Chuyện văn nghệ VN 23. NGẠC NHIÊN NGAY CẢ [VÀ NHẤT LÀ] VỚI ĐIỀU HIỂN NHIÊN NHẤT

Heidegger hay nói về suy tư điều đã được suy tư. Nghĩa là điều dường đã được nhân loại quyết toán rồi, chân lí được cả xã hội coi là hiển nhiên rồi, nhưng kẻ suy tư không được quyền bỏ qua, mà cần suy tư lại.
Phạm vi nhỏ hơn, văn học chẳng hạn. Các mệnh đề dường được cả xã hội mặc nhiên chấp nhận, nhà phê bình cần biết đặt chúng thành vấn đề, mới thấy được vấn đề.
Nhiều, rất nhiều điều được Hội Nhà văn, nhà văn, và cả báo chí đưa ra, tưởng như chuẩn không cần chỉnh, nếu ta quan sát tiến trình văn học kĩ hơn, suy nghĩ sâu hơn, chuyện sẽ khác đi nhiều. Tạm kê 10 phát ngôn đã từng:
– Văn học VN đã tự do rồi, các nhà văn hôm nay muốn viết gì thì viết.
– Tiếp thu thế giới, nhưng phải là tiếp thu có chọn lọc.
– Các phong trào văn nghệ kia, phương Tây đã vứt bỏ từ lâu rồi, ta cứ tưởng mới lắm, cắm đầu chạy theo.
– Thơ không cần phải mới, miễn sao hay là được; thơ cần giản dị, giản dị mà sâu sắc mới là tiêu đích của văn chương.
– Thơ chỉ có thể cảm, chứ không nên dùng sự hiểu mà phân tích; thơ chỉ có thể bình, chứ không nên phê.
– Kẻ cả đời không làm nổi một câu thơ thì chớ mong phê bình thơ.
– Thơ hiện nay đang ế, khắp nơi độc giả thơ đang ghẻ lạnh với thơ.
– Văn học dân tộc thiểu số đang đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình.
– Truyền thống văn hóa Việt Nam không chấp nhận loại thơ đó, nó không dễ gì nó vượt qua rào cản người đọc ở nước ta.
– Đọc các trích dẫn trong bài phê bình mà không thấy hay, tôi bỏ ngay, bởi không có bột thì nhà phê bình không thể gột nên hồ được.

Mươi chân lí đinh đóng kia, tôi đã có phản biện đây đó, nay xin nêu lên cho bà con ai quan tâm thì lưu, ôn tập, và suy gẫm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *