- Khi nói Việt không học Cham, trước đó tôi có điểm qua: “Cham không học Tàu”. Để tránh bị cho là “dân tộc hẹp hòi” thì ít, mà để PHÊ PHÁN TÂM THẾ ĐÓNG nhiều hơn. Đóng ở bất kì tập thể nào…
- Đóng từ tập thể cho đến cá thể. Ở đóng sau, tôi KHÔNG ÁM CHỈ, và như đã lưu ý ở vài Stt trước, bởi đây không phải bài trao đổi học thuật, nên không cần thiết kêu đích danh và điểm đúng địa chỉ, mà chỉ nêu sự việc, từ đó ta cùng học.
- Hay khi nói “Việt không học Cham”, tôi nêu 3 kĩ thuật siêu đằng, kĩ thuật này chỉ có thể học và vận dụng ở kiến trúc thượng tầng. Như đóng tàu, hay dệt tơ lụa thì người đứng ra tổ chức phải là cấp cao nhất mới hội đủ điều kiện: Ở chế độ quân chủ, triều đình mới khả năng làm điều đó.
Còn giới bình dân, nhất là từ thời Chúa Nguyễn, Việt vẫn tiếp nhận nhiều từ Cham, trong đó kĩ thuật làm mắm là một.
- Nhắc quá khứ là để học từ sai lầm cũ. Học quá khứ là cho hôm nay và ngày mai.
Như việc lật lại “truyền ngôi, căm thù và tru di”, tôi thấy đó là bài học thiết thực cho hiện tại. Bởi hiện nay, ở nhiều tỉnh và ban ngành, chế độ ta vẫn là thứ “cha truyền con nối” trá hình mang tính cục bộ, là điều dân mạng đã kêu nhiều. Chuyện ông vua con ở Hà Giang dắt díu giữ ghế cao, là một. Đó là nguy cơ, nguy cơ của một loại “tru di” và “căm thù” ở thì tương lai.
Cha truyền con nối kiểu mới, họ cất nhấc nhau, cùng chia chác ăn phần; họ bảo vệ nhau khi phạm tội, và cuối cùng họ kéo nhau vào tử huyệt lúc sa cơ.
- Hay nhắc qua về thiên tài “ăn mòn vào củ khoai quá khứ” cũng hệt. Nói là để cảnh giác cho các thiên tài của hôm nay: Hãy khiêm cung và kiên trì học, chớ có ỉ i trí thông minh bẩm sinh hay năng khiếu trời cho mà chết yểu!