Định kiến & Giải định kiến [phản động & khoe khoang]
– mến tặng Chí Viya.
(Dừng lại để “Suy nghĩ, và làm theo gương [cei] Sara trung bình”)
Con người ưa nghĩ, nói theo định kiến. Và thường cho mình đúng.
Loạt Stt vừa qua xảy ra vài phản hồi mang tính định kiến. Tạm rút ra 2: phân tích & tháo dở, để rút kinh nghiệm.
1. Bạn FB Huy Vo Dinh do định kiến “một nhóm bạn trẻ Cham cực đoan”, nên nhân vụ nhà thơ KM khóc ở cổng Mỹ Sơn, đã lạc đề sang vụ biểu tình Formosa, để phê phán hành vi vài bạn trẻ Cham.
Đây là gút thắt Gordian gắn liền với lịch sử và định mệnh nhân loại, được đặt ra để thử thách trí tuệ và nhất là lòng kiên trì của con người. Nếu làm như Alexandros Đại đế hay ở đây, là phản ứng như các bạn trẻ Cham vừa qua: cắt đứt một lần cho tất cả, thì chiến tranh và bạo động không thể tránh.
Tôi làm theo kiểu khác: từ từ tháo gỡ. Tôi chỉ ra 3 cái sai ở bạn FB này:
– Bạn FB nói: “Tôi xin nói rõ lại là nhóm người này đi biểu tình, trong đó có một số thành viên bị bắt”. Tôi phân tích: Một “nhóm người” phải là 5-10 người, vì “trong đó có một số” phải là 3-4 người. Và đặt câu hỏi: Nhóm đó gồm những ai, và “một số người bị bắt” là ai? Thì bạn FB im lặng.
– KM “liên kết với một nhóm người Chăm ở Sài Gòn đi biểu tình”. Tôi chứng minh đó là chuyện không có. Chỉ có mỗi Thủy Krishna Rama đi biểu tình và bị bắt. Cham là cộng đồng nhỏ, Cham ở Sài Gòn càng nhỏ hơn. Chuyện xảy ra ở đầu thôn cuối xóm biết ngay. Khi biết Thủy đang bị giữ, 6-7 bạn trẻ Cham phone rủ nhau [chứ không “liên kết”] đến nơi giữ Thủy “đòi người”.
– Các bạn trẻ Cham “đòi người” sau khi có người mình đi biểu tình bị bắt giữ, chứ không phải ngược lại. Ngoài ra bạn FB còn vài cái sai nhỏ lẻ khác.
+ Kết: Khi tôi tháo dở như thế, bạn FB ấy mới [có vẻ] chịu.
2. Một bạn trẻ Cham Chí Viya vì định kiến, mà hiểu sai một đoạn văn, từ đó lạc đề.
Bạn trẻ này không hiểu câu: “Chính phủ nên tận dụng con dân Chakleng vào cơ quan nhà nước, khi đó VN mới hết tham nhũng” là văn ĐÙA, từ đó định kiến “Chakleng Chơk”, rồi phê bình tôi này nọ. Phản bác định kiến này dễ ợt, nhưng tôi chịu khó tháo dở:
– Tôi nhắc bạn trẻ rằng bạn nhầm: “Chơk Karơk” và “Jhak Hatai” là do thầy Nguyễn Văn Tỷ nêu ra trong bài tiểu luận về Cham ở Tagalau 4, chứ không phải của tôi.
– “Cei khinh palei khác”, tôi cho đây là phát ngôn bậy. Tôi không bao giờ dại dột thế. Tôi lưu ý bạn trẻ này, rằng ngay ở serie “Đi tìm sinh lộ cho Ahier-Awal”, tôi đã có 1 bài ca tụng palei Pabblap Biruw có 4 cải cách lớn, ảnh hưởng đến palei khác.
– Điều đáng ngại nhất là bạn trẻ mang nặng MẶC CẢM tự ti. “Palei khác cũng phát triển nhưng họ không thích khoe khoang”. Tôi giải minh:
Tục ngữ Việt: “Tốt thì khoe, xấu thì che”.
Lâu nay ta vốn xem khiêm tốn là đức tính tốt. Tốt đến bất khả xâm phạm. Trong lúc, ở nhiều lĩnh vực, và nhất là trong sáng tạo văn học, khiêm tốn là một tật xấu.
Còn định kiến với “khoe khoang” [đúng hơn là “kiêu hãnh”], ở khía cạnh nào đó – là rất sai.
Người Đức lập Viện Goethe khắp nơi trên thế giới chỉ để “khoe” văn hóa đất nước mình. Dân Pháp có Trung tâm Văn hóa Pháp, còn Anh có Hội đồng Anh, vân vân. Họ chi bộn tiền ra để khoe. Khoe cả cho dân Việt Nam: ở Sài Gòn, Hà Nội họ đều có cơ sở như thế.
Inrasara là kẻ khoe khoang. Tôi tự khoe mình, khoe Chakleng, khoe các palei Cham [như vừa qua khoe Pabblap Biruw chẳng hạn], khoe Cham với thế giới. Cho thế giới biết đến Cham nhiều hơn. Khoe cả ngàn “cái đẹp” của Cham trên khắp diễn đàn trong nước và quốc tế. Rằng Cham có hải sử và văn hóa biển mà Việt không có, Cham có sử thi mà văn học Việt thiếu, vân vân và vân vân.
Chẳng tuyệt sao! Chỉ sợ là ta không có miếng võ nào để khoe; hay khoe mà trong tay chẳng có miếng nào.
+ Kết: Chỉ khi ta chịu kiên trì tháo dở, ta mới mong đả thông, và giải định kiến.