Khám phá lớn nhất của tôi là khám phá về Tình Yêu 15. TÔI YÊU NHỮNG ĐỨA CON CHAM ẤY

[Châu Văn Mỗ, Thuận Văn Niên, Quảng Đại Hồng, Nguyễn Ngọc Đảo, Đạo Chớ]

1. Vừa qua Đám tang ông sui: thầy Nền; ở tối Tak Kayau – buổi tối trước lễ thiêu, là thời điểm bà con và khách khứa tập trung đông đảo nhất, các thế hệ học trò ông tính làm lễ tạ ơn: Ngồi ôn lại công lao ông, và đọc điếu văn, nhưng bất thành. Do không có ai… quyết.
Thuận Văn Niên, hiệu trưởng Tiểu học Hiếu Lễ thời kì trước 75, đào tạo nhiều thế hệ học sinh palei, được cho là “già làng” về lĩnh vực giáo dục palei Cōk.
Hành cử tạ ơn giản đơn vậy thôi, thiếu nhiệt thì vẫn nghe khó để mà lỡ cho đoạn kết một đời người – tiếc, và thương thay!

2. Đầu thập niên 1990, với thầy Quảng Đại Hồng, cũng tối trước khi thầy “về”, thế hệ học sinh Chakleng chúng tôi đã làm được. Chị em học sinh thầy hát bài thầy sáng tác, Hani múa phụ họa. Sau đó các thế hệ học sinh thầy cùng ngồi lại nhỏ to về những cá biệt đáng yêu của thầy. Cuối cùng tất cả đứng nghiêm trang trước Kajang 5 phút tiễn thầy bằng bài điếu văn do tôi đọc.
Từ lò Ban biên soạn SCC ra, anh Nguyễn Ngọc Đảo ở Pabblāp cũng đã nhận được vinh dự ấy ở cuối đời. Để đáp trả công lao của ông, trước cửa Kajang, anh Thuận Văn Liêm đại diện BBS đọc tiểu sử ông. Tối hôm sau ngày Pôk Anōng, thầy Thành Phú Bá đọc điếu văn đưa tiễn.
Nghe kể, vào năm 1964, để tiễn biệt ông Nứt – giáo sư Cham biệt phái ra Quảng dạy, cứu người trận nạn lụt năm ấy, để chính ông bị đuối nước – thầy Lưu Quang Sang đã đọc một bài điếu văn rất cảm động.

3. Đám tang ông Châu Văn Mỗ đứa con palei Cōk lấy vợ Chakleng ở cuối thế kỉ XX, không nhận được hân hạnh ấy. Chẳng gì cả: chỉ bởi “hoàn cảnh lịch sử”. Lịch sử Cham cận và hiện đại, ông được cho là có công lớn nhất với Cham, sau Dương Tấn Phát. Sinh thời, tôi hứa tôi sẽ viết điếu văn cho ông, đám tang ông tôi mắc việc “to” ở Hà Nội, gia đình ủy nhiệm cho thầy Tỷ [là người thân cận với ông] viết. Điếu văn bị “trên” cắt duyệt tơi bời hoa lá. Rốt cùng đành dang dở.
Thế mà hay!

4. Cuối cùng, tôi muốn nhắc đến một nhân vật mới, “ít nổi tiếng” nhất: Đạo Chớ Pabblāp (1952-2014). Thông minh, năng nổ, và tinh thần xã hội cực cao.
Có thể nói tôi với anh là “bạn” cũng được. Phong trào hợp tác hóa Nông nghiệp, Phước Nhơn và Mỹ Nghiệp được chọn làm HTX điểm. Anh chủ nhiệm xuất sắc, tôi kế toán trường giỏi, đến mùa tổng kết, cả hai đi xe vào Phan Thiết, báo cáo. Hai nhân vật Cham thế là oanh liệt chán.
Với quê hương Pabblāp, ngoài việc tham gia công tác xã hội từ còn tuổi trẻ, vào vai “ông Lí”, anh từng đấu tranh giành lại 10ha đất sản xuất ở phía Nam làng mà trên tính cắt cho thôn khác [nếu không phải anh, thì đã bị mất rồi]; với tầm nhìn xa, anh cho mở rộng khu đất Trường Tiểu học [ở phía Tây làng hiện nay]; chỉ đạo lên rừng làm gỗ dựng Trường cấp II [lưu ý: Phước Nhơn là làng Cham ít được chính sách ưu ái], cùng nhiều thành tích nhỏ nhưng rất thiết yếu khác.
Không đáng sao!
HỎI CÓ CHỦ NHIỆM HAY TRƯỞNG THÔN NÀO HÔM NAY LÀM ĐƯỢC NHƯ ÔNG, CHO LÀNG MÌNH?
Đám tang anh: Thầy Tỷ, anh Đạo Dú cùng anh Ngọc Sung bàn và đã viết xong điếu văn cho anh, rốt cùng [dường như do người trong họ không chịu] – việc nhỏ ấy thôi cũng bất thành. Buồn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *