Sống tôn giáo-42. TÔN GIÁO & SỰ SÁNG TẠO

Không cần phải vào chùa hay lên núi cao tu, mà là biết phát tâm từ bi, nhập thế BƯỚC ĐI GIỮA LÒNG ĐỜI, bạn phát và khai mở khả tính của chúng sanh – là bạn đã sống tôn giáo rồi.

+

Qua quan sát, tôi có phát hiện khá lạ: Ở đất nước Phật giáo và Khổng giáo dường ít sáng tạo, ngược lại – các quốc gia theo Đạo Chúa, sức sáng tạo và cống hiến cho tiến bộ nổi trội.

Đạo Khổng thực tế, ưu tiên về tổ chức xã hội, “Tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ”. Ở đó gò bó, đóng khung có, được cái nó tạo được nề nếp cộng đồng. Hơn thế kỉ qua tổ chức kiểu ấy bị tính ưu việt của dân chủ phương Tây vượt mặt, dẫu sao cần ghi nhận đóng góp lớn của cụ Khổng.

Đạo Phật khác hơn, thiên về buông xả và giải thoát, nhấn về cá nhân đầy hiểu biết và tự do. Thế nên Phật giáo dường thích hợp với tuổi trung niên trở đi. Bởi cá nhân phải phấn đấu đạt được cái gì đó mới buông xả được chứ!

Đạo Chúa khác hơn nữa.

Người theo Đạo Chúa [kể cả Do Thái] tin rằng vạn vật do Thiên Chúa sáng tạo, và con người được Thiên Chúa mời gọi tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Dù thời gian dài chìm vào “đêm trường Trung cổ”, thế nhưng nơi ấy vẫn nẩy ra nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học có tinh thần phản kháng với những suy nghĩ lệch pha, thoát khỏi kiềm chế của Giáo hội. Qua đó hàng loạt triết thuyết lớn cùng vô số phát minh quan trọng ra đời thúc đẩy nền văn minh nhân loại.

Bruno bị đẩy lên giàn lửa năm 1600, không vấn đề gì cả! Không lâu sau đó Diderot tuyên “Con người không phải là đặc ân của Thiên Chúa”, rồi Nietzsche tiếp bước với tác phẩm lừng danh “Kẻ chống Chúa”, Tất cả vẫn được cộng đồng đó CHẤP NHẬN VÀ ĐÓN NHẬN. Chứ không chịu phận trốn chui nhủi như Rushdie cùng tiểu thuyết Những vần thơ của Quỷ Sa-tăng cuối thế kỉ XX.

Môi trường ấy mới bật ra trí tuệ lớn cho sáng tạo lớn.

Chứ mấy thể chế xã hội kiểu “Tử viết” hay chế độ Theo-ism sau này, có nằm mơ!

Chúng ta tín đồ Đạo Cham ở hôm nay, làm gì? Cụ thể hơn, ứng xử với 4 giai đoạn của đạo sĩ Bà-la-môn thế nào?

Giai đoạn-1: “Dưới chơn thầy”: giữ.

Giai đoạn-2: “Chủ hộ”: giữ. Đây chính là giai đoạn cạnh tranh và sáng tạo để dựng sự nghiệp. Vận dụng tinh thần sáng tạo của Đạo Chúa vào đây là đỉnh [cũng là tinh thần của một Cham xịn].

Giai đoạn-3&4: “Đi vào rừng” & “Phong phanh giữa trời đất” nên thay bằng “con đường giải thoát” của Phật giáo với Tinh thần Bồ-tát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *