URANG CHAM 15. SỬ VĂN NGỌC

SuVanNgoc01

SuVanNgoc
Sinh ngày 3-4-1944 (thực tế là năm 1941 Tân Tỵ) tại palei Hamu Tanran Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hiện về hưu ở thôn Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Năm 1968 Sử Văn Ngọc tốt nghiệp ngành Điều dưỡng – Huế. Từ năm 1969-1974, ông công tác tại Bệnh viện Phan Rang, sau đó làm việc tại Phòng Y tế Ninh Phước đến năm 1977. Cuối cùng năm 1994, ông xin về làm Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm – Ninh Thuận đến lúc về hưu mười năm sau đó.

Ông Sử Văn Ngọc biết tiếng Cham muôn, đi vào nghiên cứu càng muộn hơn, bởi mãi từ tháng 7 năm 1977 bắt đầu học tập và nghiên cứu văn hóa dân tộc. Do sự kiên trì học tập, ông có những thành tựu nhất định.
Ông là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội viên Hội Dân tộc học Việt Nam.
Ông là người đã trực tiếp điều hành việc xây dựng 7 căn nhà của Khu nhà truyền thống dân tộc Chăm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội.
Ngoài 30 bài viết đăng trên các tập san, tạp chí ở trung ương và địa phương, như:
“Đám ma người Chàm Bà-la-môn ở Thuận Hải” (Những vấn đề về dân tộc học ở miền Nam Viêt Nam,Viện Khoa Học Xã Hội tại TP HCM xuất bản, 1978), “Lễ ăn đầu lúa mới của người Raglai Ninh Thuận” (tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 9, 2001), “Hệ thống thủy lợi và lễ nghi nông nghiệp cổ truyền Chăm Ninh Thuận-Bình Thuận” (NXB Văn hóa Dân tộc, 2002), “Hệ thống thủy lợi cổ truyền của người Chăm” (trong cuốn Duyên hải miền Trung – đất và người, NXB Tổng hợp TPHCM, 2004)… Sử Văn Ngọc còn tham gia với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm biên soạn cuốn: Truyện cổ dân gian Chăm (NXB Văn hóa dân tộc, 2000).
Đặc biệt Sử Văn Ngọc đã xuất bản cuốn:
Nghi lễ cuộc đời của người Chăm, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2011.
Luật tục trong xã hội Chăm (viết chung với Sử Thị Gia Trang), NXB Thanh niên, 2012
Văn hóa làng truyền thống người Chăm tỉnh Ninh Thuận, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam…
Cạnh đó ông còn có một số bản thảo chưa in.

Nhìn sơ khởi, cho dù các bài viết và công trình nghiên cứu của Sử Văn Ngọc vẫn còn nghiêng về sưu tầm và khảo tả, chưa thực sự đi sâu vào bản chất của các vấn đề văn hóa dân tộc, những thành tố văn hóa được đề cập chưa được phân tích thấu đáo bên cạnh các suy diễn đầy cảm tính, như vụ ông quy bài thơ dài “Su-on Bhum Cam” của Jaya Yutcham thành của Thiên Sanh Cảnh đã tạo cuộc tranh cãi không đáng có. Dẫu sao điểm danh giới nghiên cứu văn hóa Cham hiện nay, không thể không nhắc đến ông. Bởi tính kiên trì học hỏi của ông, sự miệt mài theo đuổi công việc của ông, sự đam mê hiếm có của ông với truyền thống quá khứ dân tộc. Qua đó, nếu biết gạn đục khơi trong, các kiến thức rút ra được từ công trình nghiên cứu của ông vẫn cho người đọc nhiều cứ liệu giá trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *