1. Chữ “phê bình [như là] chỉ điểm” tôi dùng trên Tienve.org, 7-6-2008 để phản biện một tiểu luận của Phạm Quang Trung, khi ông phê phán nặng nề Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn. Hết sưu tra lí lịch: “Họ đều định cư ở Úc, có quan hệ cá nhân gần gũi, thân thiết…”, đến khai báo: “Có điều, nó tác động nhiều chiều, ảnh hưởng sâu xa dường như lại âm thầm trong phần đông cây bút trẻ ở cả ba miền”, tôi mới gọi đó là “phê bình [như là] chỉ điểm”.
2. Còn chữ “phê bình chỉ điểm” do Phạm Xuân Nguyên chỉ đích danh Nguyễn Văn Lưu, khi – tại Hội nghị lý luận phê bình văn học lần 3 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo tháng 6-2013 – ông này phê phán với lời quy kết mang tính chụp mũ Luận văn Thạc sĩ “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan.
3. Riêng Đông La, nếu ông viết Facebook hay đăng báo, thì chả ai chấp. Đằng này, giữa hội trường Hội nghị LLPB của HNVVN tại Tam Đảo, ông công khai báo cáo “có một số người viết mong giải ngân của nước ngoài” (Trannhuong.net, 27-6-2016).
Chuyện Văn Chinh “phản đối Đông La nói có nhà văn liên quan đến Việt Tân”, là suy diễn rồi, rất dễ bắt bẻ. Mà bị bắt bẻ thật. Trần Nhương kể tiếp: “Văn Chinh vừa bước xuống thì Đông La chạy lên phang liền: Tôi không nói thế, tôi nói có người viết mong bọn nước ngoài giải ngân”.
Ta có thể truy ĐL: “các nhà văn này (“một số người”) là những ai? “Nước ngoài” nào “mong giải ngân” cho họ?
Về các bài viết trước đó của ĐL, người ta có thể kêu “phê bình chỉ điểm” thì đúng. Chớ ở đây không còn là “phê bình chỉ điểm” nữa, mà đích thị ông rời bỏ phê bình để làm chỉ điểm thuần túy.
ĐL tuyên: “tôi phê bình tuốt từ ông Nguyên Ngọc, ông Trần Mạnh Hảo, ông Phạm Xuân Nguyên… Nếu tôi nói sai họ kiện tôi.” Đúng, đó là chuyện phê bình văn học, sai đúng không ai kiện ai cả. Riêng ở đây – nếu ông nêu tên cụ thể-, người ta có thể đưa ông ra tòa được rồi.