Nghĩ-25. NHÀ VĂN VIỆT NAM & 5 NỖI SỢ

[tạp chí Nhật Lệ, 12-2015, Vanviet.info, 11-1-2016]

Thứ nhất, là sợ sự thật. Thứ hai, sợ cái mới. Sợ thứ ba và là sợ tệ hại nhất, đó là sợ lí thuyết, nghĩa là sợ suy tư có hệ thống. Từ đó dẫn đến nỗi sợ thứ tư: sợ đứng trước công chúng. Cuối cùng tất thẩy đều xuất phát từ nỗi sợ lớn nhất, như là nguyên do của mọi nguyên do: sợ cô đơn.

(Không phải tất cả nhà văn, mà là đại đa số – dĩ nhiên).

+

Thứ nhất, là sợ sự thật.

Chưa nói đến thứ hiện thực nhiều chiều, đa góc cạnh, hiện thực ở bề tối, nơi góc khuất, ngay hiện thực xã hội thôi ta cũng chưa dám đẩy tới cùng.

Ta tránh né các chủ đề bị coi là nhạy cảm. Sự kiện Hoàng Sa – Trường Sa lay động mạnh tâm thức sinh linh Việt khắp toàn cầu, ta né. Một xúc động lớn khiến dồn nén lớn để tạo sức bung phá lớn, qua đó một tài năng mới có thể làm ra tác phẩm lớn. Xúc động kia bị bẻ cong, bị làm nhòe, bị đánh bạt đi, thì còn gì là sáng tạo? Thảm không!

Ta luôn bị bóng ma mơ hồ lởn vởn quanh bàn viết nhắc nhở nên thế này với không nên thế kia, thế là ta tránh, hay ta bóng gió ám chỉ, ta tự kiểm duyệt và không một lần “đẩy cho tới cùng” (chữ của Dostoievski).

Thứ hai, sợ cái mới.

Cái mơi mới thì được, chớ mới đích thực – không. Cái mới đồng nghĩa với cái xa lạ. Đã lạ thì chưa thể biết đúng hay sai, tiến bộ hay phản động. Mà trước hết và trên hết – nó phải là cái lạ. Lạ và khác cái đang có mặt hay đã từng hiện hữu trước đó.

Cái lạ luôn mang trong mình khía cạnh tối nghĩa của nó. Mười yếu tố quyết định đối với tiến trình sáng tạo, thái độ “chấp nhận tối nghĩa” (tolerance of ambiquity) được cho là đức tính quan trọng nhất (John S. Dacey & Kathleen H. Lennon, 1998).

Vậy mà đa số nhà văn Việt Nam cực kì dị ứng với sự tối nghĩa.

Sợ thứ ba và là sợ tai hại nhất, đó là sợ lí thuyết, nghĩa là sợ suy tư có hệ thống.

Suy tư về thân phận con người, về số phận dân tộc trong định mệnh nhân loại, về hữu thể và hư vô, về ngôn ngữ, và về chính cái viết, nhà văn Việt Nam chưa. Đây đó thi thoảng cũng có, nhưng chưa một lần sự thể được “đẩy tới cùng”.

[đây cũng là ý của Ch. Fredriksson trả lời cuộc phỏng vấn báo Thể thao & Văn hóa, ngày 28-11-2006, khi nhận xét về các nghệ sĩ Việt Nam].

Từ đó dẫn đến nỗi sợ thứ tư: sợ đứng trước công chúng.

Cuối cùng tất thẩy đều xuất phát từ nỗi sợ lớn nhất, như là nguyên do của mọi nguyên do: sợ cô đơn (xem, Inrasara: “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo”).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *