CHAKLENG: HÀNH TRÌNH VỀ PHÍA ĐẸP, PHÍA TIẾN BỘ

02: CHUYỆN PÔ RIYĀK & VẤN ĐỀ LỐI ĐI

1. Qua Câu chuyện Dự án Nhà máy ĐHN, tôi mới biết Trung tâm điều phối của Nhà máy 1 [thôn Vĩnh Trường] sẽ đặt ngay mảnh đất người Cham thờ Pô Riyāk, một vị trí đẹp và yên tĩnh cực kì.
Cham thờ Pô Riyāk, thì ai cũng biết. Pô Riyāk Cham liên quan đến Thần Nam Hải của người Việt, ai cũng biết. Mỗi năm ta đến cúng Pô Riyāk, ở đó Ông Mưdôn hát Damnưy Pô Riyāk trong các dịp lễ, thế nhưng khi hỏi: Pô Riyāk là ai? Đâu là bài nghiên cứu toàn cảnh Pô Riyāk, thì không tìm ra đâu cả! Bà con Cwah Patih còn chạy đi tìm ông… Inrasara, mà hỏi.
Tiến sĩ Phật học và là nhà hoạt động xã hội Việt ở Đức [xin không nêu tên] thư cho tôi, có đọc một bài viết về Pô Riyāk, ý chính cho rằng Pô Riyāk cũng như tục thờ Cá Ông của người Việt, vậy “đất Pô Riyāk” đâu có vai trò gì trong việc đấu tranh chống ĐHN! Tôi nói: Sai rồi, Pô Riyāk khác nhiều cơ.

Đâu là bằng chứng? Thế là tôi “đi”, sau đó có 3 bài liên tục:
– “Bạn có yêu palei bạn không? – Vấn đề chủ sở hữu đất Pô Riyāk” đăng ở Inrasara.com, 2015.
– “Po Riyak – Thần Sóng: Lịch sử, truyền thuyết và tục thờ cúng”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 2-2016; bài đăng lại ở Tagalau 19.
– “Hành hương Pô Riyak”, Boxitvn.net, 17-4-2016
Câu chuyện nói lên điều gì? – Chúng ta ít khi làm việc gì đến nơi đến chốn!

2. Trở lại Chakleng.
Trước năm 1960, Chakleng Nao Yāng Pô Riyāk phải thức từ 4 giờ sang, lội bộ xuống Vĩnh Trường, xong ngược lên Pô Nai ở Núi Chà Bang, mãi 7 giờ tối mới về tới làng. Thấy bất tiện quá, các vị: Ông Klơng Phú Thân, Hà Văn Đậy trưởng thôn, và bô lão làng là Ông Sư Đàng Câu mới quyết kanư thỉnh Pô về palei tôn làm Thần Tri Thức, như vị Thần Làng của Chakleng.
Đây là một sáng tạo độc đáo. Và hay. Nhưng ta chớ quên: Pô Riyāk chính gốc ở Vĩnh Trường, một câu chuyện cần kể cho con cháu nghe.

3. Các LỐI ĐI, cần giải quyết thế nào?
Bà con đi lễ, hay du khách viếng Pô Riyāk có than phiền về lối đi hẹp [thời gian gần đây, ít kêu hơn], cũng như than phiền về lối đi Kut Raglai và Đất Thiêu. Xin phép trở lại chuyện cũ để rút kinh nghiệm:
– Có 3 LỐI ĐI, đã và chưa giải quyết: Lối lên Thổ mộ, lối qua Kut Raglai và lối đi Thāng Pô Yāng.
– Mâu thuẫn giữa Quyền lợi cá nhân/ Tập thể luôn xảy ra [Tagei dalah sibar klah di kek gaup: Răng với lưỡi làm sao tránh cắn phải nhau]. Nhưng khi có sự cố, thường thì NGƯƠI ĐẠI DIỆN CHO QUYỀN LỢI TẬP THỂ luôn lãnh đạn, chịu bị la mắng, bị mất lòng, hay oán giận. Chú Ch. kể chính chú đã từng chịu như vậy. Ở Prōk Kamār, hay ở Thổ mộ, cho dù chú chỉ làm theo quyết định tập thể, và làm cho tập thể (nếu chi tiết này không đúng, xin cho qua). Cá nhân tôi cũng bị hệt thuở thanh niên, nhưng tôi không cho đó là chuyện lớn.
– Vậy làm thế nào để tránh cho cá nhận “lãnh đạn” như trên? Thứ nhất, giải pháp phải MỀM, THẬT MỀM. Thứ hai, đừng để cho cá nhân [là đại diện cho tập thể] nào đó chịu thiệt. Pô Palei [trưởng thôn] phải đóng vai trò đầu tàu. Thường tâm lí chung của Pô Palei là: Đâu phải cả đời mình “làm làng”, càng tránh sự mất lòng càng tốt. Theo tôi, khôn hơn là Pô Palei cần biết vận dụng ý chí tập thể, như sau.
+ Ví dụ ngay ở Chakleng, thời trước, cần: Thôn trưởng ông Đậy, Già làng ông Sư và Trí thức ông Klơng Thân vào cuộc, là xong chuyện (dù va chạm là không thể tránh).
+ Nay cũng thế, có khi thế lúc này còn mạnh hơn xưa: bộ ba BQL Thôn + Hội Bảo thọ + Trí thức. Ta cử đại diện đến gặp cá nhân liên quan, giải thích và nói mãi – là xong.
Ta được việc, nhưng không mất lòng ai cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *