bó) – pok (bóc)
3. Dùng kí âm  cũng bị “đụng” như (2)
4. Nói sang từ “chịu”, là anh bàn qua từ vựng – ngữ nghĩa rồi, ở đây ta bàn về phiên âm.
Ở Pangdurangga, “chịu” có nghĩa Halar, “mượn” thêm tiếng Việt cyiup.
Tái bản, ta sẽ bổ sung từ Chăm Tây, các anh chị có thể giúp đỡ nhiều.
Thuk siam!
Tôi là hậu duệ của 2 dòng máu Chăm -Việt cách đây gần 300 năm .Tôi rất thích Văn hóa Chăm và luôn yêu quý . Tôi là con cháu đời thứ 10 .Ông tổ đời thứ 1 đã kết hôn với 1 phụ nữ Chăm ở xứ Bộ Hóa nên gia đình hai bên đều từ bỏ .Xứ Bộ Hóa ngày xưa của người Chăm thuộc Làng Dương Xuân thời các Chúa Nguyễn Việt Nam, là Bàu Vá (phiên âm từ tiếng Chăm) thuộc làng Dương Xuân thời Nhà Nguyễn Gia Long ,
.Bây giờ Bàu Vá chỉ còn là tên gọi của cánh đồng thuộc làng Dương Xuân ,Phường Thủy Xuân Thành phố Huế . Cánh đồng này đang được Đô thị hóa thành khu chung cư Bàu Vá .
Kính xin quý bác ,quý ông cho biết nghĩa của từ Bộ Hóa đã phiên âm từ tiếng Chăm nghĩa tiếng Việt là gì .? Mong quý vị cho biết để giúp tôi tìm về nguồn cội ,chí ít cũng biết được mối tình của ông bà Tổ tôi,Mối tình Chăm Việt ở đất Bộ Hóa .(cách đây gần 300 năm) Người Chăm đã không còn ở đất này gần 200 năm . Xin biết ơn quý vị.
Khu vực có đầm, người Việt dịch từ tiếng Cham gọi là BÀU. VÁ, có lẽ từ chữ Chuah = Cát, mà ra. Đọc trại đi thành VÁ. Thêm vài ví dụ: vả = pah, sọ = glo, boc = pok…