Tiếng Cham tinh nghĩa. CHỮ ‘JAWA LAI’ TỪ ĐÂU MÀ RA?

Một tút của tôi có nhắc đến chữ ‘‘Jawa lai’, một bạn còm: “cái gọi Jawa lai rất miệt thị và xúc phạm” – đúng! Bạn khác còm thêm, rằng tôi nói vô bằng chứng, “nói nhảm, a-dua, bầy đàn”. Tôi có trả lời qua, nay xin nói rõ hơn.

Trước tiên, Báo Mang Xoài ở Văn Lâm là Muslim chính hiệu, anh là người bạn rất thân của tôi, thân nhau cho đến anh mất. Bạn khác: Kiều Chí ở Thành Tín mươi năm trước bỏ Bà-ni theo Islam, hai chúng tôi vẫn là bạn. Tôi còn có cả ngàn người thân quen là Cham Muslim ở nhiều vùng miền khác nhau nữa. Không ai gọi họ là ‘Jawa lai’ cả!

Vậy ‘Jawa lai’ là ai?

Truy nguyên.

[1] ‘JAWA’ là từ người Cham xưa chỉ dân Ấn Độ, còn đọc trại thành ‘Jabia’. Ariya Po Parơng (đầu thế kỉ XIX) câu 149:

Nưgar nan biak ralô Tei Jawa

Daraak phôk prong pabha di daraak graup palei

“Xứ sở đó rất nhiều người Tây, Jawa/ Phố chợ lớn hơn chợ ở thành thị khác”

[2] ‘JAWA HOOK’ là từ chỉ chung các tộc người nói tiếng Nam Đảo vùng biển, câu 133:

Hu tha ia kalu akok yau Lo

Angui bbang mưlipho mưng ra laic Jawa Hook

“Có một nước đầu trọc như Tàu/ Y phục rộng thùng thình, người ta gọi là Jawa Hook”

Chú ý: Lễ Rija Prong có nghi thức Ông Mưdôn nói tiếng ‘Jawa hook’, cạnh đó ông còn có tập ‘Jawa laang’ như là mục từ vựng đối chiếu tiếng Cham và tiếng Nam Đảo.

[3] ‘ASULAM’ là từ được dùng trong Akayet Um Mưrup (giữa thế kỉ XVII) để chỉ tôn giáo Islam lẫn tín đồ theo tôn giáo này, ở các câu: 34, 39, 49, 57, 61, 63, 66, 79, 80.

[4] Chữ ‘JAWA LAI’ từ đâu mà ra?

Dù đã có chữ ‘Asulam’ nhưng Cham Pangdurangga thường gọi bộ phận Cham theo Islam ở miền Tây là ‘Cham birau’ “Cham mới” là từ được dùng trong Ariya Twơn Phauw (cuối thế kỉ XVIII).

Jawa lai’ là chữ do bà con Bà-ni Phước Nhơn và An Nhơn gọi người Bà-ni mới theo Islam vào thập niện 1960. Từ gọi đầy miệt thì, bởi lúc đó hai bên đang “chiến tranh”. Sau khi “chiến cuộc” đã ổn định, chữ ‘Jawa lai’ mất đi, còn lại từ ‘Jawa’, Và chữ này rơi mất ý nghĩa miệt thị, chỉ còn mang tính phân biệt giữa hai bên:

Gah Bi-ni gah Jawa’: “Bên Bà-ni bên Islam”, chứ Cham không gọi người đồng tộc theo Islam là Muslim như quốc tế đang dùng. Sau này cũng có người dùng từ ‘Islam’ để chỉ tín đồ theo Islam.    

Chữ ‘Jawa lai’ đã hết xài từ thập niên 1970, mãi sau này ở thập niên 2020 nó mơi được “phục hồi”!

Bởi đâu? – Bởi vài cá nhân là người Bà-ni lợi dụng tính mềm của tôn giáo Bà-ni để thao túng cộng đồng Cham đang yên lành, nhằm trục lợi.

Và ‘Jawa lai’ mang nghĩa gì? – Nghĩa cũ, đầy khinh miệt và oán ghét!

Xin nhắc lại, không ai gọi hai người bạn của tôi vừa dẫn ở trên: Báo Mang Xoài, Kiều Chí là ‘Jawa lai’ cả, mà chỉ có:

[1] Putra Podam Văn Ngọc Sáng, vốn là người Bà-ni nhân danh Islam, vài năm qua đã viết vô số bài xuyên tạc cái hay, cái đẹp của tôn giáo Bà-ni, nhằm lôi kéo Bà-ni vào Islam. Anh ta là ‘Jawa lai’ đích thực;

[2] Katip Từ Tấn là chức sắc Cham Bà-ni lại đi theo hùa VNS, nhiều lần phá luật đạo, bị Hội đồng Chức sắc Thành Tín bắt làm lễ Rửa tội – thứ trọng tội trong tôn giáo Bà-ni [‘Thawbah’].

[3] Đổng Dương Long, là ‘gaheh’ ở trong Hội đồng Sư cả Bà-ni, Ramưwan 2021 đã nhận tiền VNS đi qua các Sang Mưgik “hành hương” bị bà con xua đuổi.

Đó là ba tên tuổi với đủ đầy chứng minh thư xác nhận ‘Jawa lai’. Còn vài người nữa dư luận râm ran nhưng không đủ tang chứng. Thành phần này đếm chưa hết mười đầu ngón tay, đang làm náo động cả cộng đồng Bà-ni.

Mới tội!

+

P.S. Trích Inrasara: bút kí “Giạt trôi kiếp lục bình” trong Từ Đứa con của Đất, 2022: 

Có phải mọi mọi Cham Cambodia đều theo Islam? Nhầm to! Một bộ phận khá lớn vẫn còn giữ phong tục tập quán mang từ cố quốc sang. Họ vẫn còn nhớ Kabbon Muk Thruh Palei, vẫn còn thuộc khá nhiều ca dao, đồng dao cũ. Nhất là, trong nhà của nhiều bậc thức giả vẫn lưu giữ nhiều ciêt sách đựng các văn bản cổ. Chỉ có cái lạ, là gần 300 năm qua, hiếm có người Cham Bà-ni nào trở lại Việt Nam. Chỉ có Cham birau. Từ đó tạo hiểu lầm. Từ hai phía. Cham Pangdurangga tưởng ở Cambodia chỉ có Cham birau, còn người Bini ở đất Kur ngỡ Cham Việt Nam theo Islam hết.

Từ chuyến thăm đầu tiên đến lần thứ hai rồi thứ ba, câu hỏi tôi luôn gặp phải ở đây, là: – Con cháu Twơn Phauw ngoài đó theo Islam hết rồi sao? Tiếp theo là: – Cây Krek còn không? – Không bà con ạ. Cham Pangdurangga vẫn còn truyền lưu phong tục tập quán ông bà từ cổ xưa.

Katê năm 2011, tôi dẫn năm đại diện Bini Kur về Phan Rang đi vòng các palei Cham, thăm dấu vết Krek trong sự xúc động tột cùng của mọi người. Họ hứa khi về đến đất Kur, và kể lại…

Islam nhập địa vương quốc Champa Bà-la-môn nghe nói thế kỉ X, để rồi sau mấy nỗi, đã khẳng định vị thế của mình ở thế kỉ thứ XIV. Cái mới đụng cái cũ xảy ra xung đột là khó tránh. Giải quyết xung đột, vua Po Rome (1627-1651) đã làm cuộc hóa giải và hòa giải độc nhất vô nhị, biến người Cham Islam thành Cham Bini, rồi hòa giải với Cham Bà-la-môn để hai bộ phận tín ngưỡng tôn giáo này sống hòa đồng với nhau suốt mấy trăm năm đầy nguy biến. Sau triều đại huy hoàng cuối cùng của vương quốc, con dân Cham bắt đầu đi li tán. Cuộc đi tản lớn nhất xảy ra vào năm 1692, khi 5.000 gia đình Cham từ Pangdurangga thiên di qua Cambodia. Đoàn di dân được chính quyền Khmer lúc này bố trí ở vùng đất tốt dọc sông Mekong. Sau đó, còn nhiều cuộc di tản khác nữa.

Tại vùng đất mới này, Cham Bini dần dần chuyển sang tôn giáo Islam. Để đến cuối thế kỉ XX, người Cham ở Cambodia [bị] thay căn cước thành Khmer Islam. Lafont cho biết “Hồi giáo biến cộng đồng người Cham tại Cambodia thành một tập thể quên đi nguồn gốc chủng tộc của họ”. Có phải thế không? Tác giả Ariya Po Parang nghĩ và kể khác. Thực tế hôm nay cũng khác.

Người Cham Pangdurangga gọi bộ phận này là Cham Biruw Chàm mới. Từ sợ hãi xa xăm đến cách khoảng không gian, Cham cố quận với Cham miền đất mới ít tìm đến nhau. Rồi từ ít hiểu biết về người anh em, nên cứ gọi đại khái thế. Cham Biruw bao gồm cả cộng đồng Cham Islam từ Cambodia trở lại An Giang, rồi giữa thế kỉ XX, thiên di vào Sài Gòn, hay nửa cuối thế kỉ XX, ra Long Khánh rồi Ninh Thuận.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *