Câu chuyện văn học Việt Nam 14. 3 dạng Phê bình chỉ điểm

Có 3 dạng phê bình chỉ điểm:

Tháng 6-2008, tôi đã sử dụng cụm từ “phê bình chỉ điểm” để định danh một nhà phê bình (xin giấu tên, bởi chuyện khá lâu nên để cứt trâu hóa bùn), khi nhà này có tiểu luận nhận định văn học hải ngoại “tác động nhiều chiều [rất tai hại] đến giới trẻ trong nước”, trong đó có khoản sưu tra lí lịch đối với Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn, rằng: họ cùng chủ trương mạng Tiền Vệ ở Úc, là bằng hữu sát cánh nhau…

Đây là phê bình chỉ điểm ở thể nhẹ mà sâu [độc] rơi rớt lại từ thuở bao cấp, nơi phê bình luôn buộc chặt tác phẩm với tác giả: tạm đặt tên là Phê Bình Chỉ Điểm Loại Sưu Tra Lí Lịch Báo Cáo Anh.

5 năm sau, tháng 6-2013, tại Hội nghị Tam Đảo, Phạm Xuân Nguyên dung từ “phê bình chỉ điểm” để kêu Nguyễn Văn Lưu, khi ông này thẳng thừng và to tiếng chỉ đích danh Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan về Nhóm Mở Miệng là phản động đáng bị xử lí.

Tôi gọi đó là lối Phê Bình Chỉ Điểm Dạng Cầm Tay Chỉ Việc.

Còn loại thứ ba, là lối phê bình mà Đỗ Ngọc Yên vận dụng cho tập truyện Ở Lưng Chừng Nhìn Xuống Đám Đông của Nguyễn Vĩnh Nguyên đăng trên Nhân dân cuối tuần 7-2014, sau 3 năm tác phẩm bị thu hồi. Thu hồi rồi mà vẫn không chừa…

Nguyễn Vĩnh Nguyên đề nghị Wikipedia bổ sung cái tên “chó săn văn nghệ” vào kho ngôn ngữ của mình, tôi thì loại này đích thị là lối Phê Bình Chỉ Điểm Truy Kích Tận Diệt.

Còn loại phê bình chỉ điểm nào nữa không, ngày mai…

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *