Lưu Tấn Thành: MIỀN GIẤC MƠ

Hoàng hôn buông xuống, Tú lùa đàn bò về chuồng, miệng lầm bầm đếm từng con, thiếu một con, liền vội vã chạy đi tìm. Chú Năm la xối xả vào mặt cho cả làng nghe, miệng chú to nhất. Thuở xưa, nhà nghèo được ông Tư dẫn đi cày thuê cuốc mướn lấy tiền nuôi vợ con. Tú thở hừng hực, cháu chưa tìm thấy con bò chú Năm ơi!
Tại sao mày lại hư thế, chỉ có hai nhăm con bò không biết đếm, coi bộ mày không thích chăn bò cho nhà chú rồi. Tú băn khoăn không biết nói điều gì. Im lặng. Vài phút sau, con bò đã chạy về, thần thánh đã giúp mình. Con bò bị lạc bầy, Tú xếp các loại đá chồng chất lên nhau, lấy cây cắm giữa, quỳ bái ba lần để xin thần Đá giúp đỡ.
Năm nay, Tú học lớp tám, mặc dầu phụ cha mẹ chăn bò và vừa đi học. Tú đầu tóc loăn xoăn, da ngâm đen, tính tình điềm đạm, chân thật.
Chú Năm từ chuồng bò bước ra, quát to mồm… Tú, bò về chưa?
Dạ, chưa!
Chú hay nóng tính. Tú đấu tranh tư tưởng, xóa đi kiếp nghèo hướng đến con đường mới. Nơi đây, Hòn La Bàn là ngôi nhà thứ hai của Tú. Là nơi đẹp đẽ, thanh minh trên vách đá có ghi chữ cổ để người đời suy xét, đã có người sinh sống nơi đây. Mỗi lần thả đàn bò ăn, Tú luôn dõi theo những tính cách của con bò, EQ của con bò cũng cao, động vật cũng biết khóc, khi mình bán, nó đau lòng và rơi những giọt nước mắt thắm thiết. Đầu óc nhồi nhét những suy nghĩ viễn vông, quái gở về một miền xa xăm nào đó. Đi và học như những tia sáng, như cây bằng lăng mọc giữa núi rừng Hòn La Bàn. Chú Năm, sống quanh quẩn trong khu làng này mấy chục năm, bởi ông ấy ở làng khác qua làng nầy lấy vợ, tộc người ở đây đàn ông phải qua ở nhà đàn bà, có khía cạnh khác tộc Kinh, Khmer, Mường… hay tộc người khác trên thế giới.
Nước mắt tuôn dài trên mi, nghĩ về miền đất tha phương. Mùa mưa đến, trong chuồng bò, nước phân bò rơm rớm những mùi hôi thối bốc lên, làm khoan mũi rát. Tú cầm cái xẻng và cái xô tát nước phân ra ngoài, phơi khô rồi bán đi ít đồng lấy tiền nuôi gia đình. Tú trưởng thành trong thời gian triền miên một cõi vĩnh hằng của ông bà tổ tiên tộc người Chăm. Người theo đạo Bàlamôn , đầu óc vẫn vơ không biết lúc nào trở thành tu sĩ, nhà thơ hay nhà nghệ thuật khác. Gió thoảng mây bay nơi cát trắng, lòng người đi vào mê cung. Thức dậy chỉ là giấc mơ huyễn hoặc của thời gian.
Cô Năm lại khác, nhân hậu hiền từ. Buổi chiều, cô cho Tú vài đồng ăn kẹo. Tú tiết kiệm không dám ăn vật, dành tiền mua sách để đọc. Thời đó, tiền chưa đủ ăn, sao có để mua một cuốn sách giá mấy đồng. Nhà cô Năm cũng nghèo, khi chú Năm làm ăn gom góp vả lại trúng số độc đắc nên cũng thay da đổi thịt. Người ta nói hoạn nạn mới biết và yêu thương nhau.
Tú đến Hòn La Bàn, khấn vái xin người phù hộ cho đứa con ma cà rồng này. Con cô chú chẳng khác nào dân đại gia, xài hàng hiệu nhưng đầu óc mù tịt thông tin, mở miệng ra cứ lấy cho chị một lon Heineken hàng xịn. Tú chợt nhận ra, mình là osin hạng hiệu, nhờ cách ứng xử và ăn nói khéo léo, Tú biết trên thế giới có bao nhiêu người như thế. Đời cứ trôi, con người lại thảng nhiên hoài bảo, từ bỏ tất cả vào rừng sâu. Tú sống với ông nội rất hay, được ông truyền lại kinh nghiệm và chữ Akhar Thrah Chăm cũ, ráng ghi nhớ thật kĩ cháu. Ông qua đời, không có gì cả, chỉ để lại cho cháu di sản ngôn ngữ cha ông, làm kỉ niệm và sống như ariya Glang Anak, tác phẩm hay và đáng đọc.
Tú đi đến Hòn La Bàn và tu thân ở đó một năm, nhằm tìm ra bí mật sau ngôn ngữ cha ông để lại. Hằng ngày, Tú cầm cuốc và cây dìu chặt những đốm lá xanh che hàng rào rẫy của ông nội. Rẫy có bốn hecta, trồng đủ các loại hoa màu, đặc biệt trồng dưa hấu để lấy hột, bán, giá bèo bọt chỉ hai ngàn đồng một kilogam. Năm nay, ông nội thu được vài tạ, trang trại cuộc sống nơi rừng thiêng nước lạ này. Tú chuyên cần viết và suy nghĩ mông lung về cuộc đời khi ánh sáng lờ mờ xuống những hàng cây rừng xanh xao. Bóng người đàn bà hiện rõ trong đầu. Tất cả chỉ là giấc mơ huyền thoại như Freud từng nói.
Một năm đã qua, biết bao mục tiêu và hy vọng tương lai đối với chàng thanh niên mười nhăm tuổi này, Tú xuống núi đi học. Trong thôn ăn lễ hội Katê. Mỗi năm đến ngày 1 tháng 7 theo Chăm lịch, tổ chức lễ hội Katê của tộc người Chăm, tưởng nhớ các vị đã có công xây dựng và để lại di sản muôn đời cho con cháu. Mày đi đâu mấy năm nay, bỗng nhiên xuất hiện ở đây. Câu nói của Ni vang vọng xa xa một nỗi nhớ nhà. Nghe phong thanh đâu đó, Tú đã tu trong một hang động gì đấy trên rừng Bôn Rập đúng không?
Ai nói vậy?
Tao nói có đúng không?
Trời, mô chi rứa!
Thật…..!
Có vậy đâu?
Chỉ là trò đùa thiên hạ gán cho tui, có chi mà tu với thân.
Mày là bạn tao quen từ nhỏ, ý nghĩ trong lòng mày tao không biết hở. Tú đến bàn thờ của tổ tiên, cúng bái và nói câu thần chú gì đấy Ni không biết.
E… thằng kia, mày tụng với chả kinh cái gì đấy, lạy ba cái. Vâng, đó là tộc người chúng tôi, lễ nghi cho đúng phong tục tập quán, chứ câu kinh chi cho mệt.
Lại nói chuyện nhà chú Năm, năm tháng qua đi, bỗng nhớ thằng osin có hạng tên Tú này.
Mày đi đâu đấy?
Dạ!
Xuống núi, vừa nói vừa cười tủm tịm, tóc dài giống tu sĩ Bàlamôn. Năm qua, cháu chỉ biết rừng, con vật trong rừng, sống đời thanh nhàn.
Gia đình Tú như thế nào rồi?
Dạ, cháu chưa về tới nhà, cháu sống với ông nội hơn một năm, chẳng phiền đời sống nhân gian, bão cấp mấy, lũ lụt và hạn hán như thế nào. Cháu chỉ biết hạn hẹp, ở đời đừng quán xuyến và làm những gì mình thích là hay biết mấy.Tiếng nhạc, tiếng trống baranưng và tiếng kèn saranai rộn rã, đón chào lễ hội Katê về. Hàng xóm ăn mừng lớn, chỉ thấy buồn cho nhà mình, kiếp nghèo vẫn đeo bám. Mẹ Tú ít nói, thẳng thắn giải quyết việc gì nhanh gọn. Giấc mơ tiềm thức trong đầu Tú bỗng hiện lên, chẳng đi đâu hay làm việc gì có ích cho gia đình. Ba mẹ gọi ăn cơm cùng các bác cũng không ra, ưỡn mình trên giường. Căn buồng Tú toàn là sách, những cuốn tiểu thuyết, truyện ngăn, thơ, triết học từ thời cổ đến nay, thêm vào đó tủ sách tinh hoa của ông nội để lại làm của riêng, đặc biệt sách chữ Chăm cổ của tộc người Chăm để lại cách đây vài thế kỉ Tú vẫn có. Chỉ nhốt mình trong phòng không gặp bắt cứ ai, đầu chỉ biết đến con chữ rối. Con ra ngoài dạo chơi và bàn luận công việc nhà mình ba nói. Vâng, tiếng lách tách của em gái pha trà mời chú xơi. Tú đành ngủ thiếp đi, mơ về một điều kì lạ trên cung trăng. Con người tham lam chỉ biết mình không lo lắng cho dân sinh, sống cô độc hay hơn sống giàu sang phú quý, cô đơn cho sáng tạo là được. Tú ngồi một mình trong căn nhà bé nhỏ khu rừng mang tên Hòn La Bàn, cơn bệnh hoành hành, không biết gia đình sai hay không, Tú đâu có bệnh tình nghiêm trọng gì, chỉ gói gọn trong trí nhớ, một miền giấc mơ đã mở ra giữa khoảng trống của nhân gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *