Tôi xin nói ngay, nêu khác biệt không phải so đo hơn kém mà là KHÁC. Chính cái Khác, cái đặc trưng mới góp phần vào tiến trình phát triển văn học, làm giàu nền văn học đất nước.
1. Xuất phát điểm
Khmer và Cham sống vùng đồng bằng, DTTS khác: vùng cao. Nhà thơ Cham và các nhà thơ DTTS vừa sống vùng quê, vừa lưỡng cư. Cham xuất hiện muộn, cuối thập niên 1990, nhất là từ khi Tagalau có mặt vào năm 2000.
Đa phần nhà thơ DTTS khác được đào tạo, làm cán bộ Nhà nước, có người còn là lãnh đạo văn nghệ. Cham tuyệt đối không, tất cả làm nghề tự do.
Ở cuốn Văn hóa Chăm, nghiên cứu và phê bình-2010, Sakaya Trượng Văn Món khẳng định: “Đảng ta đã đào tạo nhiều (…) nhà văn, nhà thơ Chăm”. SAI!
Một nhà thôi không có, nói chi “nhiều”! Khi ấy Cham có 5 nhà được công chúng biết đến, không ai ngồi ghế Đại học khoa Văn 1 giờ, nói chi được đào tạo. Đây không phải chỗ phê bình, mà hiệu định một nhận định sai, để nêu bật cái khác biệt.
2. Môi trường hoạt động. Nhà thơ Cham có mấy thuận lợi:
Bộ Văn học Cham ngàn trang làm nền; đặc san Tagalau là đất diễn, trong khi DTTS còn lại [+ cả Cham] chỉ có mỗi tạp chí Văn hóa các Dân tộc; cạnh đó Cham còn có sách công cụ: 7 bộ Từ điển tiếng Cham, cả Từ điển online nữa.
Cham in đa dạng, chính thống lẫn phi chính thống, giấy lẫn mạng Amazon. Inrasara có website cho Cham, Tuệ Nguyên mở nhà xuất bản CIÊT.
3. Tâm thế
Nhà thơ DTTS khác luôn khẳng định bản thể dân tộc: Vương Anh với “Hoa trong Mường”, Lương Định là “Lời người cha lũng núi”, Pờ Sảo Mìn “Con trai người Padí”, Dương Thuấn với Bản Hon và sông Năng…
Cham đa phần khẳng định cái tôi cá nhân.
Không hài lòng về quê hương, nhà thơ DTTS Y Phương phê bình nhẹ nhàng (“Làng hoang”):
Tôi đi trên nền làng xưa
Cúi nhặt vài mảnh vỡ
Rạn nâu
Lạnh tanh như dạ cụ cố
Đâu rồi làng một thuở…
Nhiều Cham – Inrasara phản biện quyết liệt (trường ca Quê hương-1982):
Ta không thể đi vào tương lai bằng giấc mê Quá khứ
Đi vào ngày mai bằng niềm tiếc Ngày qua
Không thể bay cao khi hồn còn trì nặng sâu mọt căm thù
Không thể đi xa khi chân còn kéo lê sợi tơ kiêu hãnh hão
Hãy để Tháp Cánh Tiên, Tháp Chùa với nhà trùng tu thi gan giông bão
Để yên Tara, Garuda trong viện bảo tàng
Pô Klong, Xah Bin – xin thắp ngọn nến, nén nhang
Coi chừng hai buồng phổi ta thiếu ôxi bởi khói!
VỀ THƠ, khác biệt ở:
– Lối nói: Bùi Tuyết Mai và Kiều Maily.
– Lối nghĩ: Hoàng Chiến Thắng và Tuệ Nguyên.
– Chủ đề: Trà Vigia và các nhà thơ DTTS khác.
– Thủ pháp cũng có nhiều khác biệt: thể thơ, ngôn từ…
Kết. Nhà thơ DTTS làm gì, ngày mai?
Bản sắc mà hiện đại, làng quê và thành phố, đi đến tận cùng dân tộc để vươn ra thế giới. Bài thơ “Theo nước đi” của Dương Thuấn tiêu biểu cho tinh thần ấy:
Người làm nương ăn theo lửa/ Người làm đồng ăn theo nước
Sinh ra tắm nước thơm/ Mới là con của mẹ
Lớn lên tắm nước sông/ Mới thành người của làng
Đóng con tàu đi ra bể/ Tắm giữa đại dương/ Mới thành người của muôn nơi.
Xin mời quý vị và các bạn bấm vào đây để xem: 16. Thơ hiện đại – Cham và DTTS khác, khác nhau thế nào? – YouTube