[hay. Thổ cẩm Chakleng sẽ về đâu?’]
Akayet Dewa Mưno: ‘Mik likau đwa apakal graup kamôn…”
Sử thi xưa thì vậy, 20 năm trước Lễ Tẩy trần tháng Tư quyết liệt hơn: “Tạ ơn làm cho ta lớn lên”.
Ở buổi nói chuyện tại Làng nghề Thổ cẩm Chakleng, tôi nói cảm ơn Quảng Phố, giờ nghỉ có người kêu, sao Sara lại đi cảm ơn ông Phố nhỉ, ông bán cho ông thôi mà. Tôi hỏi lại, tại sao không?
Mấy năm trước, Jaya cho biết: Con thấy những người cei làm ơn nhiều lại là người nói xấu cei nặng hơn cả. Tôi nói, có 2 điều ở đó. Thứ nhất, họ nói để giải mặc cảm chịu ơn, thứ hai, “nói xấu sau lưng thôi mà”!
Mới đây, cây thơ nộp đơn xin vào Hội Nhà văn, rớt – liền quay sang oán tôi, rằng Chủ tịch Hội đồng Thơ đì mình, trong khi tôi là người duy nhất bỏ phiếu cho chàng. Tài thế mà bị rớt đàì, thì cũng phải có ai đỏ để đổ tội chứ!
Buồn cười vậy đó. Phần tôi, cứ làm công việc mình, còn lại là vấn đề của họ chứ không phải của tôi.
Không biết tạ ơn, ta vẫn ở lại thời trẻ con. Nói như Kant: chưa trưởng thành.
Trở lại với Thổ cẩm Chakleng.
Giữ nghề sau giải phóng khi thổ cẩm đang xuống, là nai Phú Thị Mở.
Hàng làm xong, dân Chakleng Nao Cru đi buôn Thượng, chớ người đầu tiên đưa thổ cẩm vào thành phố lớn, là anh Quảng Phố.
Nâng cấp khung dệt, công đầu tiên phải kể anh Bá Đại Truyền.
Chế tác từ hàng thô sang thành phẩm, 300 mẫu mã cả thảy để thổ cẩm phát triển, hàng bán được nhiều hơn – là cô Thuận Thị Trụ Inrahani.
Đưa hoa văn từ khung dài xuống khung ngắn, nhanh hơn, chính là công cô Trụ, dì Thạng và cei Phúc.
Khơi mao cho thời trang Thổ cẩm có Minh Hạnh.
Lan tỏa Thổ cẩm ra cả nước và thế giới, là Cty Inrahani…
Sản xuất, cải cách, bán ra và cho lan tỏa… không thể thiếu một.
Cần phải nói lời cảm ơn tất cả. Bởi, “tạ ơn làm cho ta lớn lên”…