AKHAR THRAH: SANG TRỌNG GIẢ MẠO [1]

  1. Tôi từng có stt “Kiêu hãnh sang trọng”, nhắc đến 2 sinh linh:

Bà Snitkina, thư kí và sau đó là vợ của Dostoevsky lớn hơn bà 24 tuổi. Dos mất lúc bà mới 35, bà đã ở vậy nuôi con, sau đó xây dựng Bảo tàng lưu trữ các công trình của chồng. Gần 4 thập niên sống một mình, nhưng bà không cô đơn: bà đang có và luôn có Dos bên cạnh.

Hãy nghĩ, đó là một góa phụ son trẻ Tây phương! Cô đơn, bà hi sinh đời mình để thủ tiết chăng? – Không, bà có sự kiêu hãnh sang trọng của mình.

 

Ở tầm khác, Trần Lệ Xuân “đệ nhất phu nhân” nổi tiếng đẹp, thông minh, đa tài và bản lĩnh đến sắt đá. Khi chồng bị sát hại năm 1963, bà còn trẻ đẹp, “nhưng bà ở vậy nuôi con. Bà sống đạm bạc và khép kín như một nữ tu. Không tai tiếng, không bồ bịch, không bước thêm bước nữa, không vì tiền mà bán thân cho tỷ phú” (theo Kim Hạnh).

Tại sao? Hai “nàng” “như con thiên nga núi một lần rời bỏ hồ nước trên núi, khi từ vũng nước này sang vũng nước khác mà không đậu ở đâu cho đến khi quay trở lại nhà mình trong làn nước trong vắt của hồ nước trên đỉnh cao” [E. Conze].

 

  1. Nhưng đời có nhiều nỗi sang trọng giả mạo…

Tháng trước một bạn trẻ Cham chat với tôi? “Habién cei marai sang magik?”

Tôi trả lời: “Kamôn wak gêk cei di hu thau ô: Cháu viết gì cei không hiểu.”

Im lặng. Lát sau, tôi trả lời: “Barôơ marai!”

Và bạn ấy biết là tôi đang đùa. Tôi tiếp:

– Có cần thế đâu! Cháu muốn “làm sang” với cei làm gì cơ chứ?

– Tư liệu Hoàng gia Chăm viết đúng như vậy cei à.

– Cháu có dám chắc không? Cũng Tư liệu ấy, cei sẽ viết rất khác.

Im lặng.

– Cei biết về Tư liệu kia trước khi cháu ra đời mà! Cei có bảo cháu viết sai đâu, mà là nói/ giao tiếp tiếng Cham sai.

 

Đâu là chuẩn? Tư liệu Hoàng gia chăng? Sách trên lá buông, trên giấy bản Tàu, hay Từ điển Aymonier?

[1] Tư liệu Hoàng gia Chăm có mặt trên dưới 200 năm, mỗi chữ/ từ có nhiều cách viết khác nhau, khá tùy tiện. Và còn hơn thế…

[2] Thời điểm kinh sách Cham chép trên lá buông (Agal) xuất hiện còn xa nữa, và tùy tiện không kém.

Từ [1], [2] và nhiều nguồn khác nữa, Aymonier [và trí thức Cham thời đó] thu lượm, để làm nên cuốn Từ điển. Ở đó, có mỗi cái từ “MỚI”, ông thu được 5 cách viết khác nhau, mà đâu có dừng ở đó! Vậy chọn viết cách nào?

– “Barôơ marai”: “Mới đến” cei viết cháu hiểu, hỏi chớ có mấy Cham hiểu? Cham nói: “Birau mai”, hay “Barau mai” chớ hôm nay ai đi nói tiếng Cham của thế kỉ XVIII? Dân Anh thế kỉ XX hay sinh viên Mỹ hôm nay, ai đi viết/ nói tiếng Anh thời Shakespeare?

Ngày thường, như hôm nay đây, cháu đang nói tiếng mẹ đẻ độn cả đống tiếng Việt, vậy mà cháu lo làm sang tận thế kỉ XIX để không ai hiểu cả, là sao?

 

Câu hỏi “đâu là chuẩn” cho viết & nói tiếng Cham hôm nay?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *