“Thế giới trở thành một làng – làng toàn cầu. Hiểu thế giới xung quanh, là điều cần thiết; cần thiết không kém, là hiểu chính ta. Hiểu thì càng yêu hơn”.
“Hiểu thì càng yêu hơn”, tôi đã viết thế trong “Thư cho bạn trẻ”, tháng 11-2005. Xin trích đoạn:
Có một anh bạn người Kinh vào palei Hamu Crauk làm gốm mĩ thuật. Anh giúp bà con sản xuất gốm, cũng hiệu quả chán. Thế nhưng chỉ hai năm sau, anh nghe vỡ mộng: Không thể làm việc nghiêm túc với người dân tộc được, bà con đã gây đủ thứ phiền cho mình.
Tôi hiểu ý anh bạn, bởi tôi cũng có “làm ăn” với người dân quê một thời gian. Tạm nêu vài cái phiền để tham khảo:
– Hiếm khi đúng giờ (thói quen nông thôn)
– Lần lữa, có khi nợ rất nhỏ nhưng cứ khất (chưa hẳn vì nguyên do khó khăn)
– Giao hàng sai quy cách hay sai hẹn (lại là thói quen tùy tiện của người quê), vân vân…
Đó là chưa đề cập đến chuyện ăn nói, xử sự. Tôi nói: Bạn bảo bạn yêu Cham, vậy mà mới bấy nhiêu đã hết yêu rồi, là sao? Do bạn không hiểu đấy thôi. Nếu thật sự yêu, bạn thể hiện nó đi: Cứ từ từ uốn nắn, dạy bà con làm ăn đúng phép tắc, chứ nếp sống qua ngàn năm đâu phải một sớm được chiều mà thay đổi. Bạn làm ăn có lãi rồi. Lãi mười, bạn xóa nợ cho bà con hai, ba thì có sứt mẻ gì đâu!
Hiểu Cham thì càng yêu Cham hơn, chứ không phải ngược lại. Tôi kết: Hành xử như vậy, tâm hồn bạn sẽ “lãi” rất nhiều.
Có “nhà” nghiên cứu Cham nọ, không ân oán gì với tôi, chưa đọc tôi kĩ [để hiểu], hoặc đọc hiểu nhưng để tỏ vẻ trước bàn dân thiên hạ rằng ra ta đây cũng ngon lành như ai, đã viết mấy bài phê phán tôi rất to con. Tôi hiểu tâm tư anh ta. Cham cô đơn, càng hiểu biết thì càng cô đơn! Là thi sĩ sống giữa làng văn Sài Gòn, tôi rất thấm nỗi cô đơn này. Tôi nghe tội cho anh và càng yêu anh hơn. Chứ tôi đi đấu lại với anh, thì chả ra làm sao cả!
Hiểu thì càng yêu hơn là vậy.
Tuyên ngôn muộn có muộn không? 17. Cuối cùng
Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui
Chịu chơi cả trong đau khổ”
(Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)
Thế nên…
“Dù gì đi nữa, vẫn nhảy múa và ca hát”.
Sài Gòn, Tết con Dê 2015