AKHAR THRAH-2. SANG TRỌNG… SAI

Aymonier và trí thức Cham thời đó tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu để làm nên từ điển (1906) giá trị. Có thể kể: Kinh sách Cham trên lá buông (Agal)] Tư liệu Hoàng gia Chăm, Akayet Sử thi, Ariya Trường ca trên giấy bản Tàu, và nhiều tài liệu lẻ trên các loại giấy khác nhau.

Ở đó Aymonier đã chuẩn hóa một bước quan trọng, nhất là về nét chữ và cách viết đã được lược bớt rất nhiều.

Năm 1971, Moussay và trí thức Cham tiếp nhận CẢI CÁCH CỦA LƯU QUÝ TÂN, chuẩn hóa tiếp. Sau rốt là BBS sách chữ Chăm làm bước cuối cùng, và tạm xong 1985.

Tạm lấy 2 ví dụ về cách viết:

– “MỚI”, Aymonier thu được 5 cách viết khác nhau: baruv, barūv, barău, baroūv, barau; lạ là không có từ nào có tiền trọng âm: BI.

Moussay có 1 chữ duy nhất: BIRUV, bỏ tiền trọng âm BA. Ban Biên soạn chọn cách này.

– “ĐẾN”, Aymonier viết 2 cách: mơrai (đọc là mưrai), mai; không có MARAI.

Moussay có 1 lối viết duy nhất: MAI. Ban Biên soạn chọn cách này.

 

Từ điển là công trình tập hợp từ nhiều nguồn tư liệu GỐC, các nguồn này có lối viết khác nhau, và ngay cả 1 nguồn GỐC (ví dụ sách Agal) cũng được/ bị viết rất khác nhau. Thế nên từ điển là TÁC PHẨM CÔNG CỤ đáng tin cậy nhất dùng để tra cứu. Còn nếu ta dùng tài liệu gốc nào đó để nói/ viết thì sai lệch vô cùng tận.

Từ điển nào bất kì vẫn có thể thiếu, sai và lạc hậu. Năm 1992. khi biên soạn Từ điển Cham Việt ở Đại học, chúng tôi đã phân tích rất kĩ ưu và khuyết của 2 cuốn Từ điển trước đó, để làm ra cái MỚI. Dĩ nhiên cả cái MỚI này cũng khó tránh sai sót.

 

Akhar thrah phát triển 3 giai đoạn chính sau:

– Từ thời Pô Rômê (giữa thế kỉ XVII) đến đầu thế kỉ XIX: chập chững, còn trong quá trình phát triển. Không có cái gì vừa ra đời mà đã chuẩn cả!

– Từ đầu thế kỉ XIX, khi các tác phẩm văn chương cận đại lớn xuất hiện [như Ariya Tôn Pho, Ariya Glang Anak, Poh Catôy…] đến Từ điển Aymonier có mặt đầu thế kỉ XX: Akhar thrah bước đầu hoàn chỉnh.

(So sánh với tiếng Nga cũng hệt: Cũng trong quá trình thành, mãi khi các tác phẩm lớn của Poushkin xuất hiện, tiếng Nga mới dần “chuẩn hóa”.)

– Từ Từ điển Aymonier đến Từ điển Moussay (1971): khá hoàn chỉnh.

Đó là xu hướng chung của thế giới. Văn bản tiếng/ chữ Nga xưa sau đó được “chuẩn hóa” để thành văn bản mới. Độc giả và học sinh, sinh viên học và đọc cái sau, chứ không ai đi đọc, học văn bản viết theo lối xưa cả!

Tiếc là phận Cham mất nước, thế nên tiếng Cham và chữ Akhar thrah lại tiếp tục bị phân hóa…

 

Vậy hôm nay, Cham chọn nói/ viết cách nào? Ở đây cần phân biệt 2 bộ phận: Bộ phận những người thích nghiên cứu cái cũ (rất ít), và bộ phận Cham phổ thong (chiếm đại đa số). Cũng nên lưu ý rằng, nghiên cứu không phải là cao & sang, và ngược lại, bộ phận phổ thông chẳng phải là thấy hay kém chi cả.

Chỉ khi nào rạch ròi như thế, ta mới hết cãi nhau, và Akhar thrah có đường sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *