[về Sự cố & về Cách viết]
A. Sự cố
Nhắc lại 3 vụ cũ:
– Tiểu thuyết Fulrô? của Ngôn Vĩnh ra đời (NXB Công an Nhân dân in 1982; in lần 2: Fulro, tập đoạn tội phạm, 1985; NXB Văn học in lần 3, 1995), bởi LÚC ĐÓ KHÔNG AI NÓI, không DÁM nói, do đó nó đã gây bao nhiêu ngộ nhận và nghi ngờ giữa anh chị em, gây chia rẽ một bộ phận cộng đồng Cham, tác hại đến cá nhân nhiều người.
– Tác phẩm Mấy Vấn đề Lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, GSTS Phan Hữu Dật (chủ biên, với sự cộng tác của 22 tác giả khoa bảng khác), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 10-2001.
Gần một năm sau, 30-9-2002, ông Nguyễn Văn Tỷ và 19 nhân sĩ trí thức Cham đã THẢO ĐƠN THƯ gởi các cấp phản biện cuốn sách, chỉ ra những sai lầm tệ hại. Nhà xuất bản đến Phan Rang gặp đại diện trí thức Cham sau đó, và tác phẩm chìm trong quên lãng.
– Bài báo “Dưới chân đền Pô Naga” của MTH trên tạp chí Dân tộc & Thời đại số 2-1994 phạm nhiều sai lầm. Cùng với tôi, ngày 10-5-1994 thầy Thành Phú Bá có thư phản đối gửi đến Tòa soan, buộc Phó Tổng biên tập phải viết thư xin lỗi.
Sau đó, họ còn cử đại diện bay vào Sài Gòn gặp Thành Phần xin lỗi (họ cứ tưởng Inrasara phải là PTS Thành Phần, bởi làm sao một nông dân Chàm có thể viết phản hồi hay thế!)
Hôm nay, “công trình khoa học” Văn hoá Sa Huỳnh với Đông Nam Á của nhóm tác giả (Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh, Lê Quốc Ân, Nguyễn Quốc Chiến) thực hiện, NXB Hồng Đức in năm 2015.
Quảng Đại Tuyên (Isvan Campa) đã có bài phản biện, chỉ ra: [1] về khoa học: đầy sai lầm; [2] về quan hệ dân tộc: dễ gây ngộ nhận, mất đoàn kết; từ đó [3] độc giả phổ thông tiếp nhận tri thức sai lạc và nguy hiểm.
B. Phản ứng thế nào?
Thế hệ đi trước đã có thái độ. Hôm nay, các bạn trẻ LÀM GÌ?
1. Thái độ
Phải có thái độ. Nói là để giúp nhóm tác giả, nhà quản lý văn hóa, và chính phủ hiểu vấn đề, để sửa sai. Sớm! Ngăn ngừa để tránh lặp lại sai lầm, tạo tiền đề tai hại.
2. Ai nói?
Khác với vụ Đàng Ngọc Thủy ai có tinh thần xã hội đều có thể lên tiếng được, còn vụ việc liên quan đến vấn đề văn hóa như tác phẩm này, chính giới trí thức khoa bảng mới chịu trách nhiệm với cộng đồng Cham, chứ không phải ai khác.
3. Cách viết.
Riêng việc viết [Status hay bình luận], theo dõi các bạn trẻ và vài nhà văn Cham, tôi thấy các bạn vẫn còn viết mơ hồ lắm, “văn chương” lắm. Văn thơ thì khác, còn ở đây là một vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống, cần có thái độ dứt khoát với câu cú rành mạch.
Viết văn nghị luận, cần:
RÕ RÀNG, CỤ THỂ & 1 NGHĨA. Không ám chỉ vu vơ, hay xỉa xói mơ hồ. Viết, không phải để mình hiểu, mà là để NGƯỜI KHÁC HIỂU, chớ để người đọc đoán mò, và hiểu sai ý mình.
Sự mơ hồ và thiếu mạch lạc xuất phát từ: [1] Tư duy chưa sáng rõ, [2] Thiếu ngôn từ, [3] Thiếu khả năng trình bày ý tưởng.
Kết. Riêng vụ này, trí thức khoa bảng [Isvan Campa] đã chỉ ra rồi, các bạn làm gì tiếp theo?
Comment:
Sara có 4 ý theo trình tự sau:
1. Isvan Campa xem lại bài phản hồi lần chót, gửi nó đến Nhà xuất bản, yêu cầu họ trả lời sớm. Nếu được, họ có thể phản biện lại với tư cách nhà khoa học với nhau.
2. Nếu không thể phản biện, các bạn trẻ cần có thư đề nghị họ có ý kiến cụ thể: nhận sai lầm? thu hồi? chỉnh sửa?
3. Các bạn dân tộc ngoài Cham cũng cần có trách nhiệm trong vấn đề này, vì đây liên quan đến văn hóa chúng của Việt Nam, chớ không riêng gì Cham.
4. Để lâu cứt trâu hóa bùn, và bùn sẽ tác hại khôn lường.