VƯƠNG PHI MỴ Ê + Plus

Tút hôm qua, tôi nhận được 2 ý kiến, giải đáp tuần tự như sau. Về thơ:

“… lịch sử chia phân hai định mệnh lạ kì/ kẻ xuôi Nam, người ngược Bắc/ cửa biên thùy gió Lào thổi rát/ thổi rát đau hai mảnh linh hồn”. Đâu là 2 định mệnh? – Mỵ Ê ngược Bắc, ba thế kỉ sau Huyền Trân xuôi Nam, làm nên “hai định mệnh lạ kì”.

[1] Vương phi Mỵ Ê:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 29, số 3 (2013):

Chính sử đầu tiên: “Mùa thu, tháng 7 vua đem quân vào thành Phật Thệ, bắt vợ cả vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ kẻ nào giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên. Sai sứ đi khắp các hương ấp, phủ dụ nhân dân. Các quan mừng thắng trận (…) Tháng 9 ngày mồng 1, đóng ở Phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Khi đến hành điện Lỵ Nhân, sai nội nhân thị nữ gọi Mỵ Ê là phi tần của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mỵ Ê phẫn uất lắm, ngầm lấy chăn chiên quấn vào mình nhảy xuống sông chết. Vua khen là trinh tiết, phong làm Hiệp chính hựu thiện phu nhân”

Tác giả tóm:

“Câu chuyện Mỵ Ê nhìn chung có thể tóm tắt ngắn gọn thế này: Năm Thiên cảm Thánh Vũ thứ nhất (1044) Lí Thái Tông đi đánh Chiêm, chém được vua Sạ Đẩu, tiến vào Phật Thệ, bắt thê thiếp Sạ Đẩu đem về. Khi về đến hành diện Lí Nhân (Hà Nam) nhà vua sai triệu Mỵ Ê đến hầu thuyền ngự. Mỵ Ê lấy làm đau khổ, tủi nhục, liền quấn chăn vào mình nhảy xuống sông tự vẫn, nhà vua khen là trinh tiết phong là Hiệp chính hựu thiện phu nhân.”

Vậy là rõ rồi, sử gia chép thế, chứ nhà văn hơi khác, tôi viết:

“Ai người vừa chiếm đất, đốt thành người ta, mới giết chồng người ta xong lại đòi người ta vào nhà nghỉ! Chơi kiểu đó ngó sao đặng. Bye bye bụi trần này thôi…” cũng là cách đùa tí để giải tán khu vực khí quyển u ám này của lịch sử.

[2] Cũng là nhân vật lịch sử, Công chúa Huyền Trân lại bị bao bọc bởi vô số huyền thoại, đòi hỏi giải-huyền thoại.

Vụ này Po Dharma đã vài lần đề cập.

Tôi cũng từng bàn kĩ trong cuốn Văn hóa Xã hội Cham, nghiên cứu & đối thoại-2002, sau đó nhiều lần nhắc lại với tên gọi: “Giải huyền thoại Huyền Trân”,- và thuyết tại Sàn Art, Sài Gòn, tháng 4-2014.

Đàng Năng Hòa có: “Xung quanh tình sử Chế Mân – Huyền Trân” đăng ở Inrasara.com, 27-7-2007. Dominique Nguyen. 2008: “700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa”, Champaka số 9-2008, tr.40-56. “Sự thật Huyền Trân Công Chúa “tư thông” với Trần Khắc Chung”, báo Văn hóa Chủ nhật, 11-8-2013.

Cuối cùng là: Inrasara, “Giải huyền thoại Huyền Trân”, và: Trần Ngọc Vương, “Giải ảo lịch sử về Huyền Trân Công chúa”, cùng đăng Tia Sáng, 26-4-2014.

*

Ở buổi Tọa đàm: “Tộc HỌ TRẦN thời đại Hùng Vương” tại Hà Nội, 25-11-2019, tôi ‘giải Huyền thoại Huyền Trân’ như sau:

Theo ĐVSKTT: Huyền Trân Công chúa sinh 1287, mất 9-1-1340. Năm 1301: Trần Nhân Tông ghé thăm Chiêm Thành, và ở lại gần 9 tháng. Tháng 6-1306: Huyền Trân lấy Chế Mân Jaya Simhavarman III (1288-1307).

Chế Mân băng hà tháng 5-1307. Tháng 9-1307: Huyền Trân sinh thế tử Đa Da.

Tháng 10-1307: Trần Khắc Chung đến kinh đô Đồ Bàn giải cứu Huyền Trân.

Tháng 8-1308: Thuyền về đến Thăng Long sau khi lênh đênh 10 tháng ngoài biển. Cuối năm 1308: Công chúa Huyền Trân xuống tóc đi tu.

Năm 2006: Đền thờ Huyền Trân Công chúa tại núi Ngũ Phong, Huế. TP Huế và TP Hồ Chí Minh đều có con đường mang tên Công chúa.

1. Minh giải quan hệ Đại Việt – Champa

Quan hệ tốt đẹp: Hợp lực đánh Nguyên – Mông.

– Vua Champa mang quân ra tận Nghệ An giúp Trần Nhân Tông.

– Trần Nhân Tông cử hàng nghìn binh mã, hàng trăm chiến thuyền ứng viện giúp chủ tướng Chế Mân đánh thắng Toa Đô.

+ Không lẽ chỉ vì sợ công chúa Huyền Trân bị đưa lên giàn thiêu mà Đại Việt lại làm một việc mờ ám và có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nước láng giềng thân thiện mà mình tính dứt nạn binh đao về lâu dài?

2. Đính chính về phong tục Cham

– Cham có buộc hoàng hậu lên giàn lửa? Đám tang Pô Rômê (1627-1651), bà vợ thứ người Êđê mới lên, khi bà vợ chính từ chối.

– Lễ hỏa thiêu của Cham diễn ra 10 ngày sau khi mất, đằng này: Chế Mân mất 5 tháng, Khắc Chung mới đến Đồ Bàn ‘cướp’ Huyền Trân. Nếu vậy Huyền Trân đã ra tro lâu rồi còn gì!

– Nếu Huyền Trân được xem là bảo vật cho lễ hỏa táng, hoàng gia Champa có để cho bị ‘cướp’ dễ dàng không? Trong khi Huyền Trân phải sống trong hậu cung có quân lính canh phòng nghiêm ngặt ngày đêm, hơn nữa, Công chúa đang thời kỳ sinh nở nên việc tiếp cận càng khó khăn.

– Có dễ thoát không? ‘Thuyền nhẹ’ của Khắc Chung làm sao có thể chạy thoát khỏi lực lượng hải quân hùng mạnh của Champa?

– Rồi suốt 10 tháng lênh đênh, vấn đề lương thực, thuốc men cho sản phụ, rồi bão tố miền Trung chớ có phải Vịnh Bắc Bộ – ‘thuyền nhẹ’ kia đối phó ra sao?

+ Kết luận. Huyền Trân được Champa cho về cùng với đứa con, như Champa đã cho hoàng hậu người Malaysia Tapasi về nước.

3. Huyền Trân có tư thông với Trần Khắc Chung không?

– Huyền Trân được phong vương hậu Paramecvari. Vừa được Chế Mân quý trọng, vừa được bà con cả Cham lẫn Việt ở vùng “đệm” quý mến [Công chúa dạy dân về văn hóa Cham Việt], chỉ người có phẩm hạnh mới được công chúng tôn kính ngay sinh thời.

– Dù theo Đạo Phật, Huyền Trân vẫn là người nữ Việt chịu ảnh hưởng Nho giáo: chồng mới mất, mình mới sinh, làm sao có thể tư thông dễ như thế?

– Trên thuyền nhẹ đó, bao nhiêu con mắt: Phó đoàn Đặng Văn, thủy thủ đoàn, cùng các tùy tòng, thị nữ… đến vài chục người, hai người có thể không?

Dĩ nhiên vì là chuyện riêng tây, ta chỉ có thể cho 50-50!

Kết.

Về mảnh lịch sử này, Đại Việt Sử kí Toàn thư đã hư cấu: Phía Đại Việt (bội ước ở cấp độ cao nhất), phía Champa (hủ tục ở mức độ tàn độc nhất), riêng Công chúa Huyền Trân (ở sự mất phẩm hạnh yếu kém nhất).

Hư cấu ấy tác hại đến các nhà đời sau tiếp tục hư cấu trên hư cấu không biết bao giờ ngưng lại. Cứ đọc vài nhà văn Việt bày chuyện xung quanh huyền thoại này cũng đủ thấy: rất tùy tiện.

Giải, là để giúp người sau đọc lại ‘chính sử’, để giải xuyên tạc, giải oan khuất, và…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *