Mốt trí thức mới: CHIẾM DỤNG VĂN HÓA

[& vụ Múa Hầu đồng điện tử trên Tháp Bà, tiệc tùng trong khuôn viên tháp Pô-Klong, và gì nữa…]

1. Sáng mở mắt, tôi nhận ngay 3 link của bạn văn, về nó. Cảm ơn lắm lắm. Đọc, nghe hay, nhưng không lạ. Đạo, ăn cắp hay nhẹ hơn: vay mượn, tiếp thu sáng tạo… Hôm nay, nó là “chiếm dụng văn hóa” culture appropriation.

Miễn định nghĩa lại hay diễn giải thêm, chỉ cụ thể vài điểm:

Vụ việc tương tự không mới, đại ý như Picasso: Thiên tài là ăn cắp; Xuân Diệu: Ăn cắp không sao, vấn đề là phải biết phi tang.

“Chiếm dụng văn hóa” diễn ra bởi kẻ mạnh với phía yếu, chứ không ngược lại. Tùy cách thức, mức độ và mục đích mà người ta chỉ mặt đặt tên cho hiện tượng khá phổ quát này.

Tham luận tại Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực Khoa học Xã hội và Nhân văn gắn với các vấn đề địa phương” – Đại học Khánh Hòa, 5-2017, tôi đặt câu hỏi: “Các nhà khoa học xã hội có thực sự hiểu tôn giáo-tín ngưỡng Cham chưa?”

Và trả lời: – Chưa!

Nếu người làm khoa học còn chưa, thì làm sao họ có thể giúp chính quyền hiểu đúng tâm tình chủ nhân văn hóa dân tộc đó?

Ba câu hỏi đặt ra ở đây, là: Nhà nghiên cứu có sâu sát thực tế để biết vấn đề phát sinh ẩn chứa nhiều nguy cơ không? Có dám, biết lên tiếng không? Cuối cùng có đủ năng lực để giúp chính quyền địa phương giải quyết rốt ráo vấn đề không?

2. Ya Trang là kinh đô đầu tiên của Champa. Tháp Bà Pô Inư Nưgar là biểu tượng. Xưa, mỗi năm 4 lần Cham lên tháp cúng tế. Năm 1946 Việt minh nổi lên mất an ninh, Cham thỉnh Bà về Hamu Ram rồi Hamu Tanran ở Ninh Thuận phụng sự. Mãi đất nước mở cửa, bà con mới dần dần được trở lại với Bà.

Cham dời đi, người Việt tiếp quản tháp, bảo tồn và cúng kiếng – tốt! Mang nhiều yếu tố văn hóa Việt vào Tháp Bà cho đa sắc, tốt luôn. Phiền là, ta ngày càng tùy tiện đến vô trách nhiệm, và vô… văn hóa.

Vụ hầu đồng nhảy múa với nhạc điện tử, là đỉnh cao!

May, ta hiểu và kịp thời chỉnh đốn. Báo TTO, ngày 11-5-2022 đưa tin:

“Liên quan đến vụ hầu đồng nhảy múa với nhạc điện tử ở Tháp Bà Po Nagar, lãnh đạo Sở Văn hóa – thể thao Khánh Hòa cho biết Trung tâm Bảo tồn di tích cũng đã có văn bản báo cáo và cam kết không để xảy ra tình trạng trên”.

3. Nhưng lẽ nào cứ ỉ i sợi dây kinh nghiệm còn dài, mà tiếp tục sai để rút?

Tháng 7-2020, “vụ tổ chức tiệc tùng, ca hát trong khuôn viên Tháp Chăm 700 tuổi để quảng bá du lịch gây bức xúc cho nhiều người” – cũng đã rút. Còn nhiều vụ khác không thể rút, thì sao?

Tượng Bà trong kalan Pô Inư Nưgar, là một. Ai đã nâng tượng lên cao quá đầu người? Tại sao nâng? Nâng để phục vụ cho bộ phận người thuộc nền văn hóa nào?

Đây chính là hành vi chiếm dụng văn hóa [vật thế], từ…

– thiếu hiểu biết [Cham quỳ lạy, thế nên tượng luôn được đặt cao hơn tư thế đó một ít, cho tín đồ nhìn lên thấy khuôn mặt Thần, chứ không phải chân đế];

– bởi lấy Việt làm trung tâm [người Việt thắp nhang đứng lạy], trong khi chủ nhân Tháp là Cham;

– từ đó, tạo xung đột văn hóa không cần thiết, đó là chưa nói đến sự xúc phạm mang tính tâm linh rất không hay.

Và gì nữa?…

[Photo báo Tuổi trẻ]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *