Câu chuyện văn học Việt Nam 13. Phê bình ĐOÁN MÒ

Nguyễn Hồng Dũng – Phan Tuấn Anh viết (Vanhocviet, 12-2010):

“… cơ sở và nền tảng tri thức về hậu hiện đại của các nhà nghiên cứu Việt Nam nhìn chung là có sự khác biệt, bởi những tài liệu và nguồn thông tin mà họ kế thừa nhằm xây dựng nên quan niệm của mình là khác nhau. Có thể nhận ra quan điểm về hậu hiện đại của Lê Huy Bắc, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Ước, Trần Quang Thái… ảnh hưởng từ cách hiểu và quan niệm về hậu hiện đại của Hoa Kỳ… Trên phương diện khác, một số các nhà nghiên cứu, mà tiêu biểu là Thụy Khuê, Bùi Văn Nam Sơn, Ngân Xuyên, Trịnh Lữ… lại dựa trên những quan niệm về hậu hiện đại ở Pháp… Một số nhà nghiên cứu khác như Inrasara thì lại chịu ảnh hưởng bởi các nhà nghiên cứu hải ngoại, mà đặc biệt là những nhà hải ngoại tại Úc như Hoàng Ngọc Tuấn hay Nguyễn Hưng Quốc. Riêng Phương Lựu lại chịu ảnh hưởng bởi các nhà “Marxism phương Tây”…

Tôi gọi đây là lối phê bình ĐOÁN MÒ.

Ai thì tôi không biết, riêng người có kiến thức mênh mông về hậu hiện đại như Hoàng Ngọc-Tuấn mà chỉ “ảnh hưởng từ cách hiểu và quan niệm về hậu hiện đại của Hoa Kỳ”, hay tầm như nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn mà chỉ “dựa trên những quan niệm về hậu hiện đại ở Pháp” thì đích thị đại đoán mò.

Còn tôi, trước khi biết hậu hiện đại, tôi đã nhai như cháo các nhà “tiền” hậu hiện đại: Nietszche, Heidegger, Krishnamurti (có thể nói toàn bộ tư duy tôi nằm trong quỹ đạo 3 vị này). Rồi sau khi  đọc Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi tìm đến Derrida, Deleuze, và… Chớ học hậu hiện đại mà chỉ “chịu ảnh hưởng” có mỗi “Hoàng Ngọc Tuấn (sic) hay Nguyễn Hưng Quốc” là tiêu đời rồi còn gì?!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *