Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KEI MAW

Ngày xưa, khi trái đất được hình thành, con người có mặt thì tạo hoá đã phân chia ranh giới đất đai và sông ngòi. Khu vực đầu nguồn sông Papraong thuộc bên Po Klaong Garai. Khu vực cánh đồng Hamu Linâc, Hamu Dalam chạy xuống Bi-nyaong thuộc về bên Po Per. Còn một nửa từ khu vực Tem Ngan chạy tiếp giáp nhau tạo thành ngã ba. Từ ngã ba sông Tapa hợp thành dòng sông lớn. Riêng bên khu vực sông Biuh thì chia đều cho hai anh em Po Kei Maw và Po Kadal. Từ Njak chạy đến Cawait Katei, đi tiếp một đoạn nữa là đến La-a chảy vào sông Njak. Hai nhánh này, chảy xuống sông Kapen. Người ta gọi là núi Laik Laow. Chảy hợp dòng thành ngã ba sông Mayok. Ngã ba sông này là thượng nguồn hồ Teng Yang, thuộc khu vực sông Biuh. Lúc đầu mới khai hoang khu vực các dòng sông lớn để trồng lúa chỉ có một con đập duy nhất người Kinh gọi là đập Lâm Cấm. Khi Po Klaong lên làm vua mới xây tháp, lập đền thờ và thấy được sự phì nhiêu màu mỡ của đất đai thuận tiện để canh tác và mưu sinh.

Po Klaong khấn nguyện với Uw Aluah Tala khai mương đắp đập, mở rộng cánh đồng để dân làng làm ăn. Po Klaong tổ chức cuộc thi đào mương, chia ra con trai đào một con kênh con gái đào một con kênh để phân thắng bại. Po Sawa (Ginuer Patri) làm bùa phép ấn sarak cho Po Uw Aluah khai đập. Đầu tiên, Po Sawa thực hiện theo như lời của bề trên sai bảo. Rồi, thả bùa trên con đập Tabeng trôi ngược dòng, chảy về đầu nguồn. Nhưng, chảy được nửa dòng thì chìm xuống nước. Vị trí bùa bị chìm xuống người ta gọi là Ram Pasa. Từ những vết tích đó, người ta còn làm thêm một con đập Kasa nữa.

Cuộc thi đào mương do Po Klaong đặt ra kết quả con kênh bên con gái hoàn thành xong trước. Đoạn cuối cùng của kênh bên con gái đào là cửa Kalao, người Kinh gọi là Cù Lao Lộn chảy vào sông cái. Đoạn kênh Bira Cakling là thượng nguồn sông cái. Po Klaong biết rằng, chính Po Débita đã phù hộ cho bên con gái chiến thắng để họ gìn giữ phong tục, tập quán thực hiện các nghi lễ Puis, Payak, dẫn cha mẹ nuôi của Po Klaong đi ở tại Bira Cakling. Sau này, trong dân gian gọi cha mẹ nuôi của Po Klaong là ông Kasa bà Cakling. Hai ông bà làm Po Binâk quản lý kênh, đập. Cứ chu kỳ 7 năm, cúng một con trâu, một giạ gạo và một ciét trầu cau.
Po Klaong đào sông Kuec (sông Quao) thành 2 nhánh chảy về bên kênh con gái đào gọi là Papraong, chảy về phía kênh con trai đào gọi là Pabiuh. Đoạn ngã ba sông Pabiuh do hai anh em Po Kei Maw gắng sức mà làm nên.

Khi chưa có ai làm kênh, mương, thấy Po Inâ Naagar Taha biệt phái 3 người con gái hạ giới ở Prang Darang trên vùng đất Min Apuei làm nhà cho các con ở Hamu Ram rồi làm 3 con đập là đập Kiak, đập Patuw ở vùng Ram (Văn Lâm), con đập Padal ở bên Hamu Tanran (Hữu Đức), Hamu Traok (Bàu Trúc), Pakhaot, Padra (Như Bình). Đầu năm thì các ông cai lệ, cai đập tổ chức cúng dâng lễ vật cho 3 công chúa của Po Inâ Nâgar Taha. Cứ giữ lấy lệ, vào ngày lành tháng tốt dâng cơm, cúng một con dê cho các con của Po Inâ Nâgar xong thì mới khai mương, đắp đập.

Vào đầu tháng 4 theo lịch của người Chăm thì tổ chức cúng Pacah Riya Hamu. Po Inâ Nâgar Taha còn đặt ra lệ cúng con trâu trắng cho Po Patao Arat Kabal ở trên núi Yang Patao theo chu kỳ 7 năm một lần. Con đập Kadar đã làm xong, nhưng hai anh em Kei Maw chưa có làm được con kênh, con đập nào cả. Họ có bàn luận với nhau nếu có con đập cho dân làng sản xuất thì anh thích nộp cống những lễ vật gì ? Po Kadal nói với Po Kei Maw, nếu làm xong đập, làm được lúa thì dân làng sẽ cống nộp hàng năm. Nước chảy trên thác, chỗ vết tích còn lưu dấu ở trên núi Jaben. Po Kei Maw đòi cống nộp lễ vật hàng năm gồm có 7 con trâu, 7 con dê, 7 con heo, 7 con gà, đống khố đánh chiêng, thổi Raklaiy (kèn bầu), uống rượu cần, múa mừng ăn lúa mới. Người em đòi hỏi như thế khiến cho người anh phật lòng. Cho rằng, người em đòi lễ vật nặng quá. Nên, người anh không đồng ý.

Khi nghe Po Kadal nói như vậy, Po Kei Maw giận hờn bỏ đi, dắt theo một con chim công đi khắp ngã đường có khe nước, bảo con chim công ỉa bịt lại kín đường nước không cho nước chảy xuống nữa. Nước ở đầu nguồn vẫn chảy xuống nhưng bị chặn dòng nên cánh đồng Hamu Daraong không có nước để tưới tiêu do Po Kei Maw giận người anh nói nặng lời mà bảo con chim công bịt kín các ngã đường nước chảy. Thế rồi, Po Kei Maw lên vùng đất của người Churu, Raglai lấy đất phù sa tươi tốt mang về bón rải bên vùng Papraong, lấy đất xấu, cát sỏi mang về rải ở vùng Pabiuh làm cho lúa phát triển xấu. Vì, giận người anh nên Po Kei Maw làm cho đất đai vùng Pabiuh bị khô cằn, khó canh tác cho đến ngày nay.

Po Kei Maw lập gia đình, có 3 người con. Người con trai cả tên là Cei Kuah, người con trai thứ tên là Cei Ngaiy, còn đứa con gái út còn nhỏ chưa có đặt tên. Po Kei Maw thấy bà Rabung vợ của ông Cek Tut ở Parik mà đem lòng yêu trộm không cần biết người ta đã có chồng. Bà Rabung thưa chuyện với chồng, không biết ma sui quỷ khiến gì mà Po Kei Maw lại say me bà. Và, xin ông chồng đừng có ghen tuông, để cho bà dạy cho Po Kei Maw một bài học. Bà Rabung nói với chồng: Em không có mềm lòng giống như hạn người ăn ở hai lòng đâu. Po Kei Maw chẳng bao giờ nắm được tay chân của em.

Bà Rabung nói với Po Kei Maw. Nếu như anh thấy trong lòng cảm mến với em thì em nói bất cứ chuyện gì anh cũng phải nghe theo. Có như thế, em mới tin là anh yêu em thật lòng. Bà Rabung nói trời, trăng, mây, gió gì Po Kei Maw cũng nghe lời và làm theo. Sau bữa cơm xong, bà Rabung bảo Po Kei Maw nhìn về phía đám rẫy chân đồi. Ở đó, là nơi ở của người vợ Bini của Po Kei Maw. Nếu như, anh thấy cây rừng rung ring chỗ đám rẫy thì các con thú rừng như nai, hoãng xuống ăn cây đậu ván. Po Kei Maw thật lòng nghe lời bà Rabung. Khi thấy cây đậu lây động, lá cây ở đám rẫy rung chuyển mà đoán định có con thú rừng nào xuống ăn. Mà không biết, là người vợ Bini của mình cột võng ở dưới cây đang ru con ngủ làm cho cây lá đu đưa. Po Kei Maw lên dây cung bắn thẳng về phía đám rẫy, mũi tên bay trúng vào con gái đang nằm trên võng, mũi tên văng bay thẳng tới đỉnh núi Cambang làm nứt đôi ngọn núi. Từ đó, người ta gọi là núi Cambang hoặc núi Jaleh. Mũi tên tiếp tục bay rớt vào biển đông. Mũi tên hoá thành con cá nhám (Ikan Yaw) sống ở biển. Con cá nhám chính là mũi tên của Po Kei Maw, một loài cá sinh con chứ không để trứng như bao loài cá khác.

Lúc mũi tên đâm trúng bé gái, vợ của Po Kei Maw la héc long trời lở đất, tiếng kêu la đó Po Kei Maw nghe được. Po Kei Maw đinh ninh trong lòng, chợt nhớ lại và suy nghĩ đến những lời nói của bà Rabung mà rước hoạ vào thân mình. Po Kei tức giận bà Rabung bỏ đi, chạy đến chỗ đám rẫy thấy con gái của mình đã chết bằng chính mũi tên của mình. Người vợ khóc lóc thê thảm bắt phải thường con gái lại. Bà ôm xác con trả cho Po Kei Maw tại đám rẫy. Thế là, một mình Po Kei Maw phải lo đám tang và chôn cất con. Còn người vợ thì bỏ đi sống chung với hai người con trai lớn.

Po Kei Maw lấy cây rìu đi tìm chặt cây trúc mang về đan để bó xác chết. Rồi, vác lên núi Hangaow, đặt thi hài xuống tìm chỗ đào huyệt. Nhưng, khi hạ huyệt chôn con thì chẳng thấy xác người. Trong lúc hoang mang, Po Kei Maw bỏ lại mọi thứ một bên đi tìm bà Rabung ở Parik. Nhưng, Po Kei Maw chỉ biết lấy im lặng làm lành. Bà Rabung thấy Po Kei Maw đi rồi cười mỉm, bàn với nhau đi hết chân trời góc biển này.

Bà Rabung bảo với Po Kei Maw, bây giờ anh và em thi đấu vật. Nếu như, em nằm dưới thì em bằng lòng làm vợ anh, còn nếu anh nằm dưới thì anh không còn là chồng của em nữa. Po Kei Maw vừa bắt đầu vật tính nắm lấy áo, bà Rabung cầm hai cái vú đập lên mũi Po Kei Maw từ sáng cho đến trưa, sữa phun chảy làm ngộp, đuối sức Po Kei Maw không chịu nỗi. Nước sữa của bà Rabung chảy tạo thành hồ. Po Kei Maw hưng phấn phóng tinh trùng vào trước mặt bà Rabung tạo thành hồ nước ở Parik và Pajai.

Sau khi gây chiến với nhau, Po Kei Maw đem lòng yêu thương Nai Kaong. Nhưng, bà ấy không thích người ta gọi là Nai Kaong mà thích gọi là Nai Bia Binân mới hài lòng. Po Kei Maw quá si mê, nên cô ấy bảo đi bắt con cọp về cho cô ấy vui đùa Po Kei Maw cũng đi. Đến khi chơi chán, lại bảo đi bắt con gấu về chơi tiếp. Khi chán lại thả đi. Rồi, bảo đi bắt con cá Cuk sống ở nước ngọt mang về chơi làm cho con cá bị rách mép một bên. Hết trò tiêu khiển, bảo đi bắt con cua biển. Po Kei Maw có dặn dò hãy coi chừng đừng đưa tay vào càng cua kẻo nó kẹp tay. Trong lúc Nai Bia Binân đùa giỡn với con cua để cho con cua kẹp tay. Bà giận hờn bỏ đi.

Mặc dù, Po Kei Maw đã chảy theo năng nỉ đủ lời nàng vẫn không nghe và chẳng muốn nhìn mặt nữa. Hai người cãi vã nhau. Rồi, bỏ đi. Nhưng, Po Kei Maw vẫn theo đuổi. Nai Bia Binân bảo rằng, nếu muốn cô ấy ở lại thì hãy đi tìm chiêng về đánh, thổi kèn Raklaiy, múa cho cô ấy xem thì cô ấy mới chịu ở lại. Po Kei Maw đi tìm dân làng đến đánh chiêng, thổi kèn và múa cho Nai Bia Binân xem. Nhưng, cuối cùng cô ấy vẫn không chịu ở lại. Nai Bia Binân thích Po Kei Maw thổi kèn, đánh chiêng, múa thì Po Kei Maw cũng chìu lòng tình nhân mà làm. Nàng cũng không muốn ở lại. Người hầu hạ, lấy trầu cau trong túi của Po Kei Maw mời nàng cũng không dùng.

Po Kei Maw tức giận cầm túi vải đựng trầu cau xé, ném vào biển biến thành con mực. Nai Bia Binân bảo Po Kei Maw bắt dân làng Churu, Raglai gìn giữ phong tục, tập quán. Không chịu nỗi nữa, Po Kei Maw bỏ lên núi chung sống với người vợ Bini cùng với các con ở trên núi Cek Baok làm ăn sinh sống. Khi Cei Kuah và Cei Ngaiy lớn đến tuổi cặp kề. Cei Kuah yêu Nai Harum Bila, Cei Ngaiy yêu Nai Hala Padai. Biết chuyện, Po Tang gửi thư đến Po Kei Maw bàn bạc lo làm đám hỏi. Po Kei Maw đồng ý, lên lịch hẹn tổ chức đám cưới cho hai cậu con trai.

Đến ngày cưới, Po Kei Maw bắt được một con thú (Kadhur), làm thịt đựng trong ống tre bỏ vào chiếc gùi mang theo qua nhà sui gia. Po Kei Maw đi đến nơi nhưng cứ đứng ở ngoài không chịu vào nhà. Po Tang cũng không nhận ra là ông sui gia đến, khi dân làng nói lại thì Po Tang mới biết là ông sui gia đang đứng ở ngoài. Po Tang cho người đến đón Po Kei Maw không muốn đến dự lễ cưới nữa. Cứ ngồi lì ở ngoài sân. Đích thân Po Tang đi mời Po Kei Maw cũng không vào, mang gùi quay trở về nhà. Thấy vậy, Cei Kuah và Cei Ngaiy bỏ vợ chạy theo cha về nhà hết.
Po Tang kêu hai người con Nai Hala Padai và Nai Harum Bila đến, cho vàng bạc đi về nhà chồng ở hai ba năm để vợ chồng hoà thuận lại. Các con của Po Tang nghe lời cha dạy, sắp xếp hành lý theo về nhà chồng. Thấy người vợ chạy theo sau, đi đến đâu hai chàng cũng không cho hai nàng đi theo. Nhưng, hai nàng vẫn theo, hai chàng trai tức giận, giơ tay tát vỡ mặt, gãy cổ ngã xuống đất biến thành đá ở giữa nơi hoang vắng. Cei Kuah và Cei Ngaiy lên núi Cek Praong ở. Bà Kalu thì ở trên núi Cek Sit còn bà Rimut thì ở trên núi Hamu Daraong Gei.

Po Kei Maw không cho con cái đi theo. Bởi vì, giận con đem lòng yêu con gái nhà người ta nhưng làm sui gia với nhau không thành. Po Kei Maw nói xong, phần con con sống, phần cha thì cha sống tự lo làm ăn. Thỉnh thoảng Po Kei Maw có lên núi đánh chiêng. Po Kei Maw đắp đập dẫn nước làm ruộng ở làng Raglai. Về sau, các làng người Raglai ở Panrang và Panrik thờ phượng tổ chức cúng./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *