EM TẬP PHẢN BIỆN – 01&02

01.
Nhà thơ Triệu Lam Châu (2012) cho rằng Inrasara cổ súy phong trào thơ hậu hiện đại như thể “cổ vũ cho kiểu sống hời hợt mang nặng tính bản năng. Và nếu theo đà này mai sau cả một lớp nhà thơ mới sáng tác theo phong cách ấy – thì nền thơ nước nhà sẽ đi về đâu?”
– Cổ súy phong trào thơ hậu hiện đại, tôi nhấn mạnh vào tâm thức hậu hiện đại, thái độ và thực hành nghệ thuật của các nhà thơ hậu hiện đại Việt Nam. Tâm thức hậu hiện đại là tâm thức thời đại; thái độ, đó là hành động giải trung tâm mang tính đa nguyên văn hóa, trong đó việc lập nhà xuất bản vỉa hè là một trong những; thực hành là họ làm thơ kiểu khác với thơ đương thời. Làm gì có chuyện “cổ vũ cho kiểu sống hời hợt mang nặng tính bản năng” ở đây? – Tào lao!
– Có nhà phê bình nào cổ súy cho một phong trào mà cả nước chạy theo làm theo ăn theo bao giờ? Lo bò trắng răng.
– Kết: Nỗi lo kia không gì hơn phơi bày rằng, bạn thơ ấy vừa có đạo đức, vừa lo cho nền thơ nước nhà hơi bị… xa.

02.
Đỗ Hoàng (2014) chê thơ Inrasara “rất vô lối, tắc tỵ, quái đản…” – no problem; tội là nhân thể ông đã sang đàng như sau:
“… Dân tộc chưa quá một phường trung bình của một thành phố loại 2 (trên dưới 100 000 người). Quanh năm suốt tháng Nhà nước phải trợ cấp lương thực nhu yếu phẩm kể cả bút giấy sách vở để con em đi học”.

Tập suy nghĩ:
– Lạc đề ẩu ở đây là điều con nít cũng thấy, miễn nói.
– Nhà thơ này còn chưa thuộc bài địa lí dân cư lớp Ba nữa, nên ông tưởng Cham đang sống “miền núi” mà thành ra thế. Mà miền núi có sao nào! Nó liên quan gì giữa làm thơ vô lối với miền núi?
– Có ai thấy “quanh năm suốt tháng Nhà nước phải trợ cấp lương thực” cho bà con Cham không? Mèng!
Đỗ Hoàng dân làm thơ mà có tâm phân biệt đối xử thế, thì kẹt thiệt. Bà con dân tộc và miền núi cắc cớ hỏi vặn lại, ông trả lời thế nào đây?
Kết. Do mặc cảm mà sanh tâm nói BỪA.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *