Sổ tay 5.000 từ Việt – Cham: Ý kiến về phiên âm

Thư cho bạn trẻ

Sài Gòn, 6-11-2011

Bạn trẻ thân mến

Về 5.000 từ Việt – Chăm đối chiếu, có vài điểm cần lưu ý như sau. Hiện nay có 2 cách chuyển tự (translitération) và 2 cách phiên âm (transcription phonétique) thường được dùng.

1. Chuyển tự có:

– Lối chuyển tự của Nhóm soạn Từ điển Chăm – Việt thuộc Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 1995 (của Nhóm, chứ không phải của Trường Đại học), và

– Chuyển tự của Nhóm nghiên cứu Thủ bản Chăm ở Malaysia năm 1998 (Nhóm, chứ không phải Viện Viễn Đông Bác cổ).

Từ điển Chăm – Việt, thì phần nào đó lệ thuộc tiếng Việt: Ơ, Ư, Đ… Còn của Chăm ở Malaysia thì ít nhiều lệ thuộc tiếng Pháp (chứ không phải quốc tế): É, E, Â…

2. Về phiên âm, có:

2-3 cách, tất cả đều gây khó khăn cho việc đánh máy.

– Ví dụ ở David Blood (trong Aday bach akhar Cham birau): âm Ô có dấu móc trên, chữ B có dấu ngang trên…

– Phiên âm của Nguyễn Bạt Tụy (dùng trong Từ điển Moussay: chữ C (J), P (B) đều có dấu chấm dưới…

– Lối viết do Inrasara dùng tạm trong Tự học tiếng Chăm: CHỒI đọc như “chồi” (cây) ở tiếng Việt.

Nói chung, tất cả không ít thì nhiều đều gây khó dễ cho đọc, viết.

3. Ở đây ta chỉ bàn về cách viết thế nào để cứu lấy TIẾNG Chăm chứ không phải CHỮ Chăm.

– Cách này ưu tiên dùng cho người Chăm ở Pangdurangga biết tiếng và chữ Việt: thuộc giới bình dân, không biết chữ Chăm hay biết mà đã quên và cả người không chịu học chữ Chăm (số này chiếm rất đông) để họ có thể “nói” tiếng mẹ đẻ mà không pha trộn tiếng Việt.

– Do đó, cần có lối phiên âm khả dĩ nhất. Ví dụ:

+ viết CHỒI thì mọi người sẽ thành “chồi” [cây]; ta chỉ cần viết JÔI hay JÔY. Nhìn sang phần tiếng Việt có nghĩa là “đừng”, thì người đọc “hiểu” và đọc được ngay.

+ Nếu ta viết PWƠC hay PUEC, mọi người sẽ hỏi viết PÔY’ không dễ hơn sao?

Như vậy, Từ vựng này giúp được: – bà con Chăm sẽ có nhiều từ vựng tiếng Chăm thông dụng để nói – Họ nói lang likuk chuẩn hơn – Sau nữa là họ nhận mặt pauh đúng

4. Còn với người đã biết chữ Chăm, dù ít hay nhiều, cũng sẽ tạm chấp nhận được. Vì ta chưa tìm ra cách nào khác.

Thuk siam!

Inrasara

 

One thought on “Sổ tay 5.000 từ Việt – Cham: Ý kiến về phiên âm

  1. Chúc mừng anh sẽ cho ra mắt sổ tay 5.000 từ Việt – Chăm. Đây là cuốn số tay cần thiết cho người muốn tự học, tham khảo, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Chăm hàng ngày. Mặt dù số lượng mục từ chưa phải là nhiều nhưng theo tôi nó là nền tảng cơ bản để người học có thể sử dụng giao tiếp hàng ngày mà không độn tiếng Việt. Về phần âm theo tôi nên chọn cách phiên âm theo tiếng Việt để người học dễ dàng trong việc phát âm vì đa phần người học là người Chăm có khả năng sử dụng tiếng Việt tốt. Điều này rất hữu ích cho người mới học, còn những người đã biết chữ Chăm thì họ không quan tâm mấy đến phiên âm cách này hay cách khác. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất hiện này là từ tiếng Chăm chuẩn (Phonetics- âm vị học, morphology – hình vị học, sementics – ngữ nghĩa học. Đoa karun thuk siam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *