Bà Nguyễn Thị Bình trên tạp chí Giáo dục Việt Nam báo động rằng:
Vấn đề đạo đức lương tâm xã hội đã thật sự đáng báo động. Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông về vấn đề giáo dục nhân cách của con người. Triết lý phổ biến của thế giới đó là học để làm người. Nếu “làm người” được thì chúng ta mới có thể làm những cái khác, còn không thì không làm được gì cả. Giáo dục của ta đừng chạy theo thi cử nhiều quá mà quên mất vấn đề cốt lõi: giáo dục nhân cách con người.
Giáo dục Chăm ở đâu? Nhân cách ở đâu?
Gặp lúc khó khăn, người nữ kia không tìm việc làm thuê mà xài đến vốn tự có. Cô không mất gì cả – có khi được nhiều hơn cả tuần làm công -, nhưng cái cô đã mất không thể lấy lại được: mất Nhân phẩm.
Một trí thức do thiếu tự tin, đã xài đến món Ninh bợ. Anh đã không mất gì cả – có khi được rất nhiều, nhưng anh đã mất cái quý giá nhất: mất Nhân cách trí thức.
Câu chuyện: Thời mở cửa, có 3 vị quan Việt Nam khá to đi sang Nhật. Một hôm nọ họ đi ngang qua phố, nhìn thấy cả đống hàng sida, sinh tâm tham.
– Có ai biết mình là Việt Nam đâu, – một người nói.
– Ở đây có ai biết mình là ai đâu, – một vị khác đồng tình.
Thế là cả ba ôm về phòng cả đống đồ “xịn”.
Về đến Việt Nam, cả 3 vị quan kia đồng loạt “lên đời”. Phố trên ngõ dưới tấm tắc khen 3 ông quan đúng điệu quý-xờ-tộc. Từ tay lượm rác đến địa vị quý-xờ-tộc chỉ cách có nửa ngày bay!
Họ đã được rất nhiều, nhưng mất thì khá bộn: mất Tư cách quan chức một đất nước độc lập.
Làm thế nào người Chăm có học giữ được nhân cách trí thức Chăm trong thời đại toàn cầu hóa nhiều biến động này? Làm thế nào những đứa con của Đất vẫn giữ mình là Chăm với bao đức tính quý giá tích lũy được từ truyền thống ông bà?
Nha van da dua ra van de buc xuc cua xa hoi Cham duong dai. Cam on anh Sara.
Nhà thơ hay tự hào: phụ nữ Chăm không làm đĩ, đàn ông Chăm trước đó thì không ai mù chữ Chăm, cả xã hội không có ai ăn xin…
Nay,
Ta đã thấy gì trong (đêm) hôm nay (bắt chước Trịnh)?
– Có vài cô gái Chăm hư!
– Ăn xin thì không nhưng chặn đường xin đểu thì có!
– Rất nhiều bạn trai trẻ Chăm không biết chữ Chăm!
– … và vài trí thức Chăm đã biết nịnh bợ, theo như mấy lời bàn gần đây…
Bắt chước lối nói của chính nhà thơ, xin hỏi: Nhà thơ nghĩ gì? Các bạn trẻ nghĩ gì? làm gì?