Nghĩ-78. VỀ LỐI NGHĨ HƠI… NHÀ QUÊ

Ở tút hôm qua, ta đã giải tán nỗi sợ bóng sợ gió, còn tút này thử chuyển 2 ý kiến nhà quê qua bộ phận lưu kho.

[1] “Cham lại đánh nhau!”

Một tu sĩ tập sự vẽ bôi bác khuôn mặt một bậc sư hệ Mưdôn, đưa lên facebook bỡn cợt. Tôi viết đính chính:

Do bạn không hiểu hệ này, dù ông là bậc sư nhưng đó là vừa tu sĩ vừa là nghệ sĩ toàn năng: Thi sĩ, ca sĩ, vũ sư, nghệ nhân trống Baranưng…

Vị ấy tuổi bậc ông nội của bạn, bạn làm vậy là vừa sai vừa hỗn.

Nhiều người vào biểu đồng tình, riêng một Cham giơ tay kêu: “Cham lại đánh nhau”. Đính chính một sai lầm tai hại, sao gọi là “đánh nhau”?

Cham đã vậy, Việt chả khác. Tút “Nghĩ-73”, bạn facebook Sơn Thái vào còm: “Các nhà thơ chỉ được đánh nhau bằng mồm là giỏi”.

Tôi và TMH quen thân, đang tốt lành không dưng chỉ bởi tôi “được thăng chức”, anh viết rất sai bậy về tôi [tôi không muốn dùng chữ vu khống]. Sai này tác động đến cộng đồng: rất nhiều người do thiếu “văn hóa tra cứu” tục gọi là kiểm tra thông tin, đã vào phê tôi nặng lời. Tôi đính chính cái sai ấy, bên cạnh chỉ ra nguyên do, để làm BÀI HỌC.

Có “đánh nhau” ở đâu mô?!

[2] “Không phải chuyện của mình sao lại xía vào” là lỗi tư duy hay gặp nhất. Ví dụ cụ thể: Lên tiếng vụ Ghur Bà-ni, cả bạn thân lẫn bạn học thời Pô-Klong của tôi đều chung 1 câu: Sara có phải Bà-ni đâu mà đi lo chuyện Bà-ni!

Vụ khác cũng liên quan đến “Tôn giáo Bà-ni”, tôi được 2 bạn trẻ Bà-ni là Kiều Maily và Xuan Bao phỏng vấn, Liên Trưởng còm: “Sara có liên quan gì đến Bà-ni đâu mà đối thoại cho tốn cơm?!”

Hỏi chớ, tôi có họ hàng gì dân Fukushima đâu mà được mời qua bển đối thoại về điện hạt nhân? [tháng 5-2019]?

Về Ghur Raneh: báo RFA tận Mỹ phỏng vấn tôi, hay vụ tên tôn giáo Bà-ni, bà con và chức sắc Bà-ni nhờ đến tôi giải quyết cơ mà. Ước gì bạn có ở đó hỗ trợ, cho tôi được miễn thì sướng đời xiết bao!

Trần gian muôn màu Cham đã vậy, thế giới chữ nghĩa Việt cũng hệt luôn. Văn chương vỉa hè bị đánh, tôi viết bài giải minh. Một bạn “ngoài luồng” kêu: Inrasara có phải dân vỉa hè đâu mà bênh vực văn chương vỉa hè!

Tôi nói, dù không phải hay không ai cậy, tôi cũng xía vào. Như Sara có phải thổ dân châu Úc đâu mà đã xía vào vụ việc tận bên ấy? – Tôi đùa thể! [thơ: “Thời gian của một lời xin lỗi”, 2009].

Nêu vài chứng từ tiêu biểu, để cùng sửa lỗi tư duy – biết, để vượt thoát!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *