[Tên một bản thảo mới và sự cần thiết của nó lúc này]
– Nhà thơ buôn bán, ừ thì được đi, lại đi bàn về buôn bán, còn bày thiên hạ làm giàu nữa, không lạ sao?
– Chả có chi là lạ cả. Tạ Chí Đại Trường từng gọi Inrasara con người đa năng, không sai. Tôi viết nhiều thể loại bị coi là khá tréo ngoe: Sáng tác qua nghiên cứu; thơ, tiểu thuyết bên cạnh tiểu luận phê bình… Đó là sử gia này mới biết Inrasara ở lĩnh vực chữ nghĩa, chứ thêm món khác chả biết ông còn định danh Inrasara thêm gì nữa.
– Viết cuốn “Cham vẫn có thể làm giàu” còn hơn là lạ…
– Trước đây, tôi từng làm giàu từ bàn tay trắng, từ con số âm. Tôi từng nói, làm gì cũng phải nghiên cứu. Làm giàu không là ngoại lệ. Tôi làm giàu, tôi nghiên cứu cách làm giàu. Hiểu, rồi bày cho Cham cùng biết, tại sao không!
Thời hiện đại, ba điều tối cần thiết với Cham: Tồn tại, bản sắc và sáng tạo. Bùi Giáng: “Người còn thì của mới lai rai còn”. Tồn tại phải được đặt lên hàng đầu. Tồn tại cả ở môi trường tự nhiên và xã hội khắc nghiệt nhất.
Trơng tác phẩm này, ở chương-2, tôi có mục: “Nông nghiệp tanh bành, Cham làm gì?”. Xưa, Cham chuyên nghề biển, sau khi nghề biển chết, Cham bám nông nghiệp. Hiện tại, khi “người thì đông mà ruộng đất thì teo” (thơ Inrasara), và nông nghiệp tanh bành, Cham còn gì, và có thể làm gì?
Câu chuyện.
Hai thầy trò đi qua vùng quê ghé gia đình nông dân sống rất đạm bạc. Họ sở hữu mỗi con bò sữa, trong khi cả vùng đồi đất khá phì nhiêu đâng bỏ hoang. Qua trao đổi ngắn, người thầy hiểu gia đình nhỏ này an phận với cuộc sống đó. Ông nghĩ, nếu con bò sữa kia chết đi…
Đêm xuống, người thầy bảo học trò lén dắt con bò ra sườn bên kia đồi đẩy xuống vực. Cậu học trò dù không thuận ý thầy, vẫn làm theo. Xong, hai thầy trò xin cáo từ.
Năm năm sau cậu học trò trở lại làng, thấy trên đồi sừng sững mái ngói lớn được dựng lên thay cái chòi tranh cũ nát xưa. Tưởng của ai khác, ai dè chính chủ là ông nông dân năm nào. Hỏi, ông nông dân kể: Họ đã xẻ thịt con bò đem bán, dùng tiền kia khai thác đất đồi trồng hoa mầu và cây trái, từ đó họ phất lên.
Ngụ ngôn dạy Cham điều gì? Khi bị đẩy đến đường “cùng”, kẻ thông minh biết “biến”. Tục ngữ Việt: Cái khó ló cái khôn. Cũng ở bản thảo tác phẩm này, tôi nêu 3 chuyện ở mục: “Tôi giải quyết khủng hoảng thế nào?”.
Nhưng lẽ nào Cham đợi đến lúc “khó”, lúc “nước đến trôn”, hay khi gặp khủng hoảng, mới chịu nhảy?
Nhà văn biết trước, sợ trước, và lo trước. “Cham vẫn có thể làm giàu” có mặt là vậy.
I n r a s a r a – CHAM VẪN CÓ THỂ LÀM GIÀU-2021
MỤC LỤC
Chương1. Thế nào là con người thành công?
Vài điều gọi là bí quyết thành công
9 yếu tố thành công
Chương2. Cham vẫn có thể làm giàu
– Sau ba lần sống sót
– Nông nghiệp tanh bành, Cham làm gì?
– Nguồn nước bẩn và cuộc tự sát chậm
– Chết do tham
– Bảo tồn bản sắc, làm gì?
– Làm giàu từ sáng tạo
– Do thái & Cham
– Giải định kiến: “Không ai giàu 3 họ”
– “Chớ buôn bán với Cham”
– Buôn bán lẻ không cần phải… học
– Chakleng có thể trở thành làng điểm
– Làm gì để Pabblap Birau ổn định?
– Cwah Patih về đâu?
– Khó, vượt khó
– Buồn, giải buồn
Chương3. Tôi buôn bán
– Không tranh với thế gian…
– Tôi học buôn bán
– Buôn bán & 4 nguyên tắc
– Sáng tạo để làm giàu
– Có gan làm giàu
– Tôi có cái mệnh không muốn… giàu
– Sai một con toán…
– Tóm 8 kinh nghiệm thuật toán của tôi
– Kết thúc một “triều đại” chăng?
– Tiền, làm thế nào để có tiền?
– Từ chuyện 10 đô-la của cậu bé Do Thái
Chương4. Câu chuyện của tôi & Cham
– Hiểu mình để thành công
– Làm giàu, dễ
– Tôi giải quyết khủng hoảng thế nào?
– Đốt năng lượng thừa
– Triết lí tiền lẻ
– Tại sao tôi… khỏe thế?
– Tại sao tôi viết được nhiều đến thế?
– “Đấu tranh”, tại sao thất bại?
– Thi sĩ & tiền
– Chuyện nợ [thư cho Jaka]
– Cho & nhận
– Nói chuyện với con trai
– Làm và vui
PHỤ LỤC
Cham có thông minh không?
10 khác biệt lớn trong tư duy của người thông minh/ kẻ ngốc
7 đức tính của kẻ thất bại