NÓI, HAY KHÔNG NÓI?

Matma Champa
Giới thiệu cuốn tiểu thuyết Mật Mã Champa của Giản Tư Hải, Đặng Hà viết Văn Nghệ Công An, 28-3-2016):
“Điều làm ông bất ngờ và sợ hãi là những bí ẩn kho báu Champa và lễ hiến tế người gắn liền với một hội kín tà giáo có từ thời trung cổ. Lúc ông quyết định thám hiểm vào sào huyệt của hội kín thì bị sát hại đúng theo cách mà ông từng biết qua bia kí.”

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

OLYMPUS DIGITAL CAMERA


I. Câu chuyện
Nhớ, đây là tác phẩm văn học, nghĩa là tác giả có quyền hư cấu. Có 3 câu hỏi đặt ra:
1. Hư cấu trên 1 nền tảng lớn không hề có trong lịch sử Champa, có nên chăng?
[- Vài bi kí Champa thi thoảng có nhắc đến chuyện hiến tế. Bắt được kẻ thù có nợ máu, dân tộc thì hành hạ đủ thứ (ví dụ: nướng thủ lĩnh, rồi bắt thuộc hạ xắt thịt ăn – như Cham từng bị), có dân tộc cho kẻ thù lên bàn chém lấy máu hiến tế cho thần linh – mỗi triều đại mỗi dân tộc mỗi cách khác nhau.
– Truyền thuyết Núi Đá Trắng có hiến tế, nhưng chính nhà vua ở thế buộc, hiến tế con gái mình cho vua Rak, sau đó người Cham thay công chúa bằng trâu trắng. Tôi chưa thấy Champa có hội kín tà giáo để hiến tế người theo kiểu Trung Cổ bao giờ].

2. Ở tác phẩm múa của Đặng Hùng, các thế tay, chân của vũ nữ Apsara CÓ trên phù điêu Cham, ông đã “mã hóa” nó để làm nên điệu Múa Apsara được nhiều bộ phận Cham ưa thích. Vậy mà một số Cham có học còn phản ứng rất quyết liệt về múa này. Tôi đã có quan điểm riêng, xin miễn nhắc lại]
Ở đây, tên tác phẩm là Mật Mã CHAMPA, nghĩa là cả “vương quốc cổ Champa”, chứ không phải một mảnh vụn của nó như Apsara. Vậy,
– “Mật mã” Champa là thứ hội kín tà giáo để hiến tế người theo kiểu Trung Cổ sao?
– Champa có nhiều mật mã hay, độc đáo cần giải, ai lại đi hư cấu điều hoàn toàn không có (hội kín tà giáo) để kêu là “mật mã Champa”?

II. Nói hay không nói? Ai nói?
Tiểu thuyết Fulrô? của Ngôn Vĩnh (NXB Công an Nhân dân in 1982; in lần 2: Fulro, tập đoạn tội phạm, 1985; NXB Văn học in lần 3, 1995) đã gây bao nhiêu ngộ nhận và nghi ngờ nhau trong cộng đồng Cham, do LÚC ĐÓ KHÔNG AI NÓI, không DÁM nói.
Cho dù Ngôn Vĩnh trả lời phỏng vấn: nxbcand.vn, 2-3-2012:
“Tôi thấy khi viết về những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề mang tính chính trị, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc và tôn giáo thì phải rất thận trọng. Mình không thể thượng tôn sự thật để rồi ảnh hưởng đến chính trị, đến sự đoàn kết dân tộc. Xử lý hài hòa giữa văn học và chính trị là hết sức tế nhị và khéo léo”.
Nhưng chính “thiện tình” của ông đã gây cho cộng đồng Cham không ít chia rẽ.
Lúc này, nếu không nói thì sao?

AI NÓI?
Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa bảng: Thành Phần, Trượng Văn Món, Bá Trung Phụ, Phú Văn Hẳn, Đàng Năng Hòa… có trách nhiệm.
Các chuyện như Dự án Điện Hạt nhân, sự cố Đàng Ngọc Thủy, vụ tiêu cực ở Trường Nội trú DT Ninh Phước, vân vân là chuyện xã hội, các anh có thể không quan tâm, các anh có thể đổ hết cho “trí thức”. Chớ vụ này, là trách nhiệm của các anh… chứ quần chúng ít học, làm sao mà nói?!

III. Nhắc lại chuyện cũ: phim Tiếng Trống Paranưng
Chỉ vì mấy diễn viên nóng vội đưa vài cảnh ảnh nóng lên FB để quáng cáo mình, mà cánh trẻ Cham đã hô hoán lên, đến cơ quan chức năng vào cuộc.
Tôi đã phải lên tiếng bênh vực: “phim chưa chiếu mà, làm sao các bạn biết sai/ đúng, hay/ dở thế nào mà phê. Nếu vậy còn ai dám làm phim [nhựa] về Cham?”, các bạn mới ngưng. Để rồi cuối cùng, phim lưu kho vĩnh viễn.
+ Riêng ở đây, các anh chị, các bạn trẻ hãy đọc, rồi NÓI HAY KHÔNG NÓI?, nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *